Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10 - Đương Đầu Với Một Thế Giới Phiền Não

11/10/201520:22(Xem: 10070)
Chương 10 - Đương Đầu Với Một Thế Giới Phiền Não

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World

Nhà xuất bản:  Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler

 

PHẦN BA

HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO

 

Chương 10

ĐƯƠNG ĐẦU VỚI MỘT THẾ GIỚI PHIỀN NÃO

VÀI NĂM đã trôi qua kể từ khi những loạt thảo luận cuối cùng của chúng tôi ở Dharamsala.  Xảy ra không bao lâu sau vụ 11 tháng Chín, những buổi đàm luận này đã tập trung trên những chủ đề liên hệ đến thù địch, bạo động, và sợ hãi, những trạng thái muôn màu muôn vẻ về cách cư xử của con người.  Kể từ lúc ấy, chúng ta đã thấy sự xâm chiếm Afganistan, với sự sụp đổ của chế độ hà khắc Taliban, và sự xâm chiếm Iraq, với việc lật đổ Saddam Hussein.  Và dường như rằng luôn luôn có một loại nào đấy của bạo động nổ ra, trong một vùng nào này hay một vùng kia của thế giới, trên một mức độ nhỏ bé hay rộng lớn, cho một thời gian ngắn hay trên một căn bản tiếp diễn lâu dài.  Dường như không có sự chấm dứt trong cảnh tượng của việc sử dụng bạo động để giải quyết xung đột.  Thế giới dường như không gần hơn nhiều với việc nhận ra sự sáng suốt của Đức Đạt Lai Lạt Ma về một thế giới, nơi mà chúng ta cảm thấy liên hệ với những người khác, thoải mái bất chấp người nào mà chúng ta gần gũi, nơi mà sự tốt lành và dịu dàng của chúng ta ngự trị, một thế giới thênh thang không bạo động hay sợ hãi, có lẽ ngoại trừ những xung đột  nhỏ không tránh khỏi giữa những con người nơi này và nơi kia.  Tuy thế, ngài vẫn đầy hy vọng.  Thế kỷ vẫn còn trẻ trung.  Vẫn còn thời gian cho những thay đổi như thế xảy ra.

Nhưng với quá nhiều rắc rối trong thế giới ngày nay, tôi đã tự hỏi, ngài đã duy trì hy vọng như thế nào?  Điều gì chống đở cho sự lạc quan của ngài?  Và ngược lại với bối cảnh những vấn nạn thách thức của xã hội và vô số những căng thẳng của đời sống hàng ngày này, mỗi chúng ta cũng có những rắc rối cá nhân.  Vì vậy, chúng ta đã đối diện với một câu hỏi căn bản: Chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc trong một thế giới rắc rối như vậy ra sao?

Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Hoa Kỳ trên một chuyến hoằng pháp, lần này ở Tucson, Arizona.  Trong khoảng thời gian giữa những loạt bàn luận cuối cùng ở Ấn Độ, chúng tôi vẫn tiếp tục gặp gở thỉnh thoảng nhưng chúng tôi đã chuyển đến những chủ đề khác trong một lúc, nói về những vấn đề liên hệ đến kinh tế, thịnh vượng, lối sống, tham lam, chủ nghĩa tiêu thụ, giàu và  nghèo[1].   Lại nữa tôi cũng đã tháp tùng với ngài trong một số chuyến diễn thuyết, nhưng với thời khóa thuyết giảng dày đặc trong những chuyến hoằng pháp hải ngoại, nên một cách tổng quát không phải là thời gian thích hợp để thỉnh cầu cho những buổi đàm luận trong chiều sâu về những đề đề tài phức tạp.

Tuy nhiên, Tucson thì khác biệt.  Chính là ở đây, tiểu bang quê nhà của tôi Arizona, nơi mà chúng tôi đã tiến hành những buổi thảo luận đầu tiên về hạnh phúc con người nhiều năm trước đây, những buổi đàm luận cuối cùng được ghi chép trong quyển sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc[2].  Đây là lần đầu tiên ngài trở lại thăm Arizona.  Vì vậy, sau hơn một thập niên, chúng tôi ở đây một lần nữa, vẫn khám phá chủ đề hạnh phúc nhân loại.  Sự bố trí của sa mạc Sonoran, giữa ngọn những đồi đá, những cây xương rồng saguaro cao ngất, mùi hương phảng phất của những cây bụi sa mạc, gợi lên một cảm giác nhớ nhà.  Thế nào đấy dường như đúng là nơi mà chúng tôi tiếp tục những cuộc thảo luận ở đây, một chỗ nhắc nhở về những chu kỳ của đời sống, những vòng xoay bất tận xoay tròn chung quanh và không thay đổi cốt lõi của nó – câu hỏi tồn tại mãi mãi về vấn đề tìm kiếm hạnh phúc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma với một ngày đầy các buổi làm việc.  Bên cạnh một buổi ăn trưa ngắn riêng tư trong khách sạn nơi ngài ở, gần như mỗi phút của ngài đã được ghi chép chắc nịch.  Tuần ấy, ngài thuyết giảng một trong những giáo huấn

Đạo Phật mà ngài rất ưa thích, Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát (Bodhicarayavatara) của Tịch Thiên.  Những buổi thuyết giảng dài mỗi buổi sáng và buổi chiều chỉ có một ít thời gian cho những hoạt động khác.  Thông thường, bất cứ một giây phút hiếm hoi nào mà  ngài rảnh rỗi giữa những sự kiện công cộng và riêng tư sẽ bị lấp đầy với những buổi tiếp kiến ngắn gọn.  Tuy nhiên, trong trường hợp này do bởi mối liên hệ địa phương của tôi, những người tổ chức cuộc thăm viếng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Tucson đã giúp để làm cho thuận tiện một cách tử tế một số khoảng thời gian dài hơn để chúng tôi gặp gở nhau, sau buổi điểm tâm vào những buổi sáng  hay tiếp theo buổi thuyết giảng của ngài vào xế trưa.

Tôi đã đến khách sạn của ngài rất sớm vào buổi sáng cho buổi gặp gở đầu tiên của chúng tôi.  Không thật sự là một “người của buổi sáng[3]“,  tôi vừa mới uống xong ly cà phê của tôi, và vẫn còn đang vật vả để thấy màu sắc.  Khi tôi tiến vào phòng khách của khách sạn, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện ra từ phòng  ngủ bên cạnh với những bước chân nhanh nhẹn và một nụ cười mĩm ấm áp, chào tôi một cách hoạt bát trong tinh thần sinh động.  Như mỗi chuyến du hành thường lệ của ngài, ngài đã dậy từ bốn giờ sáng, đã dành hơn ba giờ đồng hồ trong thiền quán và cầu nguyện, và đã dùng xong buổi điểm tâm giản dị của ngài với món tsampa[4] truyền thống của Tây Tạng.  Đây là thời gian tuyệt vời nhất trong ngày của ngài.

Chúng tôi mở đầu với một cuộc đối thoại nhỏ tổng quát khởi đầu khi ngài giũ đôi dép săng-đan nhựa ra và tréo chân ngồi xếp bằng, chân không, trên một cái ghế nệm dựa to rộng.   Mặc dù bằng những tiêu chuẩn của Arizona, nhiệt độ đầu mùa thu  đã là giảm bớt một cách thú vị so với mùa hè hung hãn, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma, người thường không thích thời tiết nóng bức, đã nhận xét về cái nóng của sa mạc khi tôi ngổi xuống trên chiếc ghế nệm dài đối diện với ngài và lấy tập ghi chép ra.  Khi tôi chuẩn bị máy thu âm trên bàn cà phê đối diện với chúng tôi, chúng tôi đã nói chuyện trong vài phút  về việc ngài trở lại Tucson sau nhiều năm.  Nhưng với quá nhiều câu hỏi mà tôi muốn trình bày, trong một lúc rất ngắn ngủi chúng tôi lại bắt đầu cuộc đàm luận đã có từ lâu của chúng tôi, khơi lại từ những gì chúng tôi đã dở dang ở Dharamsala.

Nhanh chóng đi xuyên vào ngay trung tâm của vấn đề đã sẳn sàng, câu hỏi của vấn đề tìm kiếm hạnh phúc như thế nào trong thế giới phiền não của chúng ta, tôi bắt đầu, “Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, khi ngài nghĩ về tất cả những vấn nạn của thế giới, những rắc rối đã làm xói mòn hạnh phúc của nhân loại – bạo động, khủng bố, thành kiến, nghèo đói, và khoảng cách giữa giàu và nghèo, môi trường,v.v… – và nghĩ về việc tất cả các vấn đề này bao la như thế nào, đôi khi tất cả dường như quá đáng, không thể làm được…ý tôi muốn nói, với quá nhiều đau khổ trong thế giới, khả năng của con người trong việc tìm kiếm hạnh phúc chân thật đôi khi dường như quá xa xôi.”

“Howard, bây giờ một việc là – chúng ta đã và đang nói về hạnh phúc con người trên mức độ xã hội.   Và trên mức độ này những điều kiện bên ngoài có thể có một tác động nào đấy trên hạnh phúc của những ai đang sống trong xã hội ấy.  Vì vậy,, chúng ta cần hành động trên vấn đề vượt thắng nhiều vấn nạn trong xã hội ngày nay.  Chúng ta cần thực hiện một nổ lực để thay đổi mọi thứ trong bất cứ cung cách nào chúng ta có thể, ngay cả những phương thức nho nhỏ, vì thế những điều kiện xã hội được tạo nên có thể thúc đẩy những hạnh phúc rộng lớn hơn cho tất cả những thành viên trong xã hội ấy.  Điều đó là quan trọng.  Đấy là trách nhiệm của chúng ta, nhưng khi chúng ta nói về việc thúc đẩy hạnh phúc của nhân loại, chúng ta cần phát biểu về điều này trên hai mức độ: nội tại và ngoại tại.  Vì thế, chúng ta cần hành động đối với việc giải quyết những rắc rối ngoại tại, nhưng cùng lúc ấy, chúng ta cần tìm một phương cách để đương đầu một cách nội tại, trên mức độ cá nhân, do vậy chúng ta có thể duy trì hạnh phúc cá nhân trong sự giáp mặt với những vấn nạn thế giới.”

“Do vậy, tại điểm này, tôi muốn chuyển sang mức độ cá nhân, và khám phá những phương cách để tìm ra hạnh phúc mặc cho những rắc rối của thế giới,” tôi nói.

“Tốt lắm,” ngài trả lời.

“Nhưng ngài biết không,” tôi thở dài, “với quá nhiều rắc rối trong thế giới ngày nay, quá nhiều căng thẳng và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi dường như cung cách tốt nhất để đối phó với nó tất cả sẽ chỉ là phớt lờ mọi thứ diễn biến chung quanh ta, hay trở thành một nhà ẩn dật hay điều gì đấy.  Nhưng điều đó không thể là giải pháp.”

“Vâng, thế giới thật sự có nhiều rắc rối,”  Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý.  “Nhưng chúng ta không cần phải rút lui khỏi thế giới để tìm hạnh phúc.”  Ngài dừng lại một lúc để với tới chiếc tách trà trên bàn, rồi tiếp tục.  “Ông biết không, câu hỏi này thật sự nhắc tôi một chút về lần tôi ở Đức Quốc khi người phỏng vấn hỏi rằng tôi có nghĩ là căng thẳng ấy là một đặc trưng nhận thức của thế giới ngày nay, của xã hội hiện đại không.”

“Ngài đã nói gì với ông ấy?”

“Tôi nói với ông ta là không!  Trong thực tế, nếu điều đó đúng, thế thì tất cả chúng ta đều nghĩ về một nơi không có TV, không có giao tiếp, không có bất cứ một tiện nghi hiện đại nào, và không có thực phẩm tốt lành [cho thân thể và tinh thần] như vậy!”  Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại.  “Đối với tôi,” ngài tiếp tục, “bất cứ một nơi nào như vậy có thể là, tôi không nghĩ rằng chỗ ấy nhất thiết là một chốn sung sướng, không căng thẳng để sống!  Vì thế, những tình trạng như căng thẳng và băn khoănlà  những thể trạng nội tại, trái lại những điều kiện của xã hội chúng ta là ngoại tại – chúng không tạo nên sự căng thẳng của chúng ta một cách trực tiếp.  Căng thẳng và những tình trạng tinh thần tiêu cực này phải hoạt động với đáp ứng của chúng ta đến những điều kiện đó, và cho thấy một sự thiếu vắng năng lực nào đó để đương đầu với môi trường của chúng ta.

“Vậy nên, nếu ông phản chiếu, ông sẽ thấy rằng nhiều đau khổ của chúng ta trong đời sống được làm ra không phải bởi những nguyên nhân ngoại tại mà bởi những sự kiện nội tại chẳng hạn như việc sinh khởi của những cảm xúc phiền não.  Và phương pháp đối trị tốt nhất cho tình trạng xâu xé nội tại này là việc nâng cao khả năng của chúng ta để xử trí với những cảm xúc này, và nghiên cứu việc đương đầu với môi trường, những tình thế tiêu cực, v.v…, như thế nào.”

“Chỉ để làm cho sáng tỏ,” tôi hỏi, “khi ngài liên hệ đến việc ‘xử trí những cảm xúc này’, ngài đang liên hệ đến việc nghiên cứu việc chỉnh đốn những cảm xúc của chúng ta như thế nào, hay một cách chính xác hơn, làm việc trong vấn đề vượt thắng những cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như giận tức, thù hận, tham lam, ganh tỵ, ngã lòng, v.v… như thế nào?  Nói cách khác, ngài có liên hệ đến tiến trình rèn luyện tâm thức không?”

“Vâng,” ngài khẳng định.  “Trong quá khứ, ông và tôi đã từng nói về việc rèn luyện tâm thức, hay những gì đôi khi tôi gọi là nguyên lý nội tại, như một phương pháp của việc trau dồi hạnh phúc lớn hơn, vì thế tôi nghĩ…”

Hy vọng ngài không thảo luận qua loa chủ đề này bởi vì chúng tôi đã nói về điều này trong quá khứ, tôi cắt ngang một cách nhanh nhẩu.  “Vâng, chúng ta đã nói về điều này, nhưng tôi nghĩ đây là một chỗ tuyệt vời để bắt đầu hôm nay!  Bởi vì trong một đợt gặp gở ở Dharamsala lúc trước, chúng ta đã thảo luận về những hành động xấu ác và bạo động, và chúng ta đa truy tầm nguyên nhân của điều này đến gốc rể của nó là những cảm xúc tiêu cực, tàn phá.  À, trong những thảo luận này chúng ta đã dành một thời gian nào đấy trên một cảm xúc tiêu cực đặc thù là sợ hãi, nhưng chúng ta đã không đi vào thảo luận sâu hơn về việc đối phó với những thứ khác, hay những cảm xúc tiêu cực phổ quát.  Tôi muốn trở lại chủ đề ấy, vì thế hôm nay sẽ thật tuyệt để ôn lại sơ qua về những chủ đề quan trọng,” tôi bàn thế.  “Và bên cạnh ấy, trong quá khứ chúng ta đã thảo luận điều này chỉ trong  phạm vi của việc phát triển cá nhân, bây giờ chúng ta cũng đang bàn thảo những vấn đề này nhưng trong một phạm vi khác biệt, trong một khung cảnh hay nhận thức những nhân tố xã hội rộng hơn.”

Với một nụ cười tế nhị trên khuôn mặt, một nụ cười mĩm chủ yếu với đôi mắt ngài, tôi nghĩ có thể bởi vì ngài hài lòng với nhiệt tình bám theo chủ đề của tôi, ngài đồng ý với thỉnh cầu của tôi, và nói, “Okay.  Để ôn lại, thế thì, sự rèn luyện tâm thức này liên hệ đến việc trau dồi những thể trạng tích cực của tâm và vượt thắng những tình trạng tiêu cực của tâm thức, những cảm xúc tàn phá, hay những gì được biết như các cảm xúc phiền não.  Khi chúng ta thảo luận trong quá khứ, theo giáo thuyết nhà Phật, những thể trạng tích cực tinh thần là những thứ đưa đến hạnh phúc lớn hơn.  Những cảm xúc tiêu cực hay tàn phá tạo nên sự quấy nhiễu trong tâm thức chúng ta, phá hoại niềm hạnh phúc tinh thần của chúng ta.  Những cảm xúc phiền não này làm cho khổ đau hơn.  Theo quan điểm Phật Giáo, chúng ta xem những phẩm chất tinh thần tích cực này là những phương thuốc đối trị đến các tình trạng phiền não hay tàn phá tinh thần – khi chúng ta tăng cường cảm xúc tích cực, sẽ có một sự giảm thiểu tương ứng trong sự ảnh hưởng và  năng lực của cảm xúc tiêu cực.  Vì vậy, trong sự thực hành  Phật Giáo, có những nhân tố tinh thần tích cực nào đó hoạt động như những phương thức đối trị đến những cảm xúc tiêu cực hay tàn phá tương ứng – thí dụ, kiên nhẫn  và bao dung hoạt động như một loại thuốc đối trị đến giận tức, từ ái và bi mẫn như một loại đối trị đến thù hận, và những nhân tố chẳng hạn như toại nguyện và giản dị hoạt động như phương thức đối trị đến thèm khát và tham muốn, v.v…

“Ô, một thứ khác nữa,” ngài thêm sau khi ngắt giọng; “ở đây chúng ta đang nói về những nguyên tắc nội tại.  Nhưng như tôi thường đề cập, nguyên tắc nội tại này cần được liên kết với nguyên tắc đạo đức, hành động như một cung cách phẩm hạnh. Khi chúng ta giảm thiểu những cảm xúc tàn phá, chúng ta cũng cần hành động trên việc vượt thắng những thái độ tàn phá tùy tùng của chúng, là những thứ cũng có thể đưa đến những thứ khốn khó và khổ đau.  Do vậy, khi chúng ta phát triển những phẩm chất tinh thần tích cực này, những thay đổi nội tại cần được biến thành thái độ của chúng ta, trong việc tương tác với người khác như thế nào.  Điều đấy là quan trọng.”

Có lẽ một ngày nào đấy thế giới sẽ tiếp nhận những nguyên tắc bất bạo động một cách rộng rãi, khi sự ngu ngơ về thành kiến và tàn nhẫn của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sẽ là một vấn đề phổ biến của quá khứ, khi nghèo khó và đói kém đã được loại trừ, những quyền căn bản của con người được ban cho tất cả, và những điều kiện xã hội thúc đẩy hạnh phúc được rộ nở.  Có lẽ một ngày nào đấy.  Khi nào là ngày ấy thì không chắc chắn.  Nhưng một điều chắc chắn là sự thay đổi xã hội cần có thời gian.  Chúng tôi đã chia tay với câu hỏi đương đầu với những vấn nạn của thế giới chúng ta như thế nào mà vẫn duy trì được niềm vui.  Chúng tôi đã trở lại với trình độ của cá nhân, khám phá sự tiếp cận nội tại đến hạnh phúc như chúng tôi đã hoàn thành ở đây tại Tucson nhiều năm về trước đó.  Nhưng hiện tại, chúng tôi nói về những vấn đề này trong một phạm vi xã hội rộng hơn.  Và bây giờ, nghiên cứu khoa học đã nói về giá trị sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến hạnh phúc, tính hiển nhiên đã thiếu vắng vào thời gian những cuộc đàm luận đầu tiên của chúng tôi.

Khi tôi lắng nghe ngài bắt đầu phác thảo sự tiếp cận của ngài với nghịch cảnh của đời sống và vẫn duy trì hạnh phúc, tôi đã ngạc nhiên bởi những sự tương đương với chính các khám phá mới mẻ nhất của khoa học.  Trong những năm ở giữa từ khi phát hành quyển Nghệ Thuật Hạnh Phúc, tôi đã theo dõi sát những phát triển mới trong nghiên cứu khoa học về hạnh phúc và những cảm xúc tích cực, và bây giờ tôi bắt đầu thấy một số khám phá khoa học then chốt  phục vụ để tỏa ra ánh sáng mới trên sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma, là điều dĩ nhiên được căn cứ trên những nguyên lý và các sự thực tập Phật Pháp cổ truyền.

Trong thảo luận về việc những cảm xúc tích cực hoạt động như những loại thuốc giải độc hay phương pháp đối trị đến những cảm xúc tiêu cực như thế nào, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ôn lại một số nguyên tắc tiếp cận nền tảng của Đạo Phật đến hạnh phúc.  Sự tiếp cận này căn cứ trên ý tưởng rằng một khi chạm trán với sự sống còn cơ bản của chúng ta, hạnh phúc được quyết định nhiều bởi thể trạng của tâm thức chúng ta hơn là do những hoàn cảnh, điều kiện, hay sự kiện ngoại tại.  Xa hơn nữa, theo quan điểm Đạo Phật, chúng ta có thể trau dồi hạnh phúc một cách thận trọng bằng việc rèn luyện tâm thức chúng ta, bằng việc tái cấu trúc quan điểm và thái độ của chúng ta.  Từ nhận thức này, chúng ta có thể trau dồi hạnh phúc rất giống việc phát triển bất cứ một kỷ năng nào khác, qua việc rèn luyện và thực tập.

Thực tập việc rèn luyện tâm thức bắt đầu với việc làm quen chính mình với tất cả những loại thể trạng tinh thần hay cảm xúc khác nhau mà chúng ta có thể trải nghiệm trong đời sống hàng của chúng ta, rồi thì phân loại chúng như tích cực hay tiêu cực tùy theo việc hoặc là chúng đưa đẩy rốt ráo đến hạnh phúc lớn hơn hay khổ đau lớn hơn.  Vì vậy, những cảm xúc như từ ái bi mẫn, tử tế ân cần, kiên trì nhẫn nại, tha thứ bao dung, hy vọng, v.v… được nhận ra như những cảm xúc tích cực.  Những cảm xúc này không chỉ liên kết với hạnh  phúc lớn hơn theo quan điểm Phật Giáo mà cũng có hàng trăm nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây cho thấy rằng những cảm xúc tích cực có những ảnh hưởng lợi ích trên sức khỏe thân thể, sức khỏe tinh thần, những mối quan hệ, và toàn bộ thành công trong đời sống, kể cả thành công nghề nghiêp và thịnh vượng tài chính.

Dĩ nhiên, cũng có nhiều cảm xúc và thể trạng tinh thần có thể dẫn đến khổ đau, đối nghịch, thù hận lớn hơn, cực kỳ băn  khoăn, ghen tỵ, tham lam, bất lương, thành kiến, v.v…  Những thứ này gọi là các cảm xúc tiêu cực, mặc dù trong những cuộc thảo luận, chúng tôi thỉnh thoảng sử dụng những tên gọi khác xen kẻ nhau – chẳng hạn như cảm xúc tàn phá, cảm xúc quấy rầy, hay klesha trong Sanskrit, đôi khi được chuyển dịch là “cảm xúc phiền não” hay “vọng tưởng”.  Trong khi những thuật ngữ “cảm xúc tích cực” và “cảm xúc tiêu cực” được sử dụng một cách phổ biến, những dạng thức này không giới hạn đến những gì chúng ta định nghĩa một cách quy ước như những cảm xúc thật sự – thí dụ, trung thực lương thiện, tha thứ bao dung, kiên trì nhẫn nại hay khiêm tốn được bao gồm trong những cảm xúc tích cực, trong khi bất lương hay thiếu tự giác có thể được thấy như những cảm xúc tiêu cực.  Nhưng bất cứ thuật ngữ nào chúng ta lựa chọn để sử dụng, nguyên tắc then chốt Phật Giáo ở đây là cảm xúc tiêu cực và phương thức đối trị của nó là không tương hợp với nhau một cách nền tảng, và chúng ta không thể trải nghiệm cả hai trong cùng chính một thời điểm – cảm xúc tích cực hoạt động để xua tan cảm xúc tiêu cực, giống như việc chuyển sang ánh sáng sẽ xua tan bóng tối.  Do vậy, giống như chúng ta trau dồi dần dần cảm xúc tích cực, tăng cường năng lực của nó, sẽ có một sự giảm thiểu tương ứng cảm xúc tiêu cực, cũng như hòa nước lạnh vào trong nước nóng – khi chúng ta đổ nước lạnh nhiều hơn, sẽ có một sự sụt giảm tương hợp trong nhiệt độ của nước.

Trong thập niên qua, chứng cứ nghiên cứu khoa học mới nổi bật lên để chứng tỏ giá trị của nguyên tắc Phật Giáo này trong một số cung cách đáng ngạc nhiên.  Thí dụ, trong một thí nghiệm có ảnh hưởng sâu xa được điều khiển bởi Tiến sĩ Barbara Fredrickson, một trong nhà nghiên cứu hàng đầu của thế giới về những cảm xúc tích cực, cùng với những đồng nghiệp tại Đại Học Đường Michigan, băn khoăn và căng thẳng được gây ra trong một nhóm đối tượng bằng việc nói với họ rằng họ chỉ có vài phút để chuẩn bị một phát biểu sẽ được quan sát bởi những đồng bạn và được đánh giá.  Như người ta có thể phỏng đoán, những mức độ của sợ hãi và băn khoăn lập tức bừng dậy cùng với phản ứng căng thẳng thân thể, kể cả nhịp tim đập gia tăng, áp huyết cao lên, sự co thắt mạch máu ngoại biên, cơ bắp căng lên, v.v…  Sau khi kích thích những phản ứng căng thẳng này, các đối tượng được cho hay rằng buổi nói chuyện được đình lại và họ không cần phải làm điều này.  Ôi chao!  Rồi thì những nhà nghiên cứu chia đối tượng thành bốn nhóm, gây ra một cảm xúc khác trong mỗi nhóm bằng việc cho họ xem những đoạn phim được biết để:

1- Gợi lên sự vui thích (một cảm xúc tích cực đánh thức nhanh mạnh).

2- Toại nguyện và trầm tĩnh (một cảm xúc tích cực đánh thức chậm yếu).

3- Buồn rầu (một cảm xúc tiêu cực).

4- Nhóm kiềm chế thần kinh (việc gợi lại cảm xúc không thay đổi).

Những nhà khảo sát đã thấy rằng các đối tượng cảm nhận những cảm xúc tích cực hồi phục nhanh chóng hơn nhiều  đối với những ảnh hưởng của băn khoăn của nhóm kiềm chế.  Những nhà khảo sát đã khám phá ra rằng nhịp đập của tim và áp huyết của những đối tượng với các cảm xúc tích cực trở lại bình thường nhanh chóng hơn nhiều so với nhóm kiềm chế, trong khi nhóm “buồn rầu” cần nhiều thời gian hơn để hồi phục so với những nhóm kiểm soát bình thường – sự chỉ đạo của Fredrickson đề xuất một lý thuyết mới về chức năng của những cảm xúc tích cực.  Gọi lý thuyết của bà là Giả Thuyết Cởi Mở, bà đề xuất ý kiến rằng những cảm xúc tích cực phục vụ để “cởi mở” hay làm mất tác dụng các ảnh hưởng tinh thần và thân thể của những cảm xúc tiêu cực: nói cách khác, ý kiến là những cảm xúc tích cực hoạt động như những loại đối trị đối với những cảm xúc tiêu cực!

Điều này có quan hệ mật thiết với sự tin tưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, phát biểu đến phóng viên phỏng vấn người Đức mà ngài đã đề cập, rằng không phải xã hội hiện đại tạo nên căng thẳng một cách tự động.  Dĩ nhiên, không có thắc mắc rằng tình trạng phổ quát của thế giới và những điều kiện của xã hội hiện đại có thể gây ra căng thẳng một cách cao độ.  Một sự thật được nhìn nhận một cách rộng rãi trong những nhà khoa học là theo quan điểm tiến hóa, thân thể và não bộ con người được thiết kế cho kỷ nguyên Canh Tân[5], không phải cho xã hội công nghiệp và kỷ thuật hiện đại.  Chúng ta đã tiến hóa trong những nhóm nhỏ trên những đồng cỏ[6] rộng lớn, không phải trong những thủ phủ vươn dài khổng lồ, với những con người chồng chất lớp này lên lớp khác trên đỉnh của nhau trong những tòa nhà vươn cao nhô lên hàng trăm thước trong không khí.  Thân thể và não bộ chúng ta không phải được cấu tạo để dự vào hệ thống giao thông tắt ngẽn bởi sự chằng chịt của các con đường với những ngã ba, ngã tư,…, kèn kêu inh ỏi chung quanh chúng ta, phải hội họp không ngừng nghĩ cả ngày, làm những bài báo cáo trong giờ phút chót, bị tấn công dồn dập với các loại kích thích giác quan liên tục từ phim ảnh và trò giải trí, e-mail tới tấp không có thời gian để trả lời, cũng như máy truyền hình và truyền thanh báo tin hàng giờ về đủ loại thảm họa do thiên nhiên và con người gây ra.  Ngay cả mười phút xem tin tức có thể làm cho mức độ căng thẳng chúng ta cất cánh.  Và những nghiên cứu đã cho thấy rằng ngay cả tiếng ồn ô nhiễm chung quanh chúng ta, chúng ta phân ly với môi trường và thậm chí không chú ý đến, những nơi chốn đòi hỏi trên hệ thống thần kinh của chúng ta mà chúng ta đã không được xây dựng cho  sự thích ứng.

Kết quả của tất cả điều này thường là một sự kích thích kinh niên mức độ thấp trong sự đáp ứng căng thẳng của chúng ta, bơm ra những kích thích tố căng thẳng trong những cách mà thân thể chúng ta được cấu trúc.  Những kích thích tố căng thẳng này được cấu thành để thực hiện một hành động nhanh, dứt khoát trong một khuynh hướng bùng lên cố gắng và rồi trở lại bình thường; chúng được cấu tạo để đối phó với những thú săn mồi và những kẻ gây hấn nguy hiểm, không phải để lo lắng hàng tháng về một số thi cử, căng thẳng tài chính, hay mất việc.  Hệ thống đáp ứng căng thẳng của chúng ta được thiết kế cho những chiến trận chớp nhoáng với một con cọp răng bén nhọn, không phải cho một cuộc chiến dai dẳng trong một phiên tòa ly dị.  Nhưng gì thuận tiện cho thân thể chúng ta trong một biến động ngắn hạn có thể rất tai hại đối với những tai họa dài hạn.  Hành động dài hạn của hệ thống đáp ứng căng thẳng hay phơi bày kinh niên đến những kích thích tố căng thẳng có thể thay đổi sự hoạt động và cấu trúc của những tế bào não quan trọng cho trí nhớ, cũng như tạo nên vô số rắc rối sức khỏe.  Rồi thì, thêm vào loại căng thẳng kinh niên quá khứ này của đời sống hiện đại, chúng ta cũng chiến đầu với những tình cảnh bất lợi làm chúng ta xáo trộn, gợi lên các cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như giận tức hay băn khoăn, phối hợp với những cao điểm ác liệt trong đáp ứng căng thẳng, phản ứng đánh – hay – chạy.

May mắn thay, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị, có một cách để vượt thắng những phản ứng căng thẳng kinh niên và gay gắt – và như cuộc thí nghiệm của Fredrickson cho thấy những cảm xúc tích cực có thể hoạt động như phương thuốc đối trị, đảo ngược lại những ảnh hưởng tiêu cực của đáp ứng căng thẳng.  Dĩ nhiên, điều này đưa chúng ta đến một vấn đề nền tảng, vấn đề then chốt: Chúng ta có thể  nghiên cứu các cảm xúc của chúng ta, đặt chúng ở dưới sự kiểm soát một cách chủ động hay không?  Và ở đây chúng ta đang nói về một phương  pháp của việc sản sinh sự gia tăng bền bỉ trong những cảm xúc tích cực, chứ không chỉ là một kinh nghiệm ngắn ngủi nhất thời của cảm xúc tích cực từ việc xem các đoạn phim.

Khi cuộc đàm luận của chúng tôi tiếp tục, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đi tới trả lời câu hỏi này.

Tiếp tục cuộc đàm luận của chúng tôi về trau dồi hạnh phúc bằng việc rèn luyện tâm thức, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, “Một vấn đề khác – trong việc bổ sung cho những phương thức đối trị đặc thù  đối với những cảm xúc tiêu cực, cũng có một phương thuốc tổng quát.  Như ông biết trong truyền thống  Phật Giáo, chúng tôi xem tất cả những cảm xúc phiền não có gốc rể trong vô minh si ám – nhận thức sai lầm về tính bản nhiên chân thật của thực tại.  Do thế, phương thức đối trị đến vô minh si ám, được biết như nhân tố Tuệ Trí, hay sự phát sinh tuệ giác nội quán vào trong tính bản nhiên chân thật của thực tại, có thể được thấy nhưu một phương thức đối trị phổ quát có thể loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực ngay gốc rể của chúng.

“Cũng thế,” ngài thêm, “đối với những cảm xúc tích cực và tiêu cực này, theo quan điểm của Đạo Phật, chúng tôi nói rằng những cảm xúc tích cực có một nền tảng vững chắc, căn cứ trên thực tại, trong khi các cảm xúc tiêu cực thiếu một cơ bản vững vàng và tổng quát là căn cứ trên nhận thưc sai lầm, bóp méo hay vọng tưởng điên đảo về thực tại.  Thí dụ, từ bi đối với người khác căn cứ trên việc nhận ra rằng ngưởi kia, giống như chính mình, cũng muốn hạnh phúc và không muốn đau đớn cùng khổ sở.  Đây là một quan điểm có căn cứ, một bộ phận của thực tại.  Trái lại, với một cảm xúc như thù hận, chúng ta sẽ thấy rằng nó thường căn cứ trên nhận thức về cá nhân như một trăm phần trăm tiêu cực hay tệ hại, giống như là bản chất thường còn, không thay đổi của người ấy.  Đó là một bóp méo về thực tại, vì nếu chúng ta khảo sát một cách sâu sát, mỗi người sẽ có một phẩm chất tích cực nào đấy, và người ta cũng sẽ có khả năng để thay đổi.”

Quen thuộc với những khái niệm này từ việc tham dự nhiều buổi nói chuyện công cộng của ngài cũng như những buổi đàm luận riêng tư, tôi gật đầu, rồi thì lái cuộc thảo luận trở lại những gì tôi xem như là các vấn đề thực tiển hơn, tôi nói, “Ngay bây giờ, để qua một  bên những thứ như nền tảng vững chắc hay gốc rể cố hữu của tất cả những cảm xúc tiêu cực này, vấn đề chính ở đây là việc phát triển khả năng để đương đầu với môi trường, nghịch cảnh và những căng thẳng của đời sống hàng ngày và để tìm hạnh phúc.  Vì vậy, nếu các cảm xúc tích cực là phương thức đối trị, thế thì câu hỏi hợp lý là trau dồi chúng như thế nào… và tôi phỏng đoán rằng, một cách căn bản, câu hỏi chính ở đây là chúng ta có thể nghiên cứu để đương đầu như thế nào với …”

Đoán trước phần còn lại của câu hỏi, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, “Vì vậy, tôi nghĩ đến một sự mở mang rộng rãi thái độ và nhận thức của con người đóng một vai trò quan trọng ở đây.  Một điều chắc chắn là: Chúng ta nhìn thế giới quanh ta như thế nào, chúng ta nhìn người khác như thế nào, và chúng ta diễn dịch các hoàn cảnh của chúng ta và những sự kiện diễn tiến quanh ta chúng ta như thế nào, chắc chắn có thể ảnh hưởng đến việc chúng ta có thể đáp ứng đến môi trường của chúng ta, thế giới của chúng ta, và những rắc rối của chúng.  Đây là quan điểm nền tảng của chúng ta.  Và tôi nghĩ điều này liên hệ một cách trực tiếp đến khả năng của chúng ta trong việc đương đầu với những rắc rối và duy trì hạnh phúc.  Thế nên, chúng ta cần đặt sự chú ý đến trình độ này và phát triển một quan điểm và các thái độ cho chúng ta sức mạnh và có thể giúp chúng ta đương đầu.”

“Thưa Đức Thánh Thiện, tôi nghĩ rằng tôi cứ tiếp tục hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề ” – Tôi cười – nhưng tôi đang tự hỏi ngài có thể để xuất một vài phương pháp đặc thù hay cụ thể giúp chúng ta đương đầu.  Thí dụ, con người tiếp cận việc phát triển một quan điểm chính xác như thế  nào mà có thể cho chúng ta sức mạnh?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma cười.  “Và tôi cứ tiếp tục nói đi nói lại, giải pháp là, ‘Hãy thực tế!’ ‘Sự thực tế này … tôi đoán dường giống như một chân ngôn đối với tôi,’ … tiếp cận thực tế … tiếp cận thực tế … ‘khi đương đầu với rắc rối.  Thí dụ, trong việc đấu tranh cho sự tự do của Tây Tạng, như ông biết, tôi luôn luôn chủ trương một sự tiếp cận thực tế là điều liên hệ đến việc từ bỏ đòi hỏi cho một nền độc lập hoàn toàn, và thay vì thế tìm kiếm một sự tự trị chân thành.  Một số người chỉ trích, những người khăng khăng cho một sự độc lập toàn vẹn được biết đã từng tuyên bố rằng họ thấy cách nói của tôi, ‘sự tiếp cận thực tiển,’ là nguồn gốc của sự bực bội!

“Vì vậy, thế nào đi nữa, tôi nghĩ nền tảng tiềm tàng cho những loại thái độ và quan điểm hổ trợ nhất cho việc đương đầu là suy nghĩ thực tiển, một sự tiếp cận thực tiển.  Điều này liên hệ đến việc khảo sát và tăng cường tỉnh thức về hiện thực của những hoàn cảnh chung quanh chúng ta.”

Mặc dù chúng tôi đã thảo luận vấn đề quan trọng về suy  nghĩ thực tế này trong những phạm vi khác  nhau trong quá khứ (lần cuối cùng trong phạm vi của những cảm xúc tàn phá), buổi sáng này một ý nghĩ khác nẩy lên với tôi, một sự phản đối mà tôi cảm thấy một số người có thể phát sinh trong việc đáp ứng đến lập trường của ngài.

“Àhhh, tôi không chắc mọi người sẽ đồng ý với điều đó,” tôi phản đối, “tôi nghĩ rằng một số người có thể phàn nàn rằng nếu chúng ta càng trở nên tỉnh thức về những vấn nạn này trên thế giới, chúng ta càng trở nên thực tế với suy nghĩ của chúng ta, chúng ta càng khảo sát và nhìn vào các sự việc, càng có thể đúng hơn là việc khám phá thấy đủ loại rắc rối mà chúng ta đã không tỉnh thức đến.  Chúng ta có thể khám phá ra rằng xã hội chúng ta đem đến nhiều vấn nạn hơn giải pháp, v.v… , Tôi không chắc rằng điều đó có làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, toại nguyện hơn, hay đúng hơn là làm cho chúng ta cảm thấy bị tràn ngập hơn, bị căng thẳng và làm thất vọng hơn.  Tôi muốn nói là nếu tôi quan tâm về những vấn đề của vũ khí nguyên tử và kháo sát và thấy ra ‘thực tế’ rằng vẫn có những hầm chứa hỏa tiển ở khắp chung quanh những khu vực chúng ta ở, điều đó sẽ không làm cho tôi ngủ ngon giấc hơn trong đêm chút  nào.  (Hay, nếu tôi trở nên ‘tỉnh thức’ hơn về ‘thực tế’ của sự hâm nóng địa cầu hay điều gì đó, thì rõ ràng sẽ làm tôi càng chán nản hơn là làm tôi vui mừng hơn.)

“Này nhé, nó là một vấn đề của nhận thức,” ngài nói, “và tiếp nhận một nhận thức thích đáng – bởi vì một khám phá như vậy cũng có thể có tác động gia tăng ý thức cấp bách của chúng ta về vấn nạn, và kích thích để đưa chúng ta tham gia vào một nhóm hay trở nên năng động một cách chính trị hơn hay thực hiện một hành động nào đó để cố gắng làm việc gì đó về vấn đề.

“Bằng việc giới thiệu sự tiếp cận này về suy nghĩ thực tế, về việc gia tăng sự tỉnh thức của chúng ta và đến gần hơn với thực tế, rất là quan trọng để thấu hiểu những gì muốn nói bằng ‘quan điểm thực tế.”  Thí dụ, tôi không đề nghị chúng ta chỉ nhìn vào những rắc rối của thế giới, hay thực tế chỉ trên những khía cạnh tiêu cực của hoàn cảnh.  Những thứ đó chỉ là một bộ phận của thực tế.  Một sự tiếp cận thực tế thật sự nhìn vào tất cả mọi quan điểm và mọi khía cạnh của bất cứ hoàn cảnh nào – và điều này sẽ bao gồm cả tốt và xấu, không chỉ xấu.  Đời sống luôn luôn gồm có những vấn nạn, nhưng cũng là những thời điểm của tốt đẹp.  Vì vậy, tôi nghĩ nền tảng cơ bản cho việc phát triển quan điểm hay thái độ hực tế này là để thấy từ một viễn tượng rộng rãi hơn.  Nếu chúng ta phân tích, khảo sát, chúng ta sẽ thấy rằng có nhiều phương cách đẻ nhìn vào một rắc rối.  Thí dụ, thay vì chỉ nhìn vào những hoàn cảnh tức thời, đôi khi có thể rất hữu ích để thực hiện một cách nhìn vào vấn đề trong chiều dài của thời gian.

“Do thế, nói một cách tổng quát, ở đây chúng ta đang nói về một quan điểm cân bằng hơn, một nhận thức hoàn toàn hơn.  Đây là một cái nhìn thực tế hơn.  Nó liên hệ việc phát triển một loại suy nghĩ uyển chuyển có thể thấy một tình thế từ nhiều góc cạnh.  Tôi nghĩ trong quá khứ chúng ta đã thảo luận việc các cảm xúc tiêu cực có khuynh hướng bóp méo thực tại và làm hạn hẹp quan điểm của chúng ta.  Vì vậy, trong việc vượt thắng những cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần chống lại điều ấy bằng việc tiếp nhận một quan điểm rộng rãi hơn và thánh thiện hơn.”

“Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đang nói rằng có những phương thức khác nhau để thấy mọi thứ một cách thực tế, từ một viễn tượng rộng rãi hơn, và rằng điều này có thể vượt thắng những cảm xúc tiêu cực và giúp chúng ta đương đầu với những vấn nạn của đời sống.”

“Đúng đấy.”

“Thế thì, ngài có thể diễn tả một trong những phương cách này, và giải thích vấn đề nó có thể giúp chúng ta đương đầu như thế  nào?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma im lặng trong một vài giây, rồi nói, “Tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu với chính thái độ của chúng ta về những vấn nạn và khổ đau trong tổng quát … Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có một thái độ thực tiển và thấu hiểu rằng các vấn nạn bị ràng buộc để sinh khởi trong một hình thức này hay một hình thức khác, nó là thực tế giản dị của đời sống, chúng ta  sẽ đương đầu có hiệu quả hơn với các rắc rối khi chúng sinh khởi.”

“Điều này giúp chúng ta đối phó một cách hiệu quả như thế nào với những rắc rối hơn là làm chúng ta ngã lòng?” tôi hỏi.

“Thí dụ, với thái độ này chúng ta sẽ không bị ngạc nhiên khi rắc rối nổi lên – chúng ta sẽ có thể đối diện tốt hơn với những vấn nạn của chúng ta một cách trực tiếp, với ít sợ hãi hơn, ít xu hướng lẫn tránh hay giả vờ rằng chúng không hiện hữu ở đấy.  Chúng ta sẽ có thể đặt năng lượng của chúng ta vào trong việc cố gắng để sản sinh một giải  pháp, hơn là tiêu phí năng lượng bằng việc cảm thấy nó là bất công, trở nên giận tức và bối rối rằng chúng ta có trải nghiệm này, hay tìm kiếm một cá nhân hay tổ chức nào đó để đặt sự phiền trách và rồi hướng toàn bộ sự giận tức của chúng ta đến ‘nguồn gốc’ đó của tất cả những rắc rối của chúng ta.

“Dĩ nhiên, có một thái độ thích đáng về khổ đau chỉ là một thứ.  Chúng ta cũng cần tìm kiếm những phương cách khác để thấy mọi việc từ một viễn tượng rộng rãi hơn, khảo sát những cách tiếp cận khác nhau trong việc nhận thức những vấn nạn của chúng ta từ những góc cạnh khác nhau, khám phá một triển vọng có thể giúp chúng ta  đương đầu khi rắc rối sinh khởi, nhưng là một quang cảnh căn cứ trên thực tế.”

Một sáng nọ, hai người đàn ông đang trên xe đến một cuộc hội họp thương vụ rất quan trọng, và họ thật sự đang đến trể.  Trên đường đến cuộc họp họ bị xì bánh xe.  Không cần phải nói, người đi cùng rất khó chịu về điều này, nhưng ông ta để ý thấy rằng người tài xế hoàn toàn trầm tĩnh và không bị quấy nhiễu bời tình thế, và ngay lập tức chuẩn bị thay bánh xe.  Khi họ đang thay bánh xe, người đi cùng đã trở nên càng lúc càng bối rối hơn theo từng phút, nhưng tài xế vẫn tiếp tục làm việc, vẫn hoàn toàn không náo động.  Thế rồi cuối cùng người đi cùng không thể dằn được và hỏi, “Chúng ta sẽ đến rất trể, làm sao mà anh có thể quá điềm tỉnh như thế này?  Và một cách gần như phấn khích, tài xế trả lời, “Đây là số ba!” Không hài lòng dĩ nhiên, người đi cùng yêu cầu tài xế trả lời, và ông nói, “Nhiều năm trước đây, khi tôi lần đầu tiên lái xe, tôi đã đọc một thống kê về số trung bình của bánh xe bể mà những người có xe sẽ có trong những năm lái xe của họ.  Vì thế, ngay sau đó tôi liền quyết định tiên đoán sự góp phần hợp lý của tôi với những bánh xe bể, là điều mà qua đó vẫn chưa đạt đến mức trung bình, và cùng lúc ấy tôi nhận ra rằng bất kể khi nào hay nơi nào mà tôi bị xì bánh xe, tôi có thể chắc rằng khi nó xảy ra nó sẽ không bao giờ thuận lợi.  Tôi hình dung rằng điều ấy chỉ là một phần của cái giá thông thường của tiện nghi lái xe, như chi tiền cho xăng hay nhớt.  Thế nên, đây chỉ là một trong những góp phần hợp lý của tôi đối với những bánh xe xì, thế thôi.”

Ai đó đã kể cho tôi nghe câu chuyện này lâu lắm rồi, và mặc dù trong khi nguồn gốc chính xác của câu chuyện đã dần dần phai mờ trong trí nhớ của tôi, nhưng câu chuyện đã chiếm một chỗ trong ký ức tôi, gợi  lên trong tâm thức tôi hết lần này đến lần khác, khi tôi bắt đầu cảm thấy rằng dường như những sự kiện hàng ngày chung sức chống lại tôi.  Câu chuyện này soi sáng những nguyên tắc được Đức Đạt Lai Lạt Ma bàn đến sáng ngày hôm ấy, cho thấy việc chấp nhận những rắc rối như một thực tế tự nhiên trong sự hiện hữu của con người có thể giúp để giảm thiểu những bối rối và cảm xúc tiêu cực không cần thiết ra sao.  Nó cũng làm sáng tỏ nguyên tắc tổng quát hơn, cho thấy một “triển vọng” như thế nào, căn cứ trên việc nhìn vào rắc rối từ một nhận thức rộng rãi  hơn, có thể giúp chúng ta đương đầu với những rắc rối.

Từng bước một, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục khai mở một sự tiếp cận đầy năng lực để tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới phiền toái của chúng ta, một sự tiếp cận để đương đầu với những rắc rồi hàng ngày mà không bị tràn ngập với thất vọng, làm mất hết can đảm, hay sợ hãi.  Để cập vấn đề từ viễn tượng của Đạo Phật, những cảm xúc tích cực có thể hoạt động như một phương thuốc đối trị như thế nào đế những tình trạng tiêu cực của tâm thức, bây giờ ngài tiếp tục để xác định một công thức cho mọi mục tiêu, một phương thuốc phổ quát mà có thể loại trừ hoàn toàn tất cả mọi cảm xúc tiêu cực bằng việc chiến thắng nguyên nhân gốc rể của chúng, căn bản vô minh ám tối của chúng ta.  “Vô minh[7]” trong phạm vi này không chỉ có nghĩa như một sự thiếu thốn thông tin hay kiến thức.    Ở đây thuật ngữ này liên hệ đến một sự thiếu thốn căn bản của sự tỉnh thức về nền tảng chân thật tự nhiên của thực tại, là điều được biết như Tính Không.  Nó ngụ ý năng động hơn là một loại nhận thức sai lầm hay không hiêu về thực tại, một khoảng cách giữa việc sự vật xuất hiện như thế nào và chúng thật sự tồn tại như thế nào.  Theo giáo thuyết nhà Phật, nhận thức trực tiếp của bản chất tối hậu của thực tại, “Thực Chứng Tính Không”, tịnh hóa tâm thức khỏi tất cả những khuynh hướng tiêu cực, và những kết quả của một thể trạng Giác Ngộ, mà trong ấy chúng ta tự do khỏi tất cả khổ đau, giải thoát khỏi chu trình Luân Hồi (Samsara), vòng xoay bất tận của sinh, chết, và tái sinh.

Đây là một quy tắc cao siêu: theo kinh luận Phật Giáo có thể cần đến vô số kiếp sống để đạt một thể trạng [giác  ngộ] như vậy!  Vì thế, câu hỏi rõ ràng là điều này liên hệ thế nào với chúng ta những ai không phải là hành giả Phật Giáo, hay những ai không muốn đợi chờ hàng vô số kiếp sống cho hạnh phúc?  Điều nay áp dụng thế nào cho những ai trong chúng ta vật vả đương đầu với thế giới rắc rối này và tìm cầu một phương sách cho hạnh phúc và hòa bình?

Theo triết lý nhà Phật, có hai trình độ của thực tại, thực tại tối hậu (chân đế[8]) và thực tại quy ước (tục đế[9]).  Thực tại bản nhiên tối hậu, như chúng tôi đã đề cập, liên hệ đến khái niệm của Tính Không, và nhận thức trực tiếp về Tính Không mang đến như một kết quả của những sự thân chứng tâm linh.  Thực tại quy ước liên hế đến đời sống hàng ngày, thực tế của những cảm giác thông thường, chấp nhận thực tế của mọi thứ biểu lộ là thật.  Cùng cách ấy, chúng ta có thể liên hệ đến hai mức độ của hạnh phúc.  Trong một trong những cuộc đàm luận mấy năm trước đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần nọ đã liên hệ đến Giác Ngộ hay Giải Thoát như “hạnh phúc tối thượng”.  Đó là hạnh phúc tối hậu.  Mục tiêu của loạt sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc thì khiêm nhường hơn, nhưng vẫn không phải luôn luôn dễ dàng: việc đạt đến một niềm hạnh phúc lớn hơn hàng ngày và toại nguyện trong đời sống.  Đây là hạnh phúc quy ước [hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày].

Với phần cuối cùng này chúng ta có thể trở lại ý tưởng được Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trong cuộc đàm luận của chúng tôi và bắt đầu đưa mọi thứ vào đúng vị trí của chúng.  Như chúng ta đã thấy, phương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma để tìm hạnh phúc trong thế giới phiền toái của chúng ta là “sự tiếp cận thực tiển”, sự phát triển một “triển vọng thực tế”, là điều liên hệ “sự khám phá và tăng trưởng tỉnh thức về thực tế của tình thế chung quanh chúng ta.”  Ở đây, ngài đang liên hệ đến thực tại quy ước.  Nó là một loại phương pháp cho tất cả mọi mục tiêu đối phó với những rắc rối mỗi ngày, đương đầu với nghịch cảnh, trau dồi những cảm xúc tích cực, và vượt thắng những cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân của quá nhiều khổ đau của chúng ta trong cuộc sống.  Vì thế, chúng ta có thể thấy trực tiếp những sự tương đương trên hai trình độ của thực tại: tỉnh thức về tính bản nhiên tối hậu của thực tại Tính Không đưa đến “hạnh phúc tối thượng”, và sự tỉnh thức hơn về thực tại quy ước của cuộc sống hàng ngày đưa đến hạnh phúc quy ước [của thế gian].  Cả hai có thể được thấy như những phương thuốc đối trị cho các cảm xúc phiền não và những tình trạng của tâm thức, với phương thức đối trị “tối thượng” hoàn toàn loại trừ tất cả những tình trạng tiêu cực của tâm thức, và phương thuốc đối trị “quy ước” (là điều mà chúng ta đang khám phá nơi đây) loại trừ hay giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực và các tình trạng của tâm thức đủ để vui hưởng một đời sống hạnh phúc.

Cuối cùng, trong việc rút ra những tương đồng giữa phương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma của việc vượt thắng các cảm xúc tiêu cực (và đạt đến hạnh phúc) và những nghiên cứu gần đây nhất của khoa học về hạnh phúc, chúng ta có thể thêm một lý thuyết khoa học mới đây về các cảm xúc tích cực.  Lúc trước chúng ta đã thấy Giả Thuyết Cởi Mở của Fredrickson cung cấp chứng cứ cho khái niệm về những cảm xúc tích cực hoạt động như các phương thuốc đối trị đến những cảm xúc tiêu cực.  Điều này có thể tương đồng với khái niệm Phật Giáo về “những phương thức đối trị đặc thù,” mỗi cảm xúc tiêu cực có một cảm xúc tích cực đặc thù có thể hoạt động như một phương thuốc đối trị.  Đến lượt Barbara Fredrickson và các đồng nghiệp cũng phát triển một lý thuyết ảnh hưởng cao độ có thể hoạt động như một sự tương đồng đối với khái  niệm của Đạo Phật về một “phương thức đối trị tổng quát” đến tất cả những cảm xúc tiêu cực.  Lý thuyết của bà, ‘Mở Rộng và Xây Dựng Kiểu Mẫu của những Cảm Xúc Tích Cực[10]‘, cũng giúp giải thích tại sao phương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma là đầy năng lực và hiệu quả vô cùng.

Cho đến thập niên cuối vừa qua, tuyệt đại đa số nghiên cứu khoa học về cảm xúc con người tập trung vào những cảm xúc tiêu cực.  Như một kết quả, những nhà thần kinh học và tiến hóa trình bày những lý thuyết mạch lạc hòa điệu về vấn đề tại sao những cảm xúc tiêu cực tiến triển, việc chúng hổ trợ tổ tiên xa xôi của chúng ta sống còn như thế nào.  Từ quan điểm tiến hóa, những cảm xúc tiêu cực có ý nghĩa tốt.  Nhưng khi nhìn vào lý do tại sao chúng ta có những cảm xúc tích cực, tìm kiếm để xác định vấn đề chúng có khả năng thích nghi như thế nào theo quan điểm tiến hóa, việc chúng hổ trợ chúng ta sống còn như thế  nào, mọi thứ không có ý nghĩa nhiều lắm.  Không giống như những cảm xúc tiêu cực, mà trong ấy mỗi thứ phối hợp với những khuynh hướng “tư tưởng hoạt động” đặc thù đã thúc đẩy chúng ta hành động trong những cung cách giúp chúng ta tồn tại,  trái lại những cảm xúc tích cực dường như không chủ trương thúc đẩy chúng ta hành động bất cứ điều gì một cách đặc biệt; chúng có thể chỉ nói với chúng ta, “Hê! Thứ này tốt – chỉ tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm, và không thay đổi bất cứ điều gì!” Thật dễ dàng để thấy những cảm giác khoái lạc vật chất, liên kết với những vui thích về thức ăn hay tình dục đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn và tái tạo, nhưng giá trị thích ứng của nhiều cảm xúc tích cực khác vẫn là một huyền bí bao la vời vợi.

Phần xây dựng của thuyết Mở Rộng và Xây Dựng mà những cảm xúc tiêu cực được thiết kế để giúp chúng ta sống còn khi chúng ta gặp nguy hiểm, trong khi những cảm xúc tích cực được hình thành cho những lúc mà mọi thứ là an toàn, và mục tiêu của chúng là để xây dựng những tiềm lực vật chất, tri thức, và xã hội mà chúng ta có thể sử dụng trong tương lai, những thứ có thể làm nổi bật các cơ hội cho sự sống còn của chúng ta.  Đây là những cảm xúc phối hợp sáng tạo và khám phá, của những suy nghĩ về những chiến lược mới để đạt đến những tài xoay sở và phương thức thích ứng đến môi trường của chúng ta.  Và đây là những cảm xúc giúp chúng ta nuôi dưỡng những liên kết xã hội sẽ lợi lạc trong tương lai, khi mọi thứ có thể khó khăn và chúng ta cần hướng đến người khác để giúp đở.  Như những con người tiến hóa và sống lâu hơn, chắc chắn việc nghĩ đến tương lai và xây dựng nên một ít tiềm năng nào đấy mà chúng ta có thể được đền trả trong những thời gian về sau là cần thiết.

Trong một trong những thí nghiệm ban đầu minh chứng cho hiệu quả của việc “mở rộng” những  cảm xúc tích cực”, Fredrickson và các đồng nghiệp của bà đã tập hợp một nhóm những đối tượng thử nghiệm, phân chia thành những nhóm nhỏ, và gợi lên một cảm xúc khác biệt trong mỗi nhóm bằng việc cho họ xem những đoạn phim ngắn gợi ra một cảm xúc đặc thù, chẳng hạn như sự thích thú, giận tức, hay sợ hãi.  Sau đó bà ước lượng hiệu quả của cảm xúc trên khả năng của người tham dự rằng họ nghĩ một cách rộng rãi hơn hay hẹp hòi hơn, để thấy hoặc là “hình ảnh rộng lớn” [tổng thể] hay để tập trung trong những chi tiết nhỏ bé.  Bà đã thực hiện trong những phương cách đa dạng.  Trong một thí nghiệm, thí dụ, bà đã sử dụng “bài tập quán sát tiến trình toàn thể – cục bộ” – bà đã cho những đối tượng tham gia thấy một một biểu đồ  với một số hình dạng hình học “kiểu mẫu”.  Sau đó, bà cho họ xem hai biểu đồ khác và yêu cầu họ xét đoán hình nào trong hai hình ảnh so sánh này là giống với hình “kiểu mẫu”.   Không chọn “đúng” hay “sai”; một hình ảnh so sánh giống với kiểu mẫu trong hình dạng toàn thể của nó, hay “hình thể toàn bộ”, và hình kia giống với cái thứ nhất hơn trong những chi tiết chi li của nó, hay “những yếu tố cục bộ”.  Các kết quả cho thấy rằng những ai cảm nhận cảm xúc tích cực thì thường “thấy hình ảnh rộng lớn” và chọn hình ảnh giống với hình dạng tổng thể.  Những ai cảm nhận trung tính hay trong một tình cảm tiêu cực là thường biểu lộ một kiễu mẫu tư tưởng hẹp hòi hơn, tập trung trên những chi tiết nhỏ.  Từ thí nghiệm ban đầu ấy, Fredrickson và những người khác đã tiến hành nhiều loại thí nghiệm tương tự cho thấy một cách thuyết phục một số khác biệt nền tảng này trong suy nghĩ giữa những ai ở trong một tính tình tích cực và những ai trong tính tình tiêu cực.

Một nhà khảo sát khác, Alice Isen từ Đại Học Cornell, một trong những nhà tiên phong thật sự của việc nghiên cứu về các cảm xúc tích cực, đã khảo sát những hiệu quả của các cảm xúc tích cực trên suy nghĩ trong hơn hai thập niên, tập họp những chứng bao quát minh chứng các hiệu quả việc mở rộng.  Thí dụ, trong một nghiên cứu, bà đã gây ra một cảm giác tích cực trong một nhóm đối tượng thí nghiệm và cho họ trình bày những bài tập ngôn ngữ phối hợp.  Bà cho họ một danh sách của ba chữ, thí dụ, “máy cắt”, “ngoại quốc”, và  “nguyên tử”, rồi yêu cầu họ nghĩ về một chữ liên hệ đến cả ba (trả lời: “năng lực”).  Bà thấy rằng các đối tượng cảm thấy vui vẻ đã thực hiện tốt hơn nhóm kiềm chế một cách nổi bật.  Cuộc nghiên cứu đầu tiên của bà sử dụng phương pháp này được thiết lập để nghiên cứu những hiệu quả của cảm xúc tích cực trong việc sáng tạo, nhưng trong việc điều khiển những thí nghiệm như những thứ này, sự việc cũng trở nên rõ ràng rằng các cảm xúc tích cực giúp người ta thấy mọi thứ từ một viễn tượng rộng rãi hơn, như đối lập đến những hiệu quả hạn hẹp của các cảm xúc tiêu cực.

Với điều này như một quá khứ tiềm tàng, nếu chúng ta thực hiện một quán sát khác vào “sự tiếp cận thực tế” của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bổng nhiên chúng ta thấy rằng những ngôn từ của ngài bắt đầu đảm nhiệm một vòng đai quen thuộc!  Kỷ thuật hay phương pháp chính yếu mà ngài đề xuất cho việc trau dồi triển vọng thực tế này là nhìn vào những tình thế bất lợi từ một viễn tượng rộng rãi hơn, từ những góc cạnh khác nhau, nhìn “hình ảnh rộng lớn” [tổng thể], tiếp nhận một viễn tượng lâu dài, trau dồi một cung cách uyển chuyển về suy nghĩ mà nó cho phép chúng ta thấy mọi vật trong những cung cách mới, v.v… Đây chính xác là một loại suy nghĩ mà các nhà khảo sát đã từng phối hợp với những cảm xúc tích cực qua những thí nghiệm gần đây.

Ở đây một câu hỏi quan trọng khởi lên. Việc nghiên cứu cho thấy việc các cảm xúc tích cực hay cảm giác hạnh phúc một cách tổng quát hoạt động để mở rộng nhận thức và triển vọng của chúng ta.  Đức Đạt Lai Lạt Ma để nghị ngược lại – rằng trau dồi một viễn tượng rộng rãi, một nhận thức phóng khoáng  và một triển vọng thực tế  (sử dụng khả năng của chúng ta cho lý trí, phân tích, và luận lý [logic], …), là một sự tiếp cận hiệu quả để đương đầu với thế giới rắc rối của chúng ta và duy trì hạnh phúc.  Vì vậy, những cảm xúc tích cực có thể đua đến một loại triển vọng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nói đến, nhưng có phải điều ngược lại là đúng  không?  Nói cách khác, có phải việc trau dồi thận trọng một nhận thức rộng rãi, thấy những rắc rối của chúng ta từ những khía cạnh khác nhau,…, sẽ đưa đến những cảm xúc tích cực hơn hay không?

Trong một chữ, Vâng!  Các nghiên cứu hoàn tất bởi Fredrickson và những người khác đã cho thấy rằng nó là một con đường hai chiều:  Những cảm xúc tích cực đưa đến suy nghĩ rộng rãi hơn, và sự thực hành suy nghĩ rộng rãi hơn đưa đến những cảm xúc tích cực.  Kết quả là những gì các  nhà khảo sát đã xác định như  một “xoắn ốc hướng lên”, nơi mà khi chúng ta càng thực tập suy nghĩ rộng rãi, chúng ta càng trải nghiệm những cảm xúc tích cực và hạnh phúc hơn, là điều hóa ra sẽ đưa đến một quan điểm rộng rãi hơn, v.v…

Những điều này dường như không nghi ngờ rằng nhìn những tình thế từ một nhận thức rộng rãi có thể giúp chúng ta trau dồi những cảm xúc tích cực hơn và có thể giúp chúng ta đương đầu với những rắc rối hàng ngày một cách hiệu quả hơn.  Dĩ nhiên, có những cảm xúc tích cực hay những thể trạng tâm thức nào đó là nổi bật và quan trọng đặc biệt khi đối phó với một số rắc rối nghiêm trọng và nan giải hơn trong thế giới ngày nay là hy vọng, lạc quan, và hồi phục.

Do vậy, buổi sáng tiếp theo chúng tôi sẽ trở lại những chủ đề cấp thiết này.

Nguyên tác:  Coping with a Troubled World

Ẩn Tâm Lộ ngày 13/11/2011


[1] Những thảo luận này sau cùng sẽ xuất hiện trong một trong những tập sách còn lại của loạt sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc.

[2] Đã được Thượng tọa Tâm Quang dịch với tựa đề Nghệ Thuật tạo Hạnh Phúc.

[3] A morning person: một người của buổi sáng: một người cảm thấy tuyệt vời nhất với những giờ khắc trước buổi trưa.

[4] Tsampa: đôi khi được gọi là thức ăn quốc gia truyền thống của Tây Tạng. Món tsampa là món ăn căn bản của người Tây Tạng. Nhiều người Tây Tạng quanh năm chầy tháng chỉ sống bằng món tsampa và trà đến suốt đời.

[5] Thế Pleistocen hay thế Canh Tân là một thế địa chất, theo truyền thống kéo dài từ khoảng 1.806.000 tới 11.550 năm trước ngày nay, tuy nhiên kể từ ngày 30-6-2009, IUGS đã phê chuẩn đề nghị của ICS về việc kéo lùi thời điểm bắt đàu của thế này về 2,588±0,005 triệu năm để bao gồm cả tầng Gelasia.

[6] Savanna: Xavan hay còn gọi là trảng cỏđồng cỏ khô là một kiểu hệ sinh thái trảng cỏ xen cây bụi, với một số loài cây thân gỗ nhỏ thưa thớt, xen kẽ các khoảnh đất đá trống trọc với rất nhiều khối đá lộ đầu trơ trụi. Vùng xa van phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới khô Châu MĩChâu PhiChâu Á và Châu Đại Dương, nơi có mùa khô kéo dài.

[7] Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ (sa. dukha). Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật “như nó là” (Như thật tri kiến), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ. Vô minh sinh ái (sa. tṛṣṇā) và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm Đại thừa, vì vô minh mà từ tính Không (sa. śūnyatā) thoắt sinh ra hiện tượng, làm cho người còn mê lầm tưởng đó là sự thật và không thấy tự tính (Si mê)..

[8] Chân đế: Trong thế giới của sự thật tuyệt đối thì không có khổ mà cũng không có lạc. Nói cách khác, cái vui của chân đế không phải là cái vui của tục đế. Nhưng chúng ta đã biết chân đế không trái ngược với tục đế. Khi thực tập trong phạm vi tục đế một cách sâu sắc rồi, ta sẽ thấy chân đế tự nhiên hiển lộ.

[9] Tục đế, sự thực có giá trị tương đối. Khổ là ngược lại với vui, cái vui đó có thể trở lại thành khổ, rồi khổ đó trở lại thành vui, v. v…

[10] The Broaden-and-Build theory of Positive Emotions: đưa ra giả thuyết rằng những cảm xuất tích cực (vui thích/hạnh phúc, và có lẻ hấp dẫn/tiên đoán) mở rộng sự tỉnh thức và khuyến khích những tư tưởng và hành động mới lạ, đa dạng, và khám phá.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2021(Xem: 5884)
Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo.
11/07/2021(Xem: 6642)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
10/07/2021(Xem: 4758)
Nhà nước Trung Quốc đang bơm tiền cho chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, ra sức đầu tư để ảnh hưởng vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tiếng Anh gọi chiến lược gây ảnh hưởng này là "Belt and Road Initiative" và tiếng Việt gọi là "Một vành đai, Một con đường" -- trong đó, Phật Giáo là một phần tiếp cận để chinh phục nhân tâm. Đó là nhận định của tác giả P. Stobdan trên các báo Ấn Độ.
09/07/2021(Xem: 5269)
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
09/07/2021(Xem: 5135)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
07/07/2021(Xem: 4443)
Tâm Kinh nói rằng: “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Sắc sao lại là không? Không sao lại là sắc? Vấn đề nầy khiến cho mọi người luôn luôn cảm thấy có phần nào khó hiểu; hình như đây là hai đối tượng, đều biến thành cực đoan, làm sao có thể hợp nhau lại thành một được? Nguyên vì chúng ta thường đem vấn đề Sắc trực tiếp tiến hành khảo sát thì có quan điểm để giải thích, còn đem vấn đề Không trực tiếp tiến hành khảo sát thì không có quan điểm để lý giải.
06/07/2021(Xem: 5727)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 7 (July 03) vừa qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 6 cây số, đánh dấu nơi ngàn xưa Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa điểm đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ này
06/07/2021(Xem: 5610)
Bài viết này có chủ đề về các pháp thực dụng cho người bệnh nặng, hay đang nằm trên giường cận tử. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều nơi tại Việt Nam đang phong tỏa và cách ly. Riêng tại Sài Gòn vào đầu tháng 7/2021 đã có 636 điểm phong tỏa, nghĩa là cả nước có cả ngàn điểm phong tỏa để khoanh vùng chống dịch. Do vậy, câu hỏi dễ gặp là: người cư sĩ nên nói gì với một cư sĩ khác đang nằm bệnh hay đang hấp hối? Và nhiều trường hợp khác, tương tự. Một số pháp ghi lại nơi đây thích nghi với cả hàng cư sĩ, trong đó có kinh dạy cho người cư sĩ cách hướng dẫn các pháp quán để người cận tử có thể giải thoát ngay khi lìa đời.
03/07/2021(Xem: 4498)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Bảy (June 12) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Durgagar và Armoba Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 358 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 9 cây số.
03/07/2021(Xem: 5539)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê, Ngài giữ trong tim một bộ kinh biểu tượng của việc thấy tất cả mọi thứ như chúng là, Người dạy trong sáu mươi cách, với lòng từ bi yêu thương của một từ thân với đứa con duy nhất, Đến tất cả các tạo vật bị giam trong tù ngục của luân hồi, Bối rối trong bóng tối của si mê, tràn ngập bởi khổ đau của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]