Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu theo đường hướng nào? Phật giáo đại chúng hay Phật giáo thâm sâu

20/11/201506:14(Xem: 4769)
Tu theo đường hướng nào? Phật giáo đại chúng hay Phật giáo thâm sâu

 

Tu theo đường hướng nào?

Phật giáo đại chúng hay Phật giáo thâm sâu

 

Quel bouddhisme?

Une distinction entre bouddhisme populaire et bouddhisme profond

*

Michel Henri Dufour

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Lời giới thiệu của người dịch:

 

           Michel Henri Dufour là một người Pháp tu tập theo Phật giáo Theravada, viết và xuất bản nhiều sách trong số đó có quyển "Tự điển Phật giáo Pa-li - Pháp ngữ" (Dictionnaire Pali-Français du Bouddhisme", Eds des Trois Mondes, 1999, 351 tr.) được nhiều người biết đến. Các bài viết của ông thường rất ngắn, cô đọng, chính xác và thiết thực.

 

           Ông là một người khá kín đáo, không thấy tiểu sử hay hình ảnh nào về ông trong các nguồn tư liệu. Cách nay nhiều năm người chuyển ngữ các dòng dưới đây có dịp gặp ông trong một lễ hội Phật đản do Tổng Hội Phật giáo Pháp tổ chức. Trước sân chùa của Tổng Hội là các quầy hàng của các tông phái và học phái khác nhau, giới thiệu sách báo và trình bày về các sinh hoạt của mình. Trong số này có một "quầy hàng" thật khiêm tốn, chỉ gồm có một chiếc bàn nhỏ, với một chiếc dù to che nắng, trên bàn có một ít tài liệu và sách biếu, phía sau bàn là Michel Henri Dufour, một người tuổi trạc trung niên, đơn sơ, vui vẻ và từ tốn. Người chuyển ngữ bài viết dưới đây cũng đã mượn dịp này để trao đổi với ông một vài lời chào hỏi.     

 

 

Tu theo đường hướng nào?

Phật giáo đại chúng hay Phật giáo thâm sâu

 

Michel Henri Dufour

 

           Quảng đại quần chúng cũng như tất cả những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau, và các học phái và chi phái này bề ngoài dường như có vẻ bị tách xa khỏi cội nguồn Giáo Huấn cổ xưa. Sự tiếp cận với Phật giáo trở nên phức tạp vì những sự kết nạp thiếu thuần nhất ảnh hưởng từ các bối cảnh văn hóa xã hội của các quốc gia mà Phật giáo đã phát triển. Các sự kết nạp đó dù đôi khi không ảnh hưởng đến căn bản của việc tu tập, thế nhưng trong một vài trường hợp cũng đã cho thấy các sự mâu thuẫn (antinomic/trái ngược, nghịch lý) đi ngược lại với các nguyên lý và các lời giáo huấn (precepts) căn bản, và đã không tránh khỏi một sự pha trộn trong giáo lý (syncretism - là một thuật ngữ triết học nói lên một sự du nhập hỗn tạp trên phương diện giáo lý và tư tưởng, không tạo ra được một sự thống nhất, mạch lạc và hợp lý) nên đã mang lại thật nhiều tàn phá và tai hại.

 

           Quả cũng không có gì khó để nhận thấy là bất cứ một học phái nào cũng có hai hình thức tiếp cận và tu tập khác nhau:

 

           - Phật giáo đại chúng, dưới hình thức một tôn giáo, thiết đặt trên sự sợ hãi, do đó cũng có nghĩa là mang tính cách "tín ngưỡng", một thứ vật chất chủ nghĩa trong lãnh vực tâm linh (intellectual materialism) (có nghĩa là mong cầu đạt được "công đức", được tái sinh trong các điều kiện tốt đẹp hơn, v.v.), qua các nghi lễ cúng dường (rites/cúng dường, hiến sinh để cầu phúc...), các sự vay mượn từ thuyết linh hồn (animism - tín ngưỡng cho rằng các sự vật và hiện tượng thiên nhiên đều hàm chứa linh hồn như con người, các ảnh hưởng này đưa đến các sự tin tưởng dị đoan trong Phật giáo), việc tuân thủ đạo đức, đặt cao giá trị của các hình thức mộ đạo (devotion/sự sùng đạo) và xúc cảm, tức là những gì ở một cấp bậc rất thấp trong sự sinh hoạt của Tăng đoàn (nếu sự tuân thủ giới luật của tăng đoàn lỏng lẻo thì sẽ làm lu mờ sự khác biệt giữa người xuất gia và kẻ thế tục, và do đó người tu hành sẽ không còn chứng tỏ được là mình "trội hơn" người thế tục, bởi vì mình ngày càng trở nên không khác gì với họ) (ý muốn nói là Phật giáo đại chúng - dưới các hình thức tu tập tâm linh mang tính cách "vật chất chủ nghĩa" - cầu xin, gom góp -  sẽ có thể đưa đến nguy cơ biến người tu hành trở thành tương tự như người thế tục).   

 

           - Phật giáo thâm sâu, duới hình thức một hệ thống triết học, một phép tu tập giúp mình biết sống (trong nguyên bản là: pratique de vie/practice for life), được xây dựng trên sự hiểu biết, trên một thể dạng nào đó của trí tuệ như là một điều kiện tiên quyết, và do đó có thể được xem như là một hình thức "đức tin dựa vào lý trí" (reasoned faith), một phép luyện tập tâm thần (thiền định), hay là một hình thức mộ đạo được đặt đúng vào vị trí của nó. Sangha (Tăng đoàn) tuân thủ một kỷ luật vững chắc, ý thức được tầm quan trọng của đạo đức. Khía cạnh thứ hai này (tức là Phật giáo thâm sâu) có vẻ như là một cách đơn giản giúp nhìn vào tâm thức, thế nhưng trên thực tế là cả một phương pháp tu tập đúng thật trong thế giới Phật giáo, dù là ở Đông Phương hay Tây Phương. Mang nhiều khía cạnh khúc triết nên sự phát triển của thể dạng Phật giáo này khá thu hẹp, do đó phải cần đến nhiều cố gắng mới có thể tiếp cận được. Hơn nữa, những người tu tập theo thể dạng Phật giáo này nhất thiết không mong cầu một sự ngưỡng mộ nào của quảng đại quần chúng hay một sự quan tâm đặc biệt nào của giới truyền thông.   

 

           Dù rằng Phật giáo (nói chung), qua các mô hình (schemes/sơ đồ, khuôn mẫu, hình thức, góc nhìn) do người Tây Phương thiết đặt, cho thấy một số khía cạnh liên quan đến các lãnh vực tôn giáo, triết học, tâm lý học, và đôi khi cũng có thể xem như là một phương pháp trị liệu. Vì thế mỗi khi nói đến Phật giáo thì nên nói đến thể dạng thứ hai (tức là Phật giáo thâm sâu), bởi vì thể dạng thứ nhất (Phật giáo đại chúng) chỉ phản ảnh các giai thoại liên quan đến Đức Phật mà thôi (không hẳn là Giáo Huấn của Ngài). Vì lý do các khía cạnh của Phật giáo thâm sâu không nhất thiết là những điều bắt buộc (mỗi khi nói đến Phật giáo), nên bất cứ một thực tính (entity/thực thể, thể tính) nào cũng có thể trở thành một đối tượng "tôn thờ" (cult/thờ phượng). Dầu sao thì ít nhất chúng ta cũng phải công nhận là cách tiếp cận đó (tôn thờ bất cứ gì) cũng mang lại một lợi ích nào đó đối với những người chưa trưởng thành trên phương diện tâm linh, thế nhưng đấy lại không phải là Con Đường giải thoát do Đức Phật thuyết giảng, và dầu sao đi nữa thì cũng không thể xem đấy như là những bước đầu tiên trong việc tu tập được.  

 

             Hơn nữa phải chăng người ta cũng có thể nêu cao một lý tưởng tâm linh qua các sự phong phú và sâu sắc của Phật giáo, nhưng không làm giảm giá trị của Phật giáo, khi cho rằng chỉ có một người sau khi đã đạt được giác ngộ thì mới có thể đưa ra một phương thuốc hiệu nghiệm cho từng mỗi con người.

 

           Những gì thường được nêu lên và cho rằng đấy là Giáo Huấn Phật giáo thật ra cũng chỉ tương tự như một gian phòng đợi (anteroom/phòng ngồi chờ) của Phật giáo mà thôi (nhiều bài giảng, bài viết... tự nhận là nêu lên giáo lý Phật giáo hay là "lời Phật dạy" nhưng thật ra chỉ mang tính cách "chạy vòng ngoài", không phải là Giáo Huấn của Đức Phật. Tiếc thay các loại bài giảng và bài viết này thì lại nhiều vô kể, khiến gây thêm hoang mang và đánh lạc hướng người tu tập mà thôi. Michel Henri Dufour nêu lên hình ảnh một gian phòng đợi để nói lên tình trạng này: ngưòi ngồi chờ phải kiên nhẫn hoặc nếu sốt ruột thì đi lanh quanh, hoặc đọc vớ vẫn "sách báo củ rích" đặt sẵn trong phòng, nhưng không ai nghĩ đến là phải tìm cho mình một lối thoát). Nhiều người chỉ biết đi quanh trong gian phòng đợi mà không hề nghĩ đến việc phải mở cánh cửa của gian phòng ấy để tự vượt thoát và tiến xa hơn, tệ hơn nữa là những người ngồi chờ cũng có thể không ngờ là gian phòng lại có cái cửa ấy. Do đó trong một số tập thể (những người tu hành, các tông phái và học phái), người ta mong muốn đưa ra một Phật giáo "phóng khoáng", ít gò bó hơn. Tuy nhiên phải hiểu rằng đấy không phải là một xảo thuật tuyên truyền hay một cách quảng cáo bịa đặt nhằm đánh lừa chúng ta, mà đúng hơn là một cách xử dụng các phương tiện cần thiết gọi là "upaya kosalla" (tức là các "phương tiện thiện xảo": upaya có nghĩa là "phương tiện", "phương pháp" hay "kỹ thuật"; kosalla có nghĩa là "khéo léo", "thích hợp"). Trong bối cảnh ngày nay thì cũng nên nghĩ đến các phương tiện cần thiết ấy qua các sự "cải tiến" giúp cho giới luật và có thể cả một vài điểm trong Giáo Huấn quá gò bó trở nên thích nghi hơn.     

 

           Tuy nhiên nếu đi quá xa thì cũng e rằng nền "văn minh tân tiến" ngày nay sẽ lấn lướt và làm phương hại đến các giá trị hiển nhiên và căn bản đặc thù trong Giáo Huấn của Đức Phật. Chiều theo sự đòi hỏi của các sự thèm khát sẽ làm mất đi ý nghĩa cao cả của sự nghèo khó và biết an phận, chạy theo những sự phù phiếm sẽ làm mất đi tính cách thiết thực của những gì chủ yếu, nhanh chóng và hối hả sẽ làm mất đi sự từ tốn và thận trọng, hung hăng sẽ làm mất đi sự dịu dàng và an bình trong tâm thức, các khuôn phép của xã hội sẽ làm mất đi các phẩm tính siêu nhiên. Những thứ ấy cũng chỉ là cách đưa đến tình trạng mà mình xem những gì gọi là nền văn minh hiện đại như những thứ giá trị tột đỉnh làm khuôn mẫu cho tất cả các cung cách hành xử và các sự thỏa hiệp (compromises) (trong xã hội con người)

 

 

Vài lời ghi chú của người dịch

 

           Bài viết trên đây tuy ngắn nhưng hàm chứa những ý nghĩa thật sâu xa khiến chúng ta phải suy nghĩ thật nhiều, không những từng câu viết mà cả từng chữ. Chẳng hạn như chữ "duy vật chủ nghĩa" trên phương diện tâm linh, nói lên các xu hướng tu tập mang tính cách gom góp và bám víu của Phật giáo đại chúng. Đó cũng là một cách làm hạ thấp giá trị của Phật giáo, tách Phật giáo ra khỏi Con Đường do Đức Phật vạch ra.

 

           Chủ đích của bài viết là giải quyết một vấn đề vô cùng chủ yếu và căn bản là nếu muốn tu tập thì nên "tu tập theo Phật giáo nào?", thế nhưng trong bài viết thì tác giả lại không nói đến hay chỉ định đích danh một tông phái hay học phái nào cả, mà chỉ nêu lên một vài nhận định và một tầm nhìn thật bao quát về Phật giáo nói chung rồi để chúng ta tự suy đoán và tìm hiểu lấy.

 

           Dầu sao thì tác giả cũng cho biết là có hai hình thức Phật giáo: một Phật giáo đại chúng, đặt nặng các khía cạnh tín ngưỡng, nghi lễ, lòng mộ đạo, sự mong cầu; và một Phật giáo thâm sâu hay trí tuệ, hướng vào sự "hiểu biết": có nghĩa là hiểu biết chính mình, hiểu biết kẻ khác, hiểu biết xã hội, hiểu biết nhân loại và hiểu biết thiên nhiên. Nói một cách khác, giản dị, trực tiếp và dễ hiểu hơn là: một Phật giáo hướng thẳng vào Đức Phật như một phương tiện mang lại niềm hân hoan, sự an ủi và che chở; và một Phật giáo không nhất thiết hướng vào Đức Phật, mà chỉ nhìn vào nếp sống của Ngài như một tấm gương, và xem Giáo Huấn của Ngài như một Con Đường.

 

           Trong phần kết luận, tác giả còn đề nghị thêm một sự mở rộng khi cho rằng cũng nên "cải tiến" và "thích nghi" một số giới luật và một vài quan điểm để được phù hợp hơn với thế giới tân tiến ngày nay, và cũng chỉ cần xem đấy như các "phương tiện thiện xảo" (upaya kosalla) đã được áp dụng trong quá khứ. Thế nhưng đồng thời ông cũng cảnh giác chúng ta là những gì mà chúng ta xem là "nền văn minh hiện đại" chưa hẳn là những "giá trị tuyệt đối" mà mọi người phải noi theo. Thật vậy cứ nhìn vào thế giới ngày nay thì chúng sẽ thấy ngay hậu quả mang lại từ "nền văn minh hiện đại" đó của chúng ta: súng đạn quá nhiều, trong các thành phố sang trọng và văn minh cho đến những xó kẹt nghèo nàn nhất trên thế giới, nơi nào cũng có súng đạn.

 

           Sau hết, câu cuối cùng của bài viết quả đáng cho chúng ta suy tư và chiêm nghiệm hầu giúp mình ý thức được cung cách hành xử của mình giữa sự sinh hoạt của nền văn minh hiện đại. Dù ở một nơi nào, trong thời đại nào, và gặp phải bối cảnh nào thì cung cách hành xử của một người Phật giáo phải luôn phản ảnh được các giá trị của tình thương yêu, sự hòa giải, lòng bao dung và rộng lượng. Tự sát và hung bạo đi ngược lại với các giá trị đó và vi phạm một trong số bốn giới luật nghiêm trọng nhất của Phật giáo gọi là parajika (Hán dịch là ba-la-di). Thế nhưng trong bối cảnh của "nền văn minh hiện đại" của nhân loại ngày nay, thì các hành động đó lại ngày càng trở nên quen thuộc.

 

           Trong câu kết luận cuối cùng của bài viết còn có một chữ khiến chúng ta không tránh khỏi phải bàng hoàng, đó là chữ "thỏa hiệp" (compromise). Chữ này trong các ngôn ngữ Tây Phương mang ý nghĩa rất tiêu cực, tức là "thỏa hiệp" để làm một cái gì đó không chính đáng. Thế nhưng trong "nền văn minh hiện đại" của chúng ta thì lại có quá nhiều sự "thỏa hiệp" - đôi khi trá hình để trở thành một cách "làm ngơ" - giữa các thế lực, liên quan đến mọi lãnh vực quyền lợi, như kinh tế, chính trị, v.v. Những sự "thỏa hiệp" đó có thể khiến cho cả một lục địa bị khai thác và trở nên khốn cùng, một quốc gia hiếu hòa trên một vùng núi cao bị mất nước, một vùng mênh mông nhiều tài nguyên thiên nhiên lâm vào cảnh chém giết triền miên. Chúng ta thường ít quan tâm đến các sự "thỏa hiệp" hay cố tình "làm ngơ" đó của "nền văn minh hiện đại", bởi vì chúng ta thường chú trọng nhiều hơn đến các máy truyền hình với màn ảnh rộng và các máy điện thoại cầm tay loại tối tân nhất.  

 

           Bất chấp những sự "thỏa hiệp" thiếu chính đáng trong xã hội, thù ghét sự tự sát và hung bạo dù là ở đâu, và chỉ biết nghĩ đến việc so sánh giá cả của các máy điện thoại hiện đại..., thì đấy là cung cách hành xử "vô minh". Một cung cách hành xử "đúng đắn" là ý thức được sự tự sát và hung bạo phát sinh từ những thứ khổ đau hiện ra bên trong tâm thức con người, và những thứ khổ đau ấy thì lại bắt nguồn từ hận thù và uất ức. Một người tu tập phải luôn nhìn vào tâm thức mình, tìm hiểu chính mình, bổn phận và trọng trách của mình, để hiểu rằng nếu không muốn nhìn thấy những cảnh tự sát và hung bạo, thì không nên gây ra hận thù và uất ức cho kẻ khác.

 

           Bài viết của Michel Henri Dufour tuy ngắn gọn nhưng cũng hàm chứa nhiều điều sâu sắc khiến chúng ta phải suy nghĩ, và nếu suy nghĩ đúng đắn thì chúng ta tất cũng sẽ vạch ra được cho mình một con đường.

 

 

                                                                          Bures-Sur-Yvette, 18.11.15

                                                                           Hoang Phong chuyển ngữ

 

                               

Độc giả có thể tìm xem bản gốc tiếng Pháp của bài trên đây trên trang mạng: http://www.buddhaline.net/Quel-bouddhisme

Ngoài ra độc giả cũng có thể liên lạc với Hiệp Hội Phật giáo Theravada do tác giả thành lập qua địa chỉ sau:

Association Bouddhique Theravâda
c/o Michel Henri Dufour, 22 rue de la Grange Aubel, 71000 SANCÉ - France
Điện thoại: 03 85 20 14 42 , hoặc từ ngoài nước Pháp: (00.33.3) 85 20 14 42

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2022(Xem: 2120)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 3557)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 2542)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 2288)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 3813)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 2139)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 2397)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 2632)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 7299)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 3278)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567