Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đêm hội trăng rằm – đêm hội tình thân.

01/10/201518:41(Xem: 9155)
Đêm hội trăng rằm – đêm hội tình thân.



Tet Trung Thu 2015 (38)

Đêm hội trăng rằm  – đêm hội tình thân
.


Tiếp nối hoạt động thiện nguyện thường niên, đêm ngày 26/9/2015 (nhằm ngày 14 tháng 8 âm lịch) câu lạc bộ Yêu sách Thái Hà đã cùng đội Tình nguyện Mầm xanh ĐH Ngân Hàng TP HCM tổ chức chương trình Trung thu “Đêm hội trăng rằm” cho hơn 500 em nhỏ tại Thiền viện Trúc Lâm Bảo sơn, xã Tóc tiên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một chương trình còn để lại mãi những ấn tượng khó phai trong mỗi thành viên.

 

Trước trung thu nhiều người có hỏi tôi: “Ở Sài Gòn, tết trung thu, ngoài phố lồng đèn bạn có biết đi đâu được nữa không?”. Tôi cũng tự băn khoăn, liệu trung thu năm nay mình sẽ làm gì, đi đâu để trung thu tuổi 19 không chỉ là câu chuyện của sum vầy, của chiếc bánh trung thu được san sẻ cùng chị cùng mẹ.  Tôi muốn trung thu này sẽ còn là câu chuyện của ý nghĩa, của niềm hạnh phúc, của yêu thương, của ấn tượng khó phai. Và tôi đã có  lựa chọn cho chính mình - cùng vun đắp Trung thu này cùng CLB yêu sách Thái Hà và những mầm non nơi xa xôi đô thành.

Đêm rằm còn chưa đến, mà tôi đã thấy niềm vui rạo rực trong lòng mọi người. Từ sáng sớm, chúng tôi đến công ty sách Thái Hà để chuẩn bị quà cho các em. Tôi đọc thấy trong mắt mọi người niềm vui sum họp, sự háo hức được gặp tụi nhỏ ở Thiền viện Bảo Sơn. Đường xuống Vũng Tàu thì xa và bụi mà lòng mỗi người thì chẳng một chút bận tâm, chỉ có lo lắng sao đường đi không gặp khó khăn để kịp giờ đến nơi chuẩn bị cùng Mầm xanh, để quà bánh nguyên vẹn, để mỗi món quà cho các em vẫn đong đầy tình thương của những tấm lòng.

Gần cuối giờ chiều, đoàn chúng tôi đến thiền viện Bảo Sơn và đã thấy đội Mầm xanh có mặt đầy đủ ở đó. Ai nấy đều nhễ nhại mồ hôi mà đôi tay thì không ngừng nhanh nhẹn sắp xếp mọi thứ. Không gian thiền viện buổi hoàng hôn như muốn ôm lấy chúng con, thanh bình mà ấm áp. Nụ cười hiền từ của sư cô và ánh mắt trong ngần từ hai cậu bé mồ côi Bon và Bin mà tôi gặp ngay khi mới đến cũng đủ làm xua tan những mệt mỏi đường xa, mỗi người chúng con chỉ còn kịp nghĩ đến làm sao phối hợp thật nhịp nhàng chuẩn bị chương trình thật đủ đầy cho các em.

Sân khấu sẵn sàng. Mâm cỗ đã được chuẩn bị xong từ sớm. Đèn lồng đã được giăng lên khắp thiền viện sáng lung linh huyền ảo. Người và cảnh đã sẵn sàng chờ đón các em. Ai cũng háo hức và chờ mong.

Sau giờ cơm chiều, cũng là giờ các em tập trung tại thiền viện. Bỗng chốc cái tĩnh lặng của nơi đây được thay thế bằng tiếng cười của trẻ thơ, của nô đùa, tinh nghịch, của tiếng gọi nhau từ xa. Đêm hội trăng rằm bắt đầu thật rồi.

Chương trình bắt đầu với hình ảnh của thỏ ngọc, của chú Cuội, chị Hằng. Sự trẻ trung giản dị của các bạn đội tình nguyện Mầm xanh và nét ngây thơ, đáng yêu của các em khiến tôi ngỡ ngàng, ngỡ ngàng mà chợt thấy hạnh phúc khó tả. Đã lâu lắm rồi, tôi chưa được nhìn thấy cảnh tượng nào yên bình hơn thế.  Tôi bỗng thấy mình dại khờ, dại khờ với những bộn bề cuộc sống mà quên chăm sóc cho cái tâm của mình, để nó rong ruổi khắp chốn, để nó quên mất còn một đứa trẻ trong con cần được chăm sóc, cần được yêu thương. Tôi bỗng muốn phép màu biến mình bé lại, để được phá cỗ, được reo hò trong tiếng trống lân, được cầm đèn lồng lăng xăng khắp ngách. Ôi chao, có muôn vạn điều ước trong tôi xuất hiện, nhưng hết thảy tôi nhận thấy rằng mình cũng đã được sống trong giây phút hiện tại này. Còn niềm vui nào hơn hết khi nhìn thấy mình không chỉ vui khi có một gia đình, mà niềm vui còn là cùng làm nên một gia đình.

Tôi mặc kệ hết những lắng lo, những thứ dang dở ở thành phố mà sống cho từng phút giây hiếm hoi này. Thấy tụi trẻ cười, tôi cũng cười. Thấy tụi trẻ reo vui, tôi cũng reo vui. Hóa ra niềm vui giản dị đến thế, niềm vui chỉ là chia nhau củ khoai, là húp chung tô mì hậu chương trình. Bụng reo đói, mà miệng thì không ngớt cười. Hóa ra niềm vui là vậy, là cùng nhìn thấy những người bạn nằm bên nhau kể câu chuyện cũ. Là sáng mai thức dậy nghe tiếng nhạc thiền được bật từ sớm, là cái xích đu xiêu vẹo, mà đứa mếu đứa cười ngồi lên rôm rả.

 Chưa tới hai ngày ở bên sư cô, ở bên tụi nhỏ, ở bên vườn yêu thương mang tên Thái Hà và Mầm xanh, mà tôi như thấy tâm mình đã quay trở lại với chính mình, thấy lòng mình thanh thản lạ kì.

Tạm biệt thiền viện Bảo Sơn, tạm biệt sư cô, chúng tôi trở lại thành phố mang trong mình những niềm vui vẹn đủ, mà trong tâm không ngừng nhắc nhở năm sau lại trở lại đây, năm sau lại về đây hội ngộ. Và có tiếng ca nào cứ văng vẳng bên tai: “Sen tươi tránh nhuốm bụi trần. Lắng hồn tỉnh thức chuông ngân nhẹ nhàng”. Tiếng chuông trong lòng tôi và trong lòng mấy chục thành viên CLB yêu sách Thái Hà đã vang ngân thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng đến mức tôi như thấy mình đang ở tiên cảnh.

Niềm vui của các bé nhận quà đã lớn nhưng niềm vui của chúng tôi còn lớn hơn. Bỏ ra 2 ngày và gần hai trăm cây số đi về, tưởng là sự mất đi hóa ra lại là sự đầu tư có lời, rất lời. Đêm nay trăng vẫn rất tròn, thật tròn, dù là không phải nằm mà đã làm mười tám. Trăng tròn trong tâm của những bạn trẻ muốn và nguyện yêu thương và sẻ chia với trẻ em những nơi còn khó khăn thiếu thốn. Trăng sẽ tròn đầy mãi trong chúng tôi.

Phan Thị Ngọc Anh



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2014(Xem: 9975)
Trước hết con kính thăm sức khỏe SP. Cầu nguyện chư Phật mười phương hộ trì cho SP luôn thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ để tiếp tục dẫn dắt hàng đệ tử chúng con tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát. Theo hướng dẫn của SP, con đã làm lễ an vị Phật tại gia ở vùng Trung-Đông, nơi thánh địa của Hồi giáo. Buổi lễ bắt đầu bằng tụng kinh Chú Lăng Nghiêm, và sau đó là kinh Phổ Môn. Điều kỳ diệu, và đây là lần thứ 2 trong đời mà con chứng kiến, sau khi tụng kinh xong cây nhang đã cháy hết rồi mà tàn nhang còn nguyên không bị rớt xuống.
09/11/2014(Xem: 8094)
Giáo sư Tiến sĩ Genshitsu Sen, pháp danh Hanso Sōshitsu, sinh vào ngày 19 tháng 4 năm 1923, tại Kyoto, Nhật Bản. Giáo sư Genshitsu Sen, một kỳ lão Cựu phi công cảm tử ở tuổi thượng thọ 91 xuân, cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 15, sau khi thoát khỏi cái chết thời đệ nhị thế chiến, Giáo sư đó đây ngao du sơn thủy khắp thế giới và đáp ứng nhu cầu các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua “Con đường Trà đạo”. Là con trai lớn và là đệ tử chân truyền của Giáo sư Sekisō Sōshitsu (1893-1964) cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 14.
08/11/2014(Xem: 17094)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
04/11/2014(Xem: 7188)
Trong đời sống chúng ta thấy một số người có những quan niệm rất ngộ nghĩnh, hay kỳ quặc. Nhiều người trong họ là những người có ăn học, trí thức nhưng họ lại tin vào những điều huyền hoặc, không tưởng. Như có người tin rằng các loài khủng long bị diệt chủng là do các nhà khoa học chế tạo ra, chứ không có thật.
02/11/2014(Xem: 6417)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 6882)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 8008)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7773)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7206)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 7610)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]