Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Điều Nên Nhớ Trong Cuộc Sống

09/10/201521:47(Xem: 7595)
Ba Điều Nên Nhớ Trong Cuộc Sống
Ba Điều Nên Nhớ Trong Cuộc Sống
Thích Đạt Ma Phổ Giác
   
Chúng ta hãy kiểm lại ba điều. Một là mạng sống trong hơi thở. Hai là thân này hư dối tạm bợ, không có gì quan trọng. Ba là tâm là ông chủ nhân của bao điều họa phúc. Ta thường nhớ và thấy như vậy thì sẽ dễ dàng tập trung vào việc tu học để chuyển hoá, gạn lọc tâm buồn thương, giận ghét thành tâm thanh tịnh, sáng suốt. Làm chủ được thân tâm rồi thì các thứ hình thức vật chất trong cuộc sống không thể hấp dẫn và lôi kéo ta được nữa.

Cũng như sức mạnh tâm linh của mỗi người chính là nội tâm thanh tịnh, sáng suốt; nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế. Người Phật tử chân chính tu học cho đến thấy được lẽ thật thì đời sống mới được bình yên, hạnh phúc. Lúc nào chúng ta cũng nhớ rằng từ si mê, tham đắm thân này nên sinh ra tham lam; từ tham không được rồi sinh ra nóng giận; nóng giận lâu ngày trở thành nội kết mà dẫn đến thù hằn, ghét bỏ. 

Ba thứ này là phiền não kiên cố chúng ta cần phải tìm cách chuyển hóa chứ không thể nuôi dưỡng, chất chứa chúng lâu dài. Chúng ta thử nhìn lại trên thế gian này từ người giàu cho tới kẻ nghèo có ai sống mà không có đau khổ hoặc vui vẻ hết.

Mỗi người đều có nỗi khổ riêng; có người khổ vì thiếu thốn đói khát; có người khổ vì không cha không mẹ, không gia đình người thân; có người tuy giàu nhưng cũng khổ vì gia đình không hạnh phúc. Chúng ta phải dám nhìn vào sự thật và luôn nhớ mạng sống này chỉ trong hơi thở thì sẽ bớt tham lam, ích kỷ. Khi thấy thân này nhơ nhớp, không trong sạch thì bớt kiêu căng, ngã mạn; thấy rõ bản chất nó là vô thường nên dần hồi phá được chấp ngã về thân.

Chúng ta muốn chuyển hoá, gạn lọc làm cho tinh thần được trong sáng, tốt đẹp thì phải biết xem xét lại chính mình từ những tâm niệm đang dấy khởi thầm kín. Hầu như ai cũng biết tham lam, nóng giận, si mê là xấu ác nhưng bỏ không được vì thói quen chất chứa nhiều đời.
Con người thật là mâu thuẫn! Lúc nào cũng mong cho mình được sáng suốt, thanh tịnh mà những thói xấu không chịu bỏ.

Người tham lam có 1 triệu thì muốn 2 triệu, có 2 triệu lại muốn 3 triệu, có 3 triệu thì lại muốn nhiều hơn mà không bao giờ biết dừng lại. Nói đến việc tu để tâm được thanh tịnh, sáng suốt thì nhiều người bảo ăn chay, lạy Phật nhiều là tu. Ăn chay chỉ là bước đầu thể hiện lòng từ bi đối với các loài vật, lạy Phật cũng thuộc về phần thể xác nhưng biết cách lạy sẽ thực sự có nhiều lợi ích.

Lạy Phật là cách thức tu trong hoạt động vì thân này luôn phải làm việc, ăn uống, tắm rửa, đi tiểu đi đại nên cách thức tu lạy Phật có giá trị thiết thực về hai mặt thể xác lẫn tinh thần. Toàn thân năm vóc lễ lạy, đứng lên quỳ xuống, thân tâm cung kính nhất như làm cho thân khoẻ, tâm an. 


Tu bằng hình thức tạo phước, tạo duyên, từ từ buông xả được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Hoặc ta tu bằng cách lọc bỏ các vọng tưởng cho tâm được trong sáng, thanh tịnh.

Thân và tâm không tách rời nhau và luôn cùng nhau hoạt động, nếu tâm biết tỉnh giác thì thân miệng làm các việc tốt mà cảm nhận được niềm vui. Ta biết đóng góp vật chất thì có phước nhưng tâm còn phiền não, vọng động thì vẫn còn luân hồi sanh tử. Vì lòng tham muốn của con người không bao giờ biết thỏa mãn nên tâm cứ luôn rong rủi tìm cầu, chạy theo ngũ dục không bao giờ biết chán, biết đủ.

Người ta nói “ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”, nhưng xét lại đời sống con người từ khi sinh ra, thì tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội đều do chạy theo ăn-uống-mặc-ở và các tiện nghi sinh sống khác… Người nghèo thì tìm cách tranh thủ làm lụng để có cái ăn cái mặc. Người đã dư ăn dư mặc thì muốn kiếm thêm để tích trữ, dành dụm cho con cháu mai sau.

Khi đã có đầy đủ vật chất thì con người lại muốn tranh thủ để có danh vọng, địa vị, kẻ hầu người hạ, ăn trên ngồi trước, được mọi người tôn trọng kính nể. Rốt cuộc, cả một đời lao đao, lận đận chạy theo ngũ dục thế gian rồi cuối cùng đi đến già-bệnh-chết và mang theo chỉ hai bàn tay trắng. Cha mẹ, vợ con, anh chị em, thân bằng quyến thuộc, cũng không ai dám phát tâm đi theo. Quả thật, lòng tham con người không bao giờ biết chán, biết dừng và muốn ít biết đủ. 

Từ si mê mới cho rằng đời sống dài cả trăm năm nên lo tạo dựng sự nghiệp, gia đình, công danh, tài sản, của cải để con cháu đời sau hưởng đến khi tắt thở cũng chưa chịu dừng nghĩ. Vì vậy mà cả một đời mấy chục năm trời, ta cứ lao vào hình thức vật chất mà không nghĩ đến tâm tư của mình trong sáng hay tối tăm; không màng đến việc trau dồi nhân cách, đạo đức mà chỉ đuổi theo những cái tạm bợ, phù phiếm bên ngoài.

Đời này tạo lập, xây dựng mà nếu lỡ phải chết giữa chừng thì khi ra đi tâm tiếc nuối dấy khởi, ta không cam tâm nên mới phải tái sinh, có khi phải đọa làm chó giữ nhà để giữ của. Thế cho nên, Phật nói si mê là gốc của luân hồi sống chết không có ngày cùng, chúng sanh phải thăng lên lộn xuống mãi trong ba cõi sáu đường gốc cũng từ si mê mà ra.


Ta đam mê sự sống, danh vọng, sắc đẹp, quyền lực, tiền bạc, của cải. Ta thường sống với những ảo tưởng, nhớ nghĩ về quá khứ hoặc mơ mộng đến tương lai. Chính đó là gốc rễ của si mê. Cho nên, chúng ta phải thường xuyên quán chiếu mới có thể biết rõ mạng sống vô thường, thân này không thật có. Biết thân này không có giá trị chân thật thì chúng ta không còn tham ái, luyến mến nó nữa. Được như vậy ta sẽ biết cách làm chủ thân tâm.

Tuy nhiên, chúng sinh can cường với bản tánh tham lam, ích kỷ mới tu có vài ba năm hoặc hai ba chục năm mà cứ đòi thành Phật; do đó, nghe ai nói tu ba tháng đến sáu tháng thành Phật liền, nên ham quá mới bán hết nhà cửa mà dâng cúng cho người đó. Tu một thời gian không có kết quả mới té ngửa ra tại mình si mê, đần độn nên đã “giao trứng cho ác” mà không biết.

Lời Phật dạy từ trước đến nay chính yếu tu là biết cách gạn lọc nội tâm; giống như một lu nước đục muốn nước được trong phải có thời gian gạn lọc, tuy thấy nước trong nhưng cặn bã vẫn còn dưới đáy lu, gặp duyên thì nước sẽ đục trở lại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2012(Xem: 11598)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
28/10/2012(Xem: 6662)
“Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nở hoa cho cuộc sống’’đó là lý tưởng giải thoát, giác ngộ, thoát ly sanh tử, mà người Tu và mọi người Phật tử phải hướng đến và đạt cho được, để tự thân được an lạc hầu làm điều kiện căn bản xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp xã hội được bình an, góp phần vào kiến tạo hoà bình cho thế giới, và Tinh độ nơi trần gian.
27/10/2012(Xem: 8024)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm.
26/10/2012(Xem: 6361)
Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao. Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực. Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.
25/10/2012(Xem: 8781)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8789)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
24/10/2012(Xem: 7242)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm. Tại sao chúng ta phải tập nghĩ tốt cho người? Vì người ta thường có thói quen thấy cái xấu mà ít thấy cái tốt của người. Nhất là khi đã có thành kiến với ai thì lại càng cố nhìn những cái xấu của người nhiều hơn, và khi đã ghét ai thì đến cái cửa, cái cổng cũng ghét luôn, nên người biết tu rồi thì phải tập nghĩ đến cái tốt của người khác.
22/10/2012(Xem: 6960)
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương
21/10/2012(Xem: 5934)
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. Chuyện thứ nhất: Trung thực
18/10/2012(Xem: 8688)
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, chúng ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó theo định luật sinh, trụ, dị, diệt, chúng ta nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mình ham muốn, suốt đời khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A–tu–la, người và trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]