Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trưởng Thành

30/09/201508:18(Xem: 5288)
Trưởng Thành
Trưởng Thành
Minh Mẫn
        


Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự. 
 
Để rồi kế thừa hôm nay, HT T.Trí Tâm, HT T.Thiện Bình, HT T.Minh Thông, HT T.Trí Viên lèo lái con thuyền Phật sự, giáo dục tiếp dẫn hậu lai, tiếp tục "truyền đăng tục diệm", báo hiệu một Phật giáo Trung phần tỏa sáng trên nền trời Việt Nam tương lai.

Kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa, 1990 - 2015 vàongày 26/9/2015 - 27/9/2015 tại chùa Long Sơn, đường 23/10, Thành phố Nha Trang.

Tiền thân mang tên là trường "Cơ Bản Phật học", do HT T.Trí Tâm - phó BTT GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa làm hiệu trưởng. Đến năm 2010, HT.T.Minh Thông - phó BTS kiêm Trưởng Ban Giáo dục Tăng Ni Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa kế thừa hiệu trưởng, điều hành công tác giáo dục và sinh hoạt trường Trungcấp Phật học Khánh Hòa đến nay.

Trải qua 25 năm hình thành, phát triển, trường đã mở 7 khóa, tổng cộng 732 Tăng Ni sinh theo học; từng có những học Tăng học Ni hoàn tất Tiến sĩ, Cao học, hiện nay cũng đang có những du học Tăng tại Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Trung quốc...

Điều hành BTC, cơ bản gồm:

HT T. Minh Thông - trưởng Ban
Phó Ban đối nội: ĐĐ Nhật Hiếu
Phó Ban đối ngoại: ĐĐ Thiện Phước
Và 11 tiểu ban, đều do học Tăng, học Ni xuất thân từ trường Trung cấp Phật học Tỉnh Khánh Hòa; các ĐĐ trong ban điều hành và tác vụ phần lớn xuất thân từ khóa 2 cho đến khóa 5. 
 
Qua hoạt động trong thời gian lễ, đã chứng tỏ khả năng năng động, sáng tạo và điều hành của các Tăng Ni trẻ hiện nay, phải chăng, trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa là mạng mạch kế thừa truyền thống đào tạo Tăng tài mà PHV Trung phần nói chung và PHV Hải Đức Nha Trang nói riêng đã xây dựng thành công một hệ thống Thạch trụ từng lãnh đạo Phật giáo vượt qua Pháp nạn 1963.

Chứng kiến quá trình lễ, đã có một ấn tượng tốt về nền giáo dục Phật giáo tại Khánh Hòa từ trường học cho đến Thiền môn: tôn ti trật tự, thượng kính hạ hóa, khiêm tốn nhã nhặn. Trên khán đài, sau lưng chư tôn đức đại lão là những thị giả thể hiện phong cách trò ngoan, đệ tử hầu cận quá ư nhiệt tình, lễ độ và trách nhiệm khi hầu thầy, phải chăng các thị giả đã được giáo dục kỹ về nguyên tắc hầu thầy theo luật dạy? 
 
Thiết nghĩ, ở thế gian, cho dù con cháu có tôn kính ông bà cha mẹ, chưa chắc đã thể hiện được sự trân trọng và tinh thần trách nhiệm như thế.Đặc biệt khâu đón tiếp khách mời từ trong nước đến ngoài nước thật chu đáo. Có những chuyến bay đến Cam Ranh thật khuya, BTC cử người đón về Nha Trang cách 60km cũng quá sốt sắng.

Chương trình chính là kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa, nhưng nội dung sinh hoạt mang tầm vóc quốc gia qua chương trình hội thảo khoa học về giáo dục Phật giáo với những diễn giả tầm vóc quốc gia và quốc tế như Gs Nguyễn công Lý, GS Trần Hồng Liên, GsYamano Toshiro, Gs Sudarat Bantaokul. Như thế, chương trình gồm hai phần: Hội thảo giáo dục và kỷ niệm 25 năm thành lập trường, trong chương trình kỷ niệm có cả lễ tri ân chư vị tiền bối thành lập và giáo dục của trường, chư vị bảo trợ xây dựng cơ sở vật chất và cung dưỡng Tăng Ni sinh, thể hiện nét sinh hoạt là các tranh họa thư pháp của Tăng Ni sinh qua các khóa học.

Với tầm vóc hoạt động của chương trình, phải công nhận khả năng và sự trưởng thành của chư Tăng Ni trẻ hiện nay qua các khâu điều hành khá chặt chẽ và chu tất. Đó là những nhân tài của Phật giáo Việt Nam trong tương lai đứng ra đảm trách truyền thừa mạng mạch Phật giáo.

Dĩ nhiên không một tổ chức cho dù chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi những sơ suất, tuy có sơ suất nhỏ nhưng không nhỏ khi quên giới thiệu lẵng hoa của tập đoàn Vingroup và Vinpearl là nhà tài trợ cho chương trình lễ.Với khối công việc và tầm vóc quá tầm tay của BTC trẻ, như thế cũng đã là đáng khen ngợi, vì thế sẽ được sự cảm thông bởi những tấm lòng từng thông cảm cho đại sự.

Tóm lại, sự trưởng thành trong giới Tăng Ni trẻ hiện nay, một phần nhờ điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức thời đại, học hàm học vị khá nhiều so với thời đại ông cha ta trong thời đất nước còn chinh chiến, Phật giáo sẽ phát triển dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kiến thức chỉ là một phần mà tất yếu là giới hạnh, là thân giáo và nội lực tu tập của những cán bộ tương lai để Phật giáo luôn là biểu tượng tín ngưỡng tâm linh chứ không phải ngôi nhà chỉ là cái vỏ đồ sộ như sự đồ sộ của các tổ chức trần tục.

Dẫu sao, sự trưởng thành của các học Tăng từ Trung cấp Phật học Khánh Hòa qua cung cách tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm, qua sự thông dịch các ngôn ngữ của các Tăng trẻ cũng là dấu hiệu đáng mừng không những cho địa phương mà cho Phật giáo cả nước.

Tiếp bước Phật giáo Khánh Hòa, Tỉnh thành nào sẽ là...???

MINH MẪN
27/9/2015


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2014(Xem: 8245)
Mùa xuân năm nay, tại Đạo tràng Mai Thôn đã diễn ra Đại giới đàn Cam Lộ Vị, bắt đầu từ ngày 23.05 đến ngày 28.5.2014. Lễ rước giới bổn được tổ chức thật long trọng tại chùa Pháp Vân, xóm Thượng. Dường như đất trời cũng hòa chung niềm vui của tứ chúng Làng Mai trong ngày khai mạc Đại giới đàn. Ngay khi giới bổn được rước vào thiền đường Nước Tĩnh thì trời bổng nhiên đổ mưa. Những giọt nước cam lộ rơi xuống làm cho đất trời và lòng người đều mát mẻ, thanh lương.
01/06/2014(Xem: 16472)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
30/05/2014(Xem: 8572)
Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.
30/05/2014(Xem: 8611)
Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.
28/05/2014(Xem: 7207)
Thật ra nếu không yêu thương thì làm sao sống được? Xã hội bây giờ có nhiều người tự tử, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là vì họ không có khả năng thương yêu. Thương yêu trước hết là thương yêu cuộc đời. Phải yêu cuộc đời thì mới sống được. Cuộc đời ở trong cơ thể mình, trong tim mình, ở xung quanh mình. Chán đời thì không sống được. Vì vậy chúng ta phải thực tập “yêu đời”. Sự sống là một cái gì rất quý giá.
27/05/2014(Xem: 5964)
Tôi tiễn tuần cũ với 2 sự kiện quan trọng: thứ 7 là buổi nói chuyện với mấy trăm bạn trẻ mới đi làm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về chủ đề “Tư duy để thành công” và chủ nhật là chia sẻ với vài trăm phật tử tỉnh Hòa Bình về chủ đề “Giàu và nghèo”. Niềm vui thật giản đơn khi bằng cách này hay cách khác tôi đã chia sẻ những lời Phật dạy với bất cứ ai có thể. Đối với tôi, việc này cũng như ăn, cũng như cách mình nạp năng lượng, nhưng chỉ có khác là không ăn bằng miệng mà bằng não, bằng tâm. Đầu tuần tôi nghe tin nhạc sỹ Thuận Yến qua đời và đám tang diễn ra sáng thứ 3. Giật mình!
27/05/2014(Xem: 15020)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
24/05/2014(Xem: 12025)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.
22/05/2014(Xem: 6216)
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
21/05/2014(Xem: 6408)
Tôi gặp anh trong lần đến thăm một người bạn ngày cuối tuần. Trông anh phúc hậu, nói chuyện có duyên với dọng nói ấm áp, dễ nghe. Mỗi người chúng tôi kể những câu chuyện của mình, trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm tu tập. Anh cũng vậy. Tôi giật mình khi anh nói về gia đình anh. Hóa ra trước mặt tôi là người đàn ông của một gia đình công giáo nòi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567