Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chướng Ngại là món quà của Đạo Pháp

05/10/201521:35(Xem: 6301)
Chướng Ngại là món quà của Đạo Pháp
 Chướng Ngại là món quà của Đạo Pháp
(Les obstacles, un cadeau du Dharma)

 

Dzongsar Jamyang Khyentse

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Lời giới thiệu của người dịch

 

            Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse, một vị lạt-ma Tây Tạng. Ông sinh năm 1960, và lúc bảy tuổi đã được thừa nhận là vị tái sinh lần thứ ba của nhà sư Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892, một trong số các nhà các sư nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng). Ông cũng là một nhà làm phim và đã từng cố vấn cho đạo diễn người Ý Bernardo Bertolucci trong cuốn phim Little Buddha (Vị Phật nhỏ). Bài này được trích từ các bài giảng của ông với chủ đề "Obstacles make you happy", vào dịp kiết hạ năm 2013.

 

            Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Pháp của bài chuyển ngữ này trên một số trang mạng như:

 

            http://www.buddhaline.net/Les-obstacles-un-cadeau-du-Dharma

            http://larbredeleveil.org/daishin/bulletin/spip.php?article561

            ...

 Dzongsar-Jamyang-Khyentse

Lạt-ma Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoché

 

 

            Cách thức tu tập trong lúc ẩn cư và trong cuộc sống thường nhật không nhất thiết là phải giống nhau. Sự hình thành của thân xác con người không thoát khỏi sự biến đổi (mutation/chuyển hóa , đổi thay, đột biến) bất tận của các thành phần cấu tạo ra vũ trụ (đất, nước, lửa, khí..., nói cách khác là các phân tử vật chất), người ta có thể bảo rằng con người rốt cuộc cũng chẳng khác gì một thứ sản phẩm phát sinh từ sự tương tác giữa các thành phần ấy của vũ trụ. Vì thế sự cấu tạo thân xác vật chất và tâm thức mình cũng theo đó mà biến đổi không ngừng. Có ngày thì hăng hái và phấn khởi nhờ phát động dễ dàng được sự chú tâm qua phép thiền định, có ngày thì lại là cả một thảm họa, mọi thứ bất mãn dồn dập nhau. Thế nhưng cũng không nên vì thế mà để cho những thứ cảm nhận ấy tác động đến việc luyện tập của mình (trong lúc ẩn cư việc chú tâm sẽ được dễ dàng hơn, trong cuộc sống thường nhật, phải tiếp xúc và đối đầu với các biến cố dồn dập sẽ khiến cho sự tập trung tâm thần khó thực hiện hơn, do đó phải cần nhiều cố gắng hơn).  

 

            Dù việc tu tập đôi khi có tỏ ra dễ dàng đi nữa, thế nhưng không phải vì thế mà quý vị để mình đâm ra tự mãn và nghĩ rằng mình sẽ còn tiếp tục giữ được nguyên vẹn sự chú tâm ấy trong suốt quá trình tu tập của mình sau này (bệnh tật trên thân xác, lo buồn trong tâm thức, các cảnh huống đổi thay tất cả đang chờ đợi mình, đấy là những gì gắn liền với các hiện tượng chuyển động và đột biến của vũ trụ, trong khuôn khổ của một cá thể thì liên hệ đến nghiệp của cá thể ấy). Tsele Natsok Rangdröl (một vị đại sư Tây Tạng, thế kỷ XVII, thuộc hai học phái Kagyupa/Ca-nhĩ-cư và Nyingmapa/Ninh-mã) thường khuyên những người tu tập Đạo Pháp không nên hành xử như một đứa trẻ con cứ ngây người ra trước một thùng đồ chơi đầy ắp vì không biết là phải chọn thứ nào (một sự thành công xảy đến bất ngờ trong khi tu tập - đạt được một sự chú tâm sâu xa chẳng hạn - khiến mình "choáng váng" như một đứa trẻ con trước một thùng đồ chơi. Do đó dù đạt được một chút tiến bộ thì cũng nên giữ sự khiêm tốn, tức là một sự thận trọng và sáng suốt nào đó).

 

            Trái lại mỗi khi gặp phải khó khăn trong việc tu tập, thì cũng không nên vì thế mà để cho sự quyết tâm của mình bị suy yếu hay sứt mẻ. Nhà sư Jigme Lingpa (một vị đại sư Tây Tạng, 1730-1796) thường nói rằng: Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ bi mà Đạo Pháp mang tặng mình, tương tự như là kết quả tạo ra từ việc tu tập của chính mình.   

 

            Việc tu tập nhất định sẽ làm chuyển đổi cuộc sống của chính mình, và do đó biết đâu cũng có thể khiến mình tự làm phát sinh ra các thứ chướng ngại cản trở mình. Ngay cả Đức Phật lúc sắp đạt được Giác Ngộ cũng đã khiến cho Ma Vương (Mara) nổi giận (Ma Vương đưa các đàn ma nữ đến khuấy phá trong khi Đức Phật đang thiền định trong đêm giác ngộ). Do đó khó khăn chính là dấu hiệu cho thấy việc tu tập của mình đã bắt đầu mang lại kết quả, vì thế quý vị cũng nên lấy đó làm điều vui mừng.  

 

            Điều chủ yếu là phải kiên trì. Thông thường sự say mê khiến cho người tu tập choáng váng, tương tự như dùng thuốc "quá liều", khiến họ cảm thấy một sự thất vọng sâu kín mỗi khi cảm thấy mình không sao tập trung được sự chú tâm hoặc không chủ động được tâm thức mình. Vì quá hăng say nên họ không sao duy trì đều đặn được sự tu tập, và thường là bỏ rơi sau vài tháng. Sau này dù có tu tập trở lại thì cũng phải khởi sự lại từ bước đầu. Nếu tu tập theo cách đó thì không sao thăng tiến được. Tốt nhất là nên nhìn vào bài học của con rùa (tuy chậm nhưng đến mức trước con thỏ). Mỗi bước cứ tưởng như là vô tận, thế nhưng quý vị nên giữ sự kiên trì, không nên nản chí, phải giữ thật đúng các dự tính của mình.

 

            Đấy chính là cách mà quý vị khiến cho kẻ thù hung hãn nhất của mình là thói quen tự vật ngã chính nó. Thói quen bám chặt vào chúng ta như một con đỉa, càng lúc càng dai và càng bướng bỉnh, dù có rứt bỏ nó ra thì nó vẫn còn lưu lại cho mình một vết cắn rất khó chịu. Trái lại, nếu giữ được việc tu tập Đạo Pháp đều đặn thì quý vị có thể lợi dụng kẻ thù của mình để vật ngã chính nó (sử dụng thói quen để vật ngã thói quen), đó là cách bắt những thói quen xấu phải trở thành những thói quen tốt trong việc tu tập của mình. Tịch Thiên (Shantideva, 685-763, là một vị đại sư thuộc học phái Trung Quán, và cũng là một trong các triết gia Phật giáo sau cùng trước tác bằng tiếng Phạn, ông là tác giả của tập luận nổi tiếng Bodhicharyavatara, tựa tiếng Hán là Nhập Bồ-dề hành luận, nguyên nghĩa là: Con đường đưa đến sự Giác Ngộ) cho biết là khi nào đã quen thuộc (thuần thục/đạt được thói quen tốt) thì sẽ chẳng có gì là khó khăn cả.

 

 

Vài lời ghi chú của người dịch

 

 

            Điểm đáng lưu ý hơn hết trong bài giảng trên đây là nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse khuyên chúng ta nên xem tất cả các thứ chướng ngại và khó khăn mà mình gặp phải là các món quà thấm đượm từ bi mà Đạo Pháp mang tặng mình. Các món quà ấy vừa là một sự thách đố quyết tâm của mình, vừa là một sự khích lệ mình trên đường tu tập, và có thể xem đấy như là một phần thưởng của mình. Các thứ chướng ngại ấy có thể là sự nghèo đói, các sự bất hạnh trong cuộc sống, các thứ bệnh tật trên thân xác, những nỗi khổ đau trong tâm thức, hoặc những nỗi xót xa se thắt tim mình khi trông thấy cảnh khổ đau của kẻ khác.

 

            Phật giáo Tây Tạng nói chung chủ trương vận dụng tất cả các sức mạnh, dù là tích cực hay tiêu cực, hầu giúp mình thăng tiến trên đường tu tập. Các sức mạnh tiêu cực - chẳng hạn như các sự giận dữ, đam mê, các thúc dục bản năng... - đôi khi mang tiềm năng mạnh hơn cả các xúc cảm tích cực. Nếu chuyển được các sức mạnh tiêu cực ấy trở thành tích cực thì chúng ta sẽ trở thành nhưng con người vô song, thuật ngữ Phật giáo gọi đấy là những người "chiến thắng" (jina/"tối thắng"), chiến thắng ở đây có nghĩa là chiến thắng vô minh và khổ đau của chính mình. Thuật ngữ này cũng thường được xem là một danh hiệu chỉ định Đức Phật.  

 

            Điểm đáng lưu ý thứ hai mà nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse nói đến trong bài giảng trên đây là các "thói quen" trong việc tu tập cũng như trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Thói quen là các phản ứng thường là sai lầm mà mình không ý thức được, và chính là nguyên nhân đưa đến những hậu quả tai hại cho mình và cho cả người khác. Thói quen gồm có hai thể dạng hay cấp bậc khác nhau: thể dạng thứ nhất là các phản ứng tự động chi phối bởi sự ích kỷ và các bản năng sơ đẳng nhất của mình, khía cạnh thứ hai sâu kín và tinh tế hơn nhiều, đó là các phản ứng "tự nhiên" bên trong tâm thức mỗi khi xảy ra một sự "tiếp xúc" - tiếng Phạn và tiếng Pa-li là phassa/feeling, perception - giữa tâm thức và các đối tượng cảm nhận của nó. Các sự cảm nhận/nhận thức tự động và máy móc phát sinh từ những sự "tiếp xúc" đó của tâm thức thường được tâm thức diễn đạt một cách sai lầm. Nhà sư Thanissaro Bhikkhu giải thích sự sai lầm ấy một cách thật cụ thể và giản dị như sau: nhận thức sai lầm  về mọi sự vật là trông thấy sự bất biến từ những gì vô thường, thấy thích thú từ những gì khổ đau, thấy cái tôi từ những gì vô ngã, và thấy quyến rũ từ những gì xấu xí. Nói cách khác là không quán thấy được bản chất đích thật của mọi hiện tượng mà chỉ trông thấy những biểu hiện bên ngoài của chúng.

 

            Tóm lại các phản ứng theo thói quen trong cuộc sống và sự quán thấy tự động thiếu suy nghĩ trong tâm thức về bản chất của mọi hiện tượng - thuật ngữ Phật giáo gọi sự quán thấy tự động theo thói quen trong tâm thức là vô minh - chính là nguồn gốc mang lại mọi thứ khổ đau cho mình, Thế nhưng nhà sư Dzongsar Jamyang Khyentse thì lại cho biết rằng cũng có những thói quen tốt. Vậy các thói quen tốt là gì? Đấy là cách tập nhìn vào các thứ chướng ngại và khổ đau trong cuộc sống, từ bệnh tật trên thân xác, các thứ lo buồn trong tâm thức kể cả những nghịch cảnh hiện ra với mình, và xem đấy là những món quà từ bi mà Đạo Pháp đã dành riêng cho mình hầu nhắc nhở và khích lệ mình trong việc tu tập. Cách suy nghĩ tích cực ấy lâu ngày sẽ tạo ra những "thói quen tốt" mang lại cho mình một cuộc sống an vui, hân hoan và tin tưởng, giúp mình thăng tiến nhanh chóng trên con đường tu tập của chính mình.

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 05.10.15

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 1039)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 1004)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 1522)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 1178)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 1058)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 2063)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 1322)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 791)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 870)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 1422)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567