Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Tin Liệu Cũng Có Ba Bảy Đường?

07/11/201509:00(Xem: 8415)
Đức Tin Liệu Cũng Có Ba Bảy Đường?
Đức tin liệu cũng có ba bảy đường?
Nguyên Cẩn

Khi xã hội trống vắng niềm tin
Cách đây nhiều năm trong một chuyến công tác ở Moscow - Liên bang Nga, ông chú tôi, một quan chức trong ngành điện lực, sau cuộc hội thảo chuyên môn, giờ giải lao, một cán bộ cấp cao, một nữ phó tiến sĩ người Nga tâm sự: “Các anh may mắn hơn chúng tôi, các anh có niềm tin vào tôn giáo hay một thứ tín ngưỡng nào đó, còn chúng tôi, sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu tan rã, chỉ còn sự trống rỗng, hầu như chúng tôi chẳng biết tin vào điều gì bây giờ!”. Ở các nước phát triển, nhiều người tìm đến với Phật giáo vì đó là lối sống có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích thiết thực cho mình, cho người, cho môi trường...


Niềm tin tôn giáo
Là một trí thức XHCN, chắc bà ấy khi đề cập đến niềm tin không nhắm đến những tín ngưỡng như những nghi thức cầu nguyện hay những điều huyền nhiệm mà cũng không phải là triết lý theo truyền thống Tây phương, vì theo Edward Conze “Ở châu Âu, chúng ta hầu như đã quen với lỗ hổng rất lớn giữa lý thuyết của các nhà triết học và và sự thực hành của họ. 
 
Chẳng hạn như Schopenhauer và Herbert Spencer,… là những ví dụ nổi bật. Nếu một nhà triết học ở đây chứng minh được rằng không có cái ta, lập tức họ buông bỏ điều đó và hành xử như một người có bản ngã… 
 
Thật không dễ gì bài bác một nhà triết học bằng cách chỉ ra rằng ông ta thô lỗ với vợ ông ta, ganh tị với bạn đồng nghiệp, đã may mắn hơn ông ta, và đỏ mặt tức bực khi bị phản bác… Trái lại trong Phật giáo tầm quan trọng là do lối sống, một đời sống thánh thiện, buông bỏ sự dính mắc đối với thế giới này…” (*) .

Vậy cái niềm tin tôn giáo bà nói ở đây hẳn là những nguyên tắc sống, thái độ sống, hành xử với tha nhân, cái nhìn về cuộc đời. Nói như nhiều nhà nghiên cứu phương Tây, Phật giáo là một tôn giáo thực tế. Vì họ hiểu giá trị của một ý tưởng phải được đánh giá và phê phán qua việc bạn có thể vận dụng thế nào ý tưởng đó. Bất cứ nơi nào, hay ở bất kỳ ai, nếu người ta thấy những tính cách từ bi, hỷ xả, tử tế, thanh thản, tự tin, người ta sẽ hiểu cái “triết lý” thực tế phía sau những thái độ ấy và mức độ tu chứng của hành giả, không cứ là tu sĩ hay cư sĩ…

Thế nhưng niềm tin của chúng ta hôm nay ở đâu khi nhìn lại xã hội chúng ta những năm gần đây, người ta không khỏi lo âu, ái ngại vì nhiều thông tin cho thấy các mặt của đời sống đều xuống cấp, nhất là văn hóa mà ánh xạ của nó thể hiện qua các mặt ngôn ngữ, truyền thông và nhất là cách hành xử bạo lực từ nhà trường ra đường phố, công sở… Ngay cả trong tình yêu người ta cũng phũ phàng khi sẵn sàng giết, tạt a-xít, trói rồi đốt người yêu, người vợ và thậm chí con mình (!). Sân hận dễ dàng bộc phát, tràn lan nhiều nơi.

Gương mặt người Việt Nam theo một số nhà xã hội học từ lâu nay đã biến mất vẻ an nhiên, thay vào đó là những nét đề phòng. Họ căng thẳng vì đời sống chăng? Có thể nhưng ngày xưa cha ông còn nghèo hơn chúng ta bây giờ mà? Họ học theo phim ảnh Âu Mỹ hay những game bạo lực chăng? Nhưng ở những nước sản xuất ra phim hay game đó, tỷ lệ tội ác thấp hơn chúng ta nhiều? Vậy thì vì đâu, cơ chế thị trường chăng? Không, cái cơ chế ấy chỉ làm cho một số người trở nên giàu có, phát triển lòng tham lệch lạc vì thiếu sức mạnh răn đe của luật pháp hay người thi hành nương tay vì lý do gì đó. 

Lòng tham hôm nay thể hiện qua sự nhũng nhiễu của một bộ phận quan chức, qua hành vi thiếu lương tâm làm hàng gian hàng giả, hay kê giá lên nhiều lần của một lớp tư sản đỏ, có sự tiếp tay của thể chế “lợi ích nhóm” lũng đoạn đời sống.

Và niềm tin đặt sai chỗ
Nhưng có thật xã hội hôm nay thiếu niềm tin tôn giáo không? Có người sẽ tranh luận rằng Phật giáo, chưa nói đến các tôn giáo khác, đang trong giai đoạn “phồn vinh”, được bá tánh hết sức quan tâm và có rất nhiều tín đồ. Cứ nhìn vào các lễ hội, người ta thấy chen chúc từ đầu năm đến cuối năm…Không cứ chùa Hương, chùa Bái Đính hay những chùa nổi tiếng khác, mà dịp lễ Tết, chùa nào cũng đông, người người đi chùa như trẩy hội, ngày rằm mồng một nhiều chùa tấp nập, khói hương mờ một góc đường... Đáng mừng chăng? 

Phật giáo, như chúng ta biết, không chỉ là triết lý sống thực tế mà còn có những nghi lễ - nội dung tín ngưỡng, tôn giáo. Dù muốn dù không, những loại hình nghi lễ đã phát triển xung quanh giáo lý của Đức Phật. 

“Điều tối quan trọng ngày nay là nhận biết giá trị bức thông điệp của Đức Phật và sống theo những lời dạy ấy. Đó là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không sử dụng các chất kích thích làm mê mờ tâm trí. Đức hạnh cao hơn là bố thí, giữ giới - những nguyên tắc đạo đức căn bản và thực hành thiền định.

Giáo đoàn của Ngài cũng đã trở thành một tôn giáo mà người ta sẵn sàng trung thành, một tôn giáo có nghi lễ, tổ chức, đường lối, tiêu chuẩn riêng để quyết định điều gì đúng điều gì không đúng, về mặt lịch sử, đó là một loại Phật giáo khác với hình thức kết tập thuyết giảng ban đầu của Phật. 

Ngày đó, người tu Phật chỉ hướng đến những chân lý mà Phật chỉ dạy với tâm trí rộng mở, và tự do tư tưởng vì Phật giáo chủ trương giải thoát chúng ta khỏi một đấng Thượng đế vô hình - toàn năng hay những ràng buộc siêu nhiên, và nói chung khỏi mọi giáo điều. Thế nhưng, trong khi thực hiện những nghi lễ, có không ít người đã lầm tưởng một số hình thức hay những cách biểu hiện -phi-Phật giáo là nghi lễ chính thống hay tông phái “duy nhất” đưa đến giác ngộ. Và hiện nay, nhiều pha tạp khác len lỏi vào đời sống tôn giáo của đạo Phật, gây nhiều ngộ nhận về giá trị “tâm linh” như ngoại cảm, đồng cốt, lịch số, dâng sao - giải hạn…

Chúng ta có thể kể đến một hiện tượng được bàn tán, sôi nổi viết thành sách, trên mạng, trên báo chí, là ngoại cảm. Xuất phát từ ước vọng tìm lại hài cốt những chiến sĩ tử trận trong chiến trường, đã dấy lên phong trào “Đi tìm đồng đội”. Rồi một đồn mười, mười đồn trăm, người ta đổ xô đi tìm và trao niềm tin cho những “nhà ngoại cảm”. Thực hư cũng còn mơ hồ vì đã xảy ra những vụ lọc lừa như vụ “cậu Thủy”, kẻ làm giả rất nhiều hài cốt, mập mờ đánh lận con đen, để rồi vừa bị tuyên án chung thân cách đây một tuần. Có cả những vị tu sĩ cũng tham gia vào hiện tượng ngoại cảm này.

Với vấn đề đồng cốt, một hiện tượng không những không bị cấm mà còn được xem như loại hình văn hóa “phi vật thể”. Hòa thượng Thích Thanh Từ có lần giảng dạy: “Những kẻ làm ông đồng, bà cốt đều là người sống trong trạng thái bất bình thường. Bản thân họ đã mất hết khả năng tự chủ, họ bị sai sử bởi một ma lực huyền bí nào đó. Khi ma lực ấy dựa vào họ, liền lạm dụng các danh hiệu thánh, những bậc vĩ nhân của thuở xưa dùng mạo xưng để lừa bịp người đời. Những kẻ yếu vía dễ tin nghe xưng danh hiệu Phật, Bồ-tát hay những vị tiên thánh liền khiếp đảm kính tin. Họ không dám phê phán đó là tà hay chánh…”.

Hòa thượng nhấn mạnh: “Không khi nào các bậc Thánh phải gá vào thân kẻ phàm tục khác làm việc giáo hóa. Vì các ngài đầy đủ thần thông biến hóa vô ngại. Như thế, những ma lực tựa vào đồng cốt đều là sức của quỷ thần. Vì sợ người đời không tin, nên chúng mạo xưng những danh hiệu cho to để gây uy tín. Biết rõ tính cách ma mị của chúng, người Phật tử phải tránh xa, tuyệt đối không được phụ họa với chúng, huống là quy kính. Có thế mới tỏ ra là người Phật tử chân chánh”(**).

Trong thực tế lâu nay, với nhu cầu về tín ngưỡng dân gian, nhiều người đến chùa xin các thầy ngày giờ chôn cất, khởi sự công trình, khai trương, cúng nhà mới…

Trong tạng kinh bộ Anguttaranikaya, Phật dạy: “Này các Tỳ-khưu, chúng sanh hãy làm cho thân được trong sạch, khẩu được trong sạch, ý được trong sạch. Thân khẩu ý trong sạch trong buổi sáng là ta có giờ an lành trong buổi sáng, thân khẩu ý trong sạch trong buổi chiều thì ta có giờ an lành trong buổi chiều”.

Ngài Maha Thongkham Medhivongs diễn giải thêm: “Người làm việc lành giờ nào thì ngày giờ ấy là giờ lành. Người mong cầu an vui mà biết bố thí, cúng dường đến các bậc xứng đáng cúng dường, các bậc phạm hạnh - sẽ được an vui. Sự cữ kiêng, cúng kiếng, cầu xin đều là những việc làm không bổ ích chi cả. Người có chánh kiến không nên làm những việc vô ích, vô bổ như thế” (***). Chúng ta thấy những việc như xin xăm, bói quẻ cũng như những hình thức cầu may. Rủi may là điều xảy ra không có duyên cớ. Phó thác hành động của mình, cho đến phó thác cả quyết định của mình vào một lời giải đáp âm u được gán cho “tâm linh” - chỉ tin mà không cần cơ sở lý luận. Cái gì không thành tựu thì đều đổ lên “số”, “vận”, “khắc tuổi”…

Nếu hiểu nguyên lý nhân quả, thân tổng báo của chúng ta có lẫn lành với dữ, khi nhân lành đến thì hưởng quả lành, nhân dữ chịu quả dữ. Người mê tín gửi gắm tâm hồn vào sự huyền bí, vào thế giới vô hình, nhiều người mất hết suy lý thực tế, phó thác cuộc đời của mình cho những “vì sao”, nghi lễ cầu đảo bị dẫn dắt bởi những thầy cúng.

Một vấn nạn khác đang diễn ra, đó là hiện nay có nhiều người, kể cả có học hành, địa vị xã hội thiếu nhận thức căn bản về Phật giáo, nhầm lẫn Mật tông với những hình thức như thần quyền, sử dụng bùa chú và tin mãnh liệt rằng đó là con đường ngắn nhất đưa đến giải thoát, giác ngộ, siêu việt mọi phương pháp khác, bất chấp trì giới, thiền định, phát triển trí tuệ, gạn lọc tham sân si. Đây là một ngộ nhận rất lớn mà Phật giáo chưa thấy một sự hướng dẫn nào rõ ràng từ Giáo hội, các bậc cao tăng qua các phương tiện truyền thông mạnh dạn lý giải và hướng dẫn họ một cách chính thống.

Xây dựng chánh tín từ đâu?
“Tư tưởng căn bản của Phật giáo là lý Nhân quả, Duyên khởi, Tứ diệu đế, nền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo, Nguyên thủy, Đại thừa hay Kim cương thừa - Mật tông, vốn đã hiện diện hàng ngàn năm nay trong đời sống người dân Việt. Còn những hiện tượng hay nghi lễ gì đó mà không dựa trên những đạo lý này thì mãi mãi chỉ là hình thức phù phiếm và không phải là “chánh đạo”. Mong mọi người cẩn trọng!

Đức Phật đã từng dạy: “Đừng vội tin tưởng điều gì vì dựa vào một tập quán lưu truyền. Đừng vội tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vịn vào uy tín và thẩm quyền của một người nào đó. Đừng tin tưởng điều gì vì có được nhiều người nói đi nhắc lại. Hãy tin tưởng vào những gì mà người ta đã từng trải, kinh nghiệm, thấy là đúng, thấy có lợi cho mình và người khác”. Đây là một thái độ dân chủ, khoa học mà những ai theo Phật cần tiếp nhận, thấy rõ quyền tự do tư tưởng của chính mình.

Có người còn cho rằng Phật giáo không giống như một tôn giáo (religion), không phải là học thuyết (doctrine), cũng không hẳn là triết lý (philosophy) hay luân lý học (ethics) như quan niệm Tây phương, mà là lời giảng giải của một bậc giác ngộ về con đường xây dựng hạnh phúc tương đối và hạnh phúc thực sự trong cuộc đời, tự tại trong sinh tử. Nói cách khác, con đường đó đưa đến diệt ham muốn, buông bỏ chứ không trói buộc, giảm lợi chứ không tăng, đưa đến con người thiểu dục, xã hội tri túc, chứ không tạo ra những kẻ tham lam vơ vét, khiến bất công tăng lên.

Đức Phật theo quan niệm một số triết gia là thầy thuốc - vô thượng y vương, đã tìm ra nguyên nhân, đã đưa ra thuốc chữa và liệu pháp chữa trị, được tóm tắt trong giáo lý Tứ Thánh đế. Ngài chỉ ra nguyên nhân của khổ, bản chất của đời sống, cách diệt khổ. Tuy nhiên nếu có nghe, đọc, tranh luận, mà không thực hành thì những lời dạy đó cũng vô nghĩa và không hiệu quả thiết thực. Nhất là khi chúng ta đang sống trong một xã hội trống vắng niềm tin mà ngày xưa chúng ta từng có, rất mạnh, rực rỡ như thời Lý-Trần hay cũng mạnh mẽ trong những thời kỳ sau đó. 

Chiến tranh qua đi, lẽ ra chúng ta phải xây dựng lại niềm tin hay đức tin ấy nhưng buồn thay, nhiều hiện tượng khiến cho chúng ta thấy rằng mọi chuyện lại đang đi về phía ngược lại. Khi người ta chạy theo những nghi thức mê tín mà không còn tin vào lý nhân quả, vào duyên khởi, vào sự giải thoát và hạnh phúc chân chính ngay trong kiếp sống này thì người ta sẽ làm bất cứ điều gì mà không hề ăn năn sám hối, thành thực sửa sai, tránh làm điều sai quấy.

Chỉ cầu nguyện - có hiệu lực chăng?
Nhiều người quan niệm cầu nguyện tất yếu phải là chánh tín nhưng thử hỏi nếu chúng ta chỉ cầu nguyện thôi thì mọi ước mơ ích kỷ đều được toại nguyện, thì xin thưa, đó là mê tín. Vì nếu chỉ cầu nguyện mà được, thì không cần nói đến nhân quả nghiệp báo. Nhưng nếu mọi sự kiện xảy ra đều do nhân quả thì cầu nguyện khó mà toại nguyện, vậy thì cầu nguyện làm gì? 

Khi cầu nguyện, dù mang nghiệp nặng hay nhẹ, chúng ta cũng đã thực hiện hành trì một trong những pháp môn căn bản vì chúng ta phải nghĩ tới Đức Phật, các vị Bồ-tát khi niệm danh hiệu của các Ngài. Hành giả sẽ tin rằng vị Phật hay Bồ-tát mình vừa cầu nguyện có năng lực làm mờ, làm biến đi những ác niệm trong tâm hồn mình. Nhất là niềm tin đó phải chí thành. Hành giả phải nhận thức sâu sắc tội lỗi của mình và hồi hướng công đức về thế giới của phẩm chất an lành. 

Khi chánh tín tâm thành tựu, bạn sẽ thanh tịnh hóa cuộc sống thực tế của mình từ trong ý niệm. Hiểu và tin lý nhân quả, chúng ta khéo chuyển cái xấu trở thành tốt, cái dở trở thành hay, nắm chắc quyền tự chủ, tạo dựng tương lai tươi đẹp cho chính mình. Lý nhân quả vừa là khoa học vừa là sức mạnh chuyển biến con người. “Có trời mà cũng có ta”. 

Nếu ta nắm vững nguyên tắc nhân quả nghiệp báo như trên, thì chúng ta có thể chuyển nghiệp ngay trong kiếp sống này. Cái đích của việc chuyển nghiệp, tái tạo cá nhân là đến được trí tuệ tối hậu. Khởi đầu của việc chuyển nghiệp là bắt đầu thay đổi hành nghiệp thiện và ác từ ba nghiệp thân, khẩu và ý của chính mỗi cá nhân. 

Niềm tin vào duyên sinh
Chúng ta hiểu vạn vật trong vũ trụ đều duyên sinh. Không một vật nào tự thân có thể tạo ra chính mình mà phải là tập hợp gồm nhiều thành phần, đơn vị. Lý duyên khởi vì thế rất phù hợp với tinh thần khoa học. Hiểu được lý duyên khởi, chúng ta thấy rõ muôn vật trên thế gian đều tương sinh, tương tức với nhau như nước và mây, như cây và hạt. 
 
Chúng ta không thể tách một cá thể đứng ngoài xã hội, ngoài nhân loại. Hạnh phúc chung của một gia đình, một cộng đồng phải là hạnh phúc tổng hòa của từng cá nhân gộp lại. Những quốc gia mà giàu nghèo cách biệt quá xa không thể là một quốc gia hạnh phúc khi ‘kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra’. Người ta không tính GDP mà GNH (Gross National Happiness - Tổng hạnh phúc quốc gia). 

Tin vào duyên khởi là tin bằng trí tuệ, bằng nhãn quan khoa học. Đó là chánh tín. Người có chánh tín là người có trí tuệ, người có trách nhiệm, vì hiểu lý nhân quả và duyên khởi. Chúng ta xét một hiện tượng, một sự việc tốt xấu, phát xuất từ nhân nào, sẽ chịu quả gì và sửa đổi lại điều kiện hay duyên tạo ra nó vì mình là chủ nhân của mọi thành bại, đau khổ an vui. Nhờ đức tín, con người mới cố gắng chuyển đổi, vươn lên trong mọi lĩnh vực. Một dân tộc có đức tự tín, không bao giờ cam chịu khuất phục, chậm tiến. Có tự tín là có một sức mạnh phi thường. Có tự tín, sự tu hành mới không thối chuyển.

Hòa thượng Thanh Từ có viết: “Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi. 

Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp. Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyết vì Chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bản đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ mới”(**).

Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình. Người nào quy y Phật, Pháp và Tăng với niềm tin như vậy thì họ sẽ trở thành người Phật tử mà không cần một lễ nghi nào, không một loại hình thức nào, không đăng ký, không thể lệ nào để phải làm theo. Vì vậy mà, F.L Woodword, một trong những dịch giả nổi tiếng về những lời dạy của Đức Phật, đã từng nói Phật giáo là “tôn giáo tự mình làm lấy” (a do-it-yourself religion). 

Điều tối quan trọng ngày nay là nhận biết giá trị bức thông điệp của Đức Phật và sống theo những lời dạy ấy. Đó là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không sử dụng các chất kích thích làm mê mờ tâm trí. Đức hạnh cao hơn là bố thí, giữ giới - những nguyên tắc đạo đức căn bản và thực hành thiền định. 

Tư tưởng căn bản của Phật giáo là lý Nhân quả, Duyên khởi, Tứ diệu đế, nền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo, Nguyên thủy, Đại thừa hay Kim cương thừa - Mật tông, vốn đã hiện diện hàng ngàn năm nay trong đời sống người dân Việt. Còn những hiện tượng hay nghi lễ gì đó mà không dựa trên những đạo lý này thì mãi mãi chỉ là hình thức thức phù phiếm và không phải là “chánh đạo”. Mong mọi người cẩn trọng!

 Nguyên Cẩn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2021(Xem: 4215)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị. nhưng ngài hơn thế ấy rất nhiều. Ngài là lãnh tụ tinh thần và tôn giáo, nguyên thủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, một vị thầy, một nhà du hành quốc tế, một học giả nổi tiếng, tác giả của nhiều quyển sách, và là một diễn giả và giảng sư được săn đón. Năm 2007, trong một buổi lễ ở thủ đô Hoa Sinh Tân D.C., để trao tặng Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ[1], Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã nói: “Với hàng triệu người kính tin và ngưỡng mộ, ngài là một nguồn cội của tuệ trí và từ bi. Đối với những người trẻ, ngài là một gương mẫu tích cực của vấn đề làm cho thế giới là một nơi tốt đẹp hơn như thế nào.”
18/03/2021(Xem: 5111)
Lực lượng an ninh Myanmar đã bắn hơi cay và nổ súng vào người biểu tình (Myanmar protesters try to douse tear gas as police open fire) Theo truyền thông đưa tin vào hôm thứ Tư, ngày 17 tháng 3 vừa qua, Tăng đoàn Mahā Nāyaka, tổ chức lớn nhất của cộng đồng Tăng già Miến Điện, kêu gọi tập đoàn quân sự chấm dứt đàn áp những người phản đối đảo chính, lên án “một thiểu số có vũ trang” tra tấn, giết hại thường dân. Khi lên án gay gắt nhất cuộc đàn áp đẫm máu của tập đoàn quân sự đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, cơ quan do chính phủ chỉ định cũng cho biết, một bản dự thảo của các thành viên tuyên bố dừng các hoạt động trong một cuộc biểu tình.
18/03/2021(Xem: 5146)
Hiện nay trên thế giới, việc phá thai rất phổ thông do các khó khăn về xã hội và kinh tế. Các nước chuyên chế có chánh sách kiểm soát sanh đẻ rất chặc chẻ để ngăn chận đà gia tăng dân số, như ở Trung quốc trước đây có chánh sách "Một con" - khiến cho nhiều bà mẹ phải phá thai hoăc giết hại các bé gái đã lỡ sinh ra. Ở các nước tư bản thì có nhiều bà bầu đòi quyền lựa chọn: hoặc sanh con hoặc phá thai. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và chống đối quyết liệt.
17/03/2021(Xem: 17749)
Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) Đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 16/03/2021 (03/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Quyết tìm thạc đức gặp Phần Dương Thân cận hai năm chửa tỏ tường Gặp mặt trách đùa ngầm hiểu ý Đối đầu hét đập phá mê sương Luận bàn hỏng bét đành im tiếng Ngôn ngữ bặt tăm chẳng nghĩ lường Chánh định cõi thiền xong việc lớn Đủ duyên hành đạo khắp Nam phương (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹
15/03/2021(Xem: 5253)
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản. Chính xác, chúng ta không biết nhà sư đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng nhà sư kể lại trong một lá thư rằng vào tháng 4 của năm 1432, ngôi lều của nhà sư bốc cháy trong đêm, thiêu rụi mọi thứ trong lều và toàn bộ những bài thơ nhà sư đã sáng tác từ năm 20 tuổi, tất cả là 27,000 bài thơ trong 30 tập. Lúc đó Thiền sư 51 tuổi. Bây giờ, bộ sưu tập thơ Shōkonshū của Shotetsu còn khoảng 20,000 bài thơ.
14/03/2021(Xem: 7376)
Hình ảnh Mừng Thọ Quý Phật tử cao niên tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Chủ Nhật 14/3/2021)
14/03/2021(Xem: 4547)
Ông Erin O'Toole, lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Canada. Ảnh: The Star Dharamshala: Ông Erin O'Toole, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada đã đưa ra một tuyên bố nhân dịp Tây Tạng Kỷ Niệm 62 Năm Ngày Tổng Khởi Nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng.
14/03/2021(Xem: 4512)
Washington, D.C. - Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thứ 49 và 52 Nancy Pelosi đã đưa ra tuyên bố này nhân Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Tây Tạng, ngày kỷ niệm cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng và sự lưu vong sau đó của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cách đây hơn 6 thập kỷ, những người Tây Tạng đã kiên cường bất khuất, dũng cảm nổi dậy chống lại sự bành trướng xâm lược của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, để bảo vệ lối sống và văn hóa của họ. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục sát cánh với nhân dân Tây Tạng và tôn vinh những người đã anh dũng hy sinh tất cả vì quyền và tự do của họ.
14/03/2021(Xem: 3987)
Sáu mươi hai năm trước, vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, hàng nghìn người Tây Tạng ở Lhasa, thủ đô của Tây Tạng đã đồng loạt nổi dậy trong công cuộc tổng khởi nghĩa chống xâm lăng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Trung ương Tây Tạng tưởng niệm và tôn vinh lòng dũng cảm, và tinh thần bất khuất của các vị anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân. Chúng ta vẫn thương nhớ, những người Tây Tạng tại quê nhà cao nguyên Tây Tạng đang chịu đựng với sự cai trị hà khắc bởi bạo quyền của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những lời cầu nguyện và tư duy của chúng tôi ở bên họ và chúng tôi tiếp tục đoàn kết với họ.
13/03/2021(Xem: 4373)
Dharamshala: Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration CTA) đã tổ chức Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng tại trụ sở chính ở Dharamshala, Ấn Độ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Diễn giả Pema Jungney, Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng (ATPD), Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo, Chánh văn phòng Ủy ban Tư pháp Tối cao Tây Tạng, và sự hiện diện của ngài Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, các thành viên Quốc hội lưu vong Tây Tạng. Các vị quan chức CTA, và nhân viên truyền thông tuân thủ các hướng dẫn an ninh y tế của địa phương, phòng ngừa Covid-19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]