Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thái Lan: 3 năm, 5 lần phẫu thuật, mất dần chân tay hệt như cách anh ta hành hạ rùa

20/11/201516:37(Xem: 11855)
Thái Lan: 3 năm, 5 lần phẫu thuật, mất dần chân tay hệt như cách anh ta hành hạ rùa


Thái Lan: 3 năm, 5 lần phẫu thuật,
mất dần chân tay hệt như cách anh ta hành hạ rùa

Gần đây, Bác sĩ viện trưởng tại một bệnh viện tỉnh của Thái Lan đã thuật lại câu chuyện hết sức kỳ lạ ​​của một bệnh nhân, gây sự chú ý tò mò trong cộng đồng, đồng thời nó cũng khiến người ta khó có thể tin được.

qua bao an thit rua

ảnh minh họa



Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “

Bệnh nhân kỳ lạ này có tên là Văn Lai, có một lần anh bị con rùa (thường được gọi là giáp ngư) cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đầu, người này đến bệnh viện để điều trị cơn đau, cho rằng không có vấn đề gì, nhưng sau đó hai tuần, vết thương bắt đầu bị viêm sưng lên. Sau khi tiến hành kiểm tra y tế cho thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út, sau khi anh bị cắt đứt ngón tay út thì chỉ còn lại chín ngón tay.

Không tới 6 tháng, Văn Lai lại đến bờ biển để chơi, thực sự không phải ngẫu nhiên khi anh lại bị một con rùa cắn đứt một góc ngón chân út. Một vài ngày sau đó chỗ cắn bị viêm sưng đau, sau khi đến bệnh viện chụp X-quang thấy rằng vi trùng đã xâm nhập vào khớp, do đó bệnh viện yêu cầu anh phải thực hiện phẫu thuật cắt cụt ngón chân út.

Chưa đầy một năm, ngón chân và ngón tay lại bị viêm sưng lên rất đau, sau đó đến bệnh viện kiểm tra X-quang, không ổn rồi, xương đã bị vi khuẩn rất độc ăn tới rồi, ngay lập tức cần phải cắt đi một bàn tay và một bàn chân. Dưới sự đồng ý của bệnh nhân, bác sĩ đã cho tiến hành phẫu thuật nhanh chóng, nhập viện hơn 20 ngày, bệnh nhân này bỗng nhiên trở thành một người khuyết tật chỉ với một chân một tay.

Văn Lai thật bất hạnh khi gặp phải những sự việc này, có rất nhiều người đã không ngừng cảm thấy kinh ngạc, nhưng điều kỳ lạ hơn lại tiếp tục diễn ra, giống như câu chuyện nghìn lẻ một đêm vậy.

Một ngày nọ, Văn Lai cùng với mọi người tham gia lễ cạo đầu, những người tham gia đều ngủ tại một ngôi chùa Phật giáo, nhưng điều không may mắn lại xảy ra với anh. Một con chuột đã chọn Văn Lai để cắn trong khi hàng chục người cũng nằm đó, khiến cho anh đau đớn la hét bật dậy. Mọi người bắt đầu bàn luận cho rằng chuột chỉ hay cắn những thứ có bản chất vô tri vô giác, bất cứ ai mà bị chuột cắn, chứng minh rằng người đó chỉ là một cái xác, đã không còn linh hồn, có như vậy lũ chuột mới dám cắn anh ta.

Văn Lai cảm thấy vô cùng lo lắng bất an, hơn nữa chỗ bàn tay và bàn chân bị cắt vẫn còn cảm thấy đau âm ỉ, sau đó anh lại đến bệnh viện kiểm tra. Chụp X-quang cho thấy hai chỗ vết thương giống như lần trước bị vi khuẩn độc xâm lấn, nếu không cắt cụt cánh tay và bắp chân thì không được. Vì vậy, sau đó anh lại phải thực hiện cuộc phẫu thuật để cắt đứt phần cánh tay và cắt cụt một phần chân.

3 năm thực hiện 5 cuộc phẫu thuật lớn, viện trưởng cho rằng đây quả là một điều kỳ lạ chưa từng xảy ra, đặc biệt ông đã thực hiện cuộc điều tra về thân thế của bệnh nhân này để làm tài liệu nghiên cứu và phân tích.

Văn Lai vốn là một người đàn ông 43 tuổi làm nông kiêm công nhân xây dựng. Những ngày trong tuần anh ta thường có thói quen uống rượu, nghiện ăn cá nước ngọt, đặc biệt là rùa, ba ba và các loại tương tự. Anh nghe người ta nói rằng nếu có thể ăn nhiều hơn một chục đến hai mươi con rùa hay ba ba, thì cả đời sẽ không gặp phải những bệnh như thấp khớp, đau khớp, sinh âm bổ thận, vì vậy anh thường hay gọi những món như thịt rùa chiên ớt, uống cùng với một chai rượu trắng, từ từ thưởng thức cảm giác ngon miệng của nó.

Một ngày nọ, Văn Lai đã mua ở chợ một con rùa khổng lồ nặng hơn 10 kg và coi như đó là một món ngon bổ. Một báu vật quý hiếm như vậy không nỡ một lần ăn hết, cần thưởng thức từ từ, nên anh ta đã không bảo quản lạnh để đảm bảo tươi mà nghĩ ra một phương pháp kì dị, gọi là một con rùa phân ra thành từng kỳ ăn dần.

Bởi vì rùa và ba ba đều là một trong những loại trường thọ nhất, khó chết nhất, vì vậy khi giết thì không một lần giết ngay, thường nó có thể sống được trong một năm hoặc lâu hơn. Cách làm của anh chính là hôm nay ăn được bao nhiêu thì mới cắt thịt bấy nhiêu, sau đó sẽ bôi lên một lớp vôi tại vết cắt để cầm máu, do đó con rùa khổng lồ này được chia thành từ 10 ngày đến nửa tháng để ăn, nó vẫn còn sống cho đến khi cuối cùng bị chặt đầu trước khi ăn.



qua bao an thit rua-2
(Ảnh minh họa: Internet)

 

Từ khi Văn Lai thực hiện phương pháp ăn uống dị thường này, đã có không biết bao nhiêu con rùa tiếp tục bị giết theo kiểu dã man này. Có nhiều người thiện tâm đã nhắc nhở rằng cách làm như vậy thật quá tàn nhẫn và độc ác, không có lương tâm, nhất định sẽ bị ác báo. Nhưng anh ta không quan tâm, miễn là có đủ thịt rùa tươi ngon để thưởng thức là đủ rồi. Cho đến gần đây anh ta đã đích thân được trải nghiệm cảm giác thế nào gọi là phân kỳ xẻ thịt, chỉ có thể nói rằng đó là sự trừng phạt báo ứng ngay trong kiếp này trên thân thể anh ta, nhưng có hối hận cũng đã quá muộn rồi!

Viện trưởng đã viết một kết luận trên hồ sơ bệnh lý là: “Y học không thể giải thích được sự việc chân thực về nhân quả báo ứng đáng kinh ngạc này”.

Xã hội ngày nay có rất nhiều căn bệnh lạ xuất hiện, cho dù đó là những chuyện xảy ra trên thân thể người, hay là bệnh về tinh thần như chứng trầm cảm, tự kỷ, nhiều người sau khi đau khổ đi khắp bốn phương để chữa trị, nhưng kết quả thường thấy là tuyệt vọng vô thuốc chữa, cả ngày chịu sự đau đớn cùng cực bị ác duyên giam hãm.

Trong thực tế, một số bệnh cùng các chứng rối loạn hay là sự đau đớn về thể xác chỉ có thể dùng Phật Pháp để giải thích rõ sự thật – luật nhân quả không sai bao giờ!

 
My My biên dịch
========================

最近,在泰國的一個縣醫院,院長兼常務醫師講述了一則病人的離奇故事,發人深省,讓人難以置信。

廣告

院長說:「我自當醫生以來,從來不曾遇到、也不曾治過這種奇異的病人。這位病人三年內動手術開刀五次,一次比一次嚴重,最後連一手一足都必須鋸掉,變成一個獨臂缺足的殘廢者。」

這位奇異的病人叫做文來(音譯),有一次被鱉(俗稱甲魚)咬傷一隻手的小指尾節。初時到醫院敷藥止痛,認為沒什麼事,可是半個月後,傷處開始發炎腫痛起來。經醫生檢查,是毒菌侵入骨節,必須把小指鋸掉,於是切掉小指,剩下九指。

不到半年,文來到海濱遊玩,真是無巧不成書,又被一隻鱉咬傷一隻腳的尾趾節。幾天後發炎腫痛,到醫院照X光後,發現有毒菌侵入骨節,必須將尾趾鋸掉。

qua bao an thit rua


時間不到一年,手尾指及足尾趾同時發炎腫痛,再到醫院照X光,哇!不得了,骨頭裏有劇毒細菌存在,有可能形成癌症,必須立刻把手掌和腳掌斬掉。病人同意進行手術,住院二十多天,變成了一個獨足單掌的人。

文來不幸的遭遇,許多人都嘖嘖稱奇,但是更奇異的事又接踵而來,像是天方夜譚。

有一天,文來跟著大家參加剃度禮,參加者都在佛寺裏睡覺,可是黴運偏偏降落在文來身上。有隻老鼠在幾十人當中,選中了文來的斷足傷處,咬了一口,使他痛極醒來大聲叫喊。大家開治議論,說老鼠本性只咬無生命的東西,誰要是被老鼠咬了,證明那人只是一具屍體,已無靈魂,老鼠才敢咬他。

文來惶恐不安,而且手腳兩處傷口斷處,隱隱癢痛,他再到醫院檢查,X光片顯示,兩處傷口跟上次一樣是癌症細菌入侵,非把手臂和小腿鋸掉不可。於是再把手臂下節、小腿部分鋸掉。

三年開刀動大手術五次,院長認為這是前所未有的奇人奇事,特地調查病人文來的身世資料,作為研究分析之用。

文來,男性,四十三歲,職業務農,兼職建築工人。平日喜好飲酒,嗜吃淡水魚,特別是龜、鱉之類。他聽人說如果吃十幾二十隻鱉,一世之中便不患風濕病、關節痛,更能滋陰補腎,所以經常一盤鱉肉炒辣椒,配一瓶白酒,慢慢享受口腹之欲。二十年來都是如此,樂此不疲。

有一天,文來從市場買到一隻十多公斤碩大的巨鱉,如獲至寶。這麼罕見的珍品一次吃不完,要慢慢享用,又無冰箱保鮮,於是想出了一個奇異的妙法,叫做一鱉分期吃。因為龜和鱉是一種最長壽、最耐死的動物,如果宰殺時候不要有致命傷,往往還能活命一年半載。文來的妙食方法,便是今天要吃多少肉,便割下多少,然後在割傷處搽一層石灰止血,這樣這隻巨鱉便可以分期吃上十天半個月,因為牠還活著,直至最後斬頭才吃完。

qua bao an thit rua-2

文來經過這一次異想天開的分期吃法成功之後,從此便依照這種方法吃了不知多少隻鱉。有善心人士提醒他,這種手段太冷血殘忍,太沒有良心了,會得惡報的。但是他不管,只要有美味新鮮鱉肉的享受便夠了。直至他自己最近親身體會到分期切、鋸的滋味,方才知道這是現世報應降臨到身上了,但是已經後悔太遲了!

院長在病歷檔案上寫了一句結論:「醫學無法解釋的不可思議因果報應事實!」

當今社會,許多怪病層出不窮,不管是身體上的四大不調,還是精神上的抑鬱症、自閉症,許多人罹患之後四處求醫,卻常常藥石無效,整日被魔障纏繞、惡緣牽制。其實有些病痛疾患,只能用佛法所開示的真相來解釋——因果法則,絲毫不虛!

來源:網絡
(責任編輯:隋詩) - See more at: http://www.ntdtv.com/xtr/b5/2015/06/01/a1200505.html#sthash.0OegQwNn.dpuf

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 15090)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
08/11/2021(Xem: 10988)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4452)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7638)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
29/10/2021(Xem: 3673)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, Hillary Rodham Clinton cho biết bà thường thực tập thiền định vào các khoảng thời gian giải lao trong suốt phiên điều trần ứng viên Tổng thống kéo dài 10 giờ liền.
16/10/2021(Xem: 7299)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (09 Oct 2021)
10/10/2021(Xem: 9070)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
09/10/2021(Xem: 5412)
Trong cuộc sống con người chúng ta thường có nhiều hơn nỗi sợ tồn tại cùng một lúc: sợ thay đổi, sợ thất bại, sợ sai lầm,sợ ma, sợ tình người vô cảm, sợ bị từ chối,… Có thể nói ...sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người. Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người
07/10/2021(Xem: 7882)
Mặc dù tình hình Dịch Covid tại Ấn Độ đã lắng dịu khá nhiều so với thời điểm nguy hiểm cách đây 3 tháng trước nhưng sự vân hành của nền kinh tế quốc gia vẫn còn đang tắc nghẽn, trì trệ do ảnh hưởng chung của nạn dịch toàn cầu. Trong tâm tình Hộ trì Tăng Bảo, san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn, vào sáng Chủ Nhật 03 Oct 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bangladesh Monastery thuộc khu vực Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
07/10/2021(Xem: 6133)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]