Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Mươi Sáu Lỗi Lầm Ảnh Hưởng Việc Tu Học và Hành Trì

03/10/201508:04(Xem: 7599)
Bốn Mươi Sáu Lỗi Lầm Ảnh Hưởng Việc Tu Học và Hành Trì

Bốn Mươi Sáu Lỗi Lầm Ảnh Hưởng Việc Tu Học và Hành Trì


Alexander Berzin
Tháng Ba, 2006
Lozang Ngodrub dịch; Võ Thư Ngân hiệu đính

www.berzinarchives.com

 

Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon). Những lỗi lầm này có thể xảy ra trong tâm thức của một Bồ tát thánh nhân từ sơ địa cho đến thất địa, như đã được trình bày theo hệ thống trong sơ đồ của trường phái Y Tự Khởi (Svatantrika). Mặc dù chúng đã được trình bày theo hệ thống bằng cách nghiên cứu văn học Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita, Far-reaching Discriminating Awareness, Perfection of Wisdom), các lỗi lầm này cũng có thể liên quan đến những khía cạnh khác trong việc tu học và hành trì.

Hai Mươi Lỗi Lầm Chỉ Liên Quan Đến Đệ Tử

Mười Hai Lỗi Lầm Thông Thường Liên Quan Đến Đệ Tử

(1) Mất quá nhiều thời giờ và gặp nhiều khó khăn trong việc thấu hiểu Bát Nhã Ba La Mật Đa.

(2) Học hỏi rất nhanh và kiêu hãnh về điều này, nhưng lại không học hỏi thêm chi tiết.

(3) Khi ghi chép giáo huấn Bát Nhã Ba La Mật Đa hay vẽ một bức thangka thì gặp những chướng ngại về thể chất như ngáp dài, cười cợt, đùa giỡn hay chế giễu về điều này.

(4) Khi ghi chép giáo huấn Bát Nhã Ba La Mật Đa thì gặp chướng ngại tinh thần, chẳng hạn như làm việc cẩu thả, chỉ để phân nửa tâm trí vào việc này, phân nửa kia thì chú tâm vào một người hay việc nào khác.

(5) Gặp chướng ngại về khẩu, chẳng hạn như trì tụng một bài Kinh hay hành lễ cúng dường (puja), chỉ để được người khác kính trọng, có được tiền bạc hay sự phục dịch cho riêng bản thân.

(6) Từ bỏ hành trì Đại thừa và theo một truyền thống khác, dù đã tu tập theo Đại thừa và xem đây là điều đúng đắn, nhưng lại nản lòng vì không có vị Phật nào thọ ký là chúng ta sẽ đạt giác ngộ ở đâu, vào thời điểm nào.

(7) Giảm sút niềm tin vào đường tu Đại thừa, dù rất nhiệt tình đối với điều này vào lúc ban đầu, nhưng rồi lại nản lòng, khi thấy nó khó khăn như thế nào và sẽ mất bao nhiêu thời gian để thành tựu đường tu Đại thừa.

(8) Thay vì có cảm nhận đúng đắn về lời dạy của Đức Phật về Bát Nhã Ba La Mật Đa, lại dấn sâu vào (nếm trải một cách sâu xa) các pháp thế gian.

(9) Cố gắng tìm tòi tâm toàn trí của một vị Phật bằng cách tu tập theo Tiểu thừa.

(10) Khi đã hiểu những điểm chánh của giáo huấn Đại thừa, thay vì theo đuổi chúng, lại chuyển sang Tiểu thừa, vì nó dễ dàng hơn.

(11) Tin rằng chỉ cần tu học theo giáo huấn Tiểu thừa là có thể đạt được giác ngộ.

(12) Tin rằng Tiểu thừa và Đại thừa giống nhau và đem lại cùng kết quả.

Tám Lỗi Lầm Tạo Ra Tâm Sao Lãng

(13) Có nhiều thành kiến, tư tưởng thiên vị hay định kiến vì bị các đối tượng của giác quan lôi cuốn.

(14) Khi sao chép hay ghi chép sách vở, chẳng hạn như Bát Nhã Ba La Mật Đa, thay vì xem nó chỉ là một cuốn sách, lại xem tự thân cuốn sách là trí tuệ chân thật của chư Phật.

(15) Cố tìm sự an toàn trong các pháp hiện hữu một cách không cần định danh, chẳng hạn như sách vở.

(16) Sinh tâm ưa thích và bám chấp vào sách vở, nói chung.

(17) Sinh tâm ưa thích và bám chấp vào các buổi thuyết pháp và trì tụng, xem những lời này như trí tuệ thật sự của chư Phật.

(18) Sinh tâm ưa thích và bám chấp vào tiền bạc, vào những nơi chốn và quang cảnh đẹp đẽ.

(19) Cảm thấy thỏa mãn khi được khen ngợi hay tâng bốc, và tâm trí tản mạn, nghĩ rằng mình thật tuyệt vời.                                        
(20) Mong cầu giải thoát bằng cách tuân theo ngôn từ của ma vương (mara), đó là những người mang hình tướng của chư Tăng, nhưng giảng dạy một cách sai lầm.

Hai Mươi Ba Lỗi Lầm Liên Quan Đến Thầy Lẫn Đệ Tử

Những lỗi lầm này liên quan đến chúng ta, các đệ tử, sau khi đã tìm hiểu một vị thầy cặn kẽ và xem người này như thầy của mình, rồi sau đó lại khám phá ra những lỗi lầm của thầy và bị ám ảnh khi nghĩ về chúng, so sánh chúng với bản thân. Hiển nhiên, nếu như biết được những lỗi lầm này của vị thầy trước khi nhận họ làm tôn sư, chúng ta nên tránh một người thầy như vậy.

 Mười Bốn Lỗi Lầm Của Vị Thầy, So Với Đệ Tử

(21) Chúng ta, là đệ tử, có lòng kính ngưỡng và nhiệt thành với Bát Nhã Ba La Mật Đa, nhưng thầy lại giải đãi và không nỗ lực giảng dạy pháp này.

(22) Đệ tử muốn học hỏi Bát Nhã Ba La Mật Đa, nhưng thầy muốn dạy pháp khác. Thầy không hiểu được điều đệ tử mong muốn hay cần học hỏi, chỉ muốn dạy những gì thầy thích. Vấn đề cũng có thể là đệ tử muốn tu học ở một nơi, còn thầy muốn giảng dạy ở một nơi khác.

(23) Đệ tử thì toại nguyện với những gì mình có, còn thầy thì đầy lòng ham muốn vật chất.

(24) Đệ tử thì tu tập theo mười hai hạnh đầu đà, chẳng hạn như sống trong nghĩa địa, không sống dưới mái nhà, v.v..., còn thầy thì không.

(25) Đệ tử có các phẩm chất tốt đẹp, chẳng hạn như niềm tin xác tín, còn thầy thì không.

(26) Đệ tử thì có tâm bố thí rộng lớn, còn Thầy thì keo kiệt.

(27) Đệ tử muốn cúng dường nhiều phẩm vật cho thầy, nhưng thầy từ chối, không nhận cúng dường.

(28) Đệ tử có thể hiểu và học hỏi một đề tài, dù chỉ nghe thoáng qua, còn thầy thì cần sự giảng giải sâu rộng.   
(29) Đệ tử có kiến thức về mười hai loại Kinh điển, còn thầy thì không.    
(30) Đệ tử đã phát triển được Lục độ ba la mật, còn thầy thì chưa.   
(31) Đệ tử thì tinh thông về phương tiện thành tựu giác ngộ, trong khi thầy thì tinh thông về cách đạt được mục tiêu thế gian. Nói cách khác, so với thầy thì đệ tử biết nhiều phương tiện tốt đẹp hơn để đạt được giác ngộ.

(32) Đệ tử có khả năng ghi nhớ giáo pháp rất tốt, còn Thầy thì không.

(33) Đệ tử muốn ghi chép tất cả các giáo huấn về Bát Nhã Ba La Mật Đa, còn thầy thì ngại việc ghi chép hay không muốn cho phép đệ tử làm việc này.

(34) Đệ tử đã vượt qua các chướng ngại phiền nhiễu hàng ngày như hôn trầm, nghi ngờ, hối hận, kiêu mạn, tự phụ và sao lãng tâm trí vì những việc như cảnh trí đẹp đẽ, còn thầy thì chưa.

Ba Lỗi Lầm của Đệ Tử, So Với Thầy

(35) Thầy nói về các địa ngục buồn thảm, làm đệ tử hoảng sợ, từ bỏ ý muốn tái sanh vào các cảnh giới này để giúp đỡ chúng sanh mắc kẹt trong đó.

(36) Thầy nói về niềm hỷ lạc của các cõi trời thiêng liêng, khiến đệ tử sinh tâm ưa thích và muốn được tái sanh vào các cõi đó.

(37) Thầy muốn dạy một nhóm nhỏ, nhưng đệ tử lại dẫn một đám đông đến, làm trái ý thầy.

Sáu Lỗi Lầm Của Thầy Lẫn Đệ Tử

(38) Thầy không công bằng, chẳng hạn như không muốn đệ tử tu học với các vị thầy khác, nhưng đệ tử không đồng ý, lại theo học với các thầy khác.

(39) Thầy muốn và đòi hỏi một số đồ vật từ đệ tử, nhưng đệ tử không muốn trao tặng chúng cho Thầy.

(40) Thầy muốn tới một nơi nguy hiểm đến tánh mạng và muốn đệ tử đi cùng, nhưng đệ tử không đồng ý và không chịu đi theo.

(41) Thầy muốn đến một nơi bị hạn hán nặng, nhưng đệ tử không chịu tháp tùng.

(42) Thầy muốn đến một nơi có nhiều trộm cướp, nhưng đệ tử không chịu đi theo.

(43) Thầy muốn đến một nơi mà người dân cúng dường thật hậu hỷ, nhưng đệ tử không chịu đi cùng.

Ba Lỗi Lầm Liên Quan Đến Những Người Được Xem Là Thầy, Nhưng Thật Sự Là Những Người Sai Trái

(44) Khi ta đang tu học giáo huấn Bát Nhã Ba La Mật Đa xác thực thì người được xem như một vị thầy lại đến và nói rằng, “Những gì con đang học là không tốt. Hãy theo học với ta.”, trong khi giáo huấn về Bát Nhã Ba La Mật Đa mà vị này sắp giảng dạy thật ra chỉ là những điều giả tạo.

(45) Khi ta đang thiền quán về Không tướng một cách đúng đắn thì người được xem như một vị thầy lại đến và nói rằng, “Đừng hành thiền như thế. Thay vì vậy, hãy thiền quán về khía cạnh xấu xa của thân thể, hay những điều khác tương tự như vậy, để có nội quán về Không tướng.”. Nói chung, điều này có nghĩa là ta gặp một người mang danh là thầy, nhưng người này nói rằng phương pháp thiền quán đúng đắn của ta là sai lầm.

(46) Lầm tưởng rằng một người được xem là thầy, “biểu hiện của ma vương”, chính là một đấng giác ngộ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 8434)
Mới đó mà đã mười năm! Tôi nhớ lại khoảng tháng 8 năm 2000, trong một buổi Trai Tăng tại nhà Mai, em họ tôi, Thầy Tâm Phương đã nói với tôi: “ Cuộc sống của con hiện ra sao ? nếu có thời gian, con phát tâm về Chùa phụ với Ban Trai Soạn lo cho Chư Tôn Đức trong ngày lễ khai móng xây cất chánh điện vào ngày 10 tháng 12 tới”. Tôi đã nhận lời mời của Thầy.
05/06/2013(Xem: 16323)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 13062)
Gần 1.000 suất quà đã được chuyển tới cho các trẻ nghèo ở xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên để giúp các em chống chọi với cái giá lạnh vùng cao đang chuẩn bị tràn về. Chúng tôi tới thăm các em nhỏ Điện Biên vào một ngày đầu tháng 11, khi cái nắng hanh hao cuối thu ở đồng bằng đang dần lụi tắt cũng là lúc cái giá lạnh vùng cao đang lăm le xâm chiếm và chế ngự khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Nghĩ tới đó thôi, trước mắt chúng tôi đã hiện ra hình ảnh những đứa trẻ nhỏ cởi trần hoặc áo đứt cúc, dép tổ ong sờn rách hoặc đi chân đất… hay một nhóm nhỏ vài ba em cùng nhau quay quần quanh những niêu cơm đen đen, bé xíu, lạnh tanh và đạm bạc.
01/06/2013(Xem: 8262)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
01/06/2013(Xem: 6870)
Khi nghe thấy từ buddha[Phật], bạn thường nghĩ đến điều gì? Một bức tượng bằng vàng? Một hoàng tử trẻ trung ngồi dưới gốc cây lớn? Hay có thể là Keanu Reeves trong phim Vị Tiểu Phật? Các nhà sư mặc y áo, đầu trọc? Bạn có thể có nhiều liên tưởng hay chẳng có gì. Phần lớn chúng ta không hề có kết nối thực sự nào với từ này.
31/05/2013(Xem: 8355)
How To Overcome Your Difficulties HT. Tiến Sĩ K.Sri Dhammananda Chuyển Ngữ tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh Mùa Phật Đản - 2013 NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
31/05/2013(Xem: 10148)
uốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964 với các hình ảnh, bài viết sắp xếp trình tự theo diễn biến phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (20/4 Quý Mão 1963 - 20/4 Quý Tỵ 2013) Đạo Phật Ngày Nay xin giới thiệu ebook (bản scan) của cuốn sách này.
30/05/2013(Xem: 9977)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
29/05/2013(Xem: 7164)
Thấm thoắt đã tròn 50 năm kể từ ngày nguồn đạo thiêng và hồn sông núi tạo tôn dung Bồ tát. Những gì đã qua, điều nào chưa phai, ai đã quên hay còn nhớ, xin nhắc lại để tình yêu cái đẹp, cái thiêng đời đời bền vững.
28/05/2013(Xem: 7152)
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]