Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa để làm gì ?

24/09/201508:07(Xem: 8921)
Chùa để làm gì ?


borobudur17

Chùa để làm gì?

Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này.

Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét.  Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.

Borobudur, ngôi chùa lớn nhất thế giới, trung tâm Phật giáo lớn và huy hoàng ngày nào, bây giờ thành khu du lịch. Phần lớn những người có mặt nơi đây là khách du lịch. Số lương Phật tử có mặt cõ lẽ chỉ vài phần trăm. Không còn thấy các nghi lễ tôn giáo, không thấy ai ngồi thiền, không thấy tiếng tụng kinh, không bóng dáng một nhà sư. Cảnh thì đẹp, công trình thì hùng vĩ, người thì đông, nhưng ngôi chùa lớn nhất thế giới đang đóng vai trò gì của thế kỷ XXI này đây…. Ngậm ngùi.

Tôi nhớ lại cách đây nhiều năm, lần đầu tiên là khi tôi dẫn bạn đạo từ Sài Gòn đi thăm chùa Dâu. (Nói rất thật rằng, có bất cứ nhóm bạn nào ở bất cứ nơi đâu về thăm Hà Nội, không kể từ nước ngoài về hay từ các miền khác của đất nước đến, nơi đầu tiên tôi muốn dẫn đi tham quan và cùng lắng lòng chậm bước hành thiền là chùa Dâu và các ngôi chùa khác của Bắc Ninh, Hà Tây, Ninh Bình). Chùa Dâu luôn là lựa chọn hàng đầu của tôi. Bởi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Vậy mà không thấy bóng dáng các nhà sư. Không thấy các khóa tu, khóa thiền. Không thấy những áo nâu, áo lam lẽ ra phải có ngập trời tại một trung tâm Phật giáo lớn thế này. Phật ơi, chẳng lẽ chùa Dâu nay đã thành bảo tàng, thành điểm tham quan du lịch….. Ngậm ngùi làm sao.

Lần cuối mới đây, tôi lại dẫn sư bà Thích Nữ Giác Liên ra thăm chùa Dâu. May thay tôi gặp được một sư cô. Thấy tôi, sư cô mời “Mời chú công đức cho nhà chùa”. Tôi công đức. Sư cô lấy giấy định viết tờ công đức. Tôi bảo không cần vì mình góp chút tâm thành thôi mà. Thì ra ở đây hiện nay có 4 sư cô tất cả.

Lát sau tôi thấy sư cô ra ngồi quán nước trước cửa chùa. Tôi đứng mà mơ rằng tại đây khóa thiền được diễn ra ít nhất 1 tháng 1 lần. Tôi ngồi xuống và lại mơ tưởng rằng nơi đây có nhiều buổi thuyết pháp và Phật tử khắp nơi về đây tu học. Cơ sở vật chất tốt thế này mà lại thành bảo tàng hay sao.

Tôi nhớ rằng mình đã về chùa Bái Đính 1 lần duy nhất kể từ ngày xây dựng. Bởi biết rằng người ta bỏ tiền bỏ của ra xây dựng Bái Đính thành khu du lịch tâm linh. Ý tưởng và kế hoạch đã rất rõ: Đây là khu du lịch. Tôi cứ nghĩ rằng, rồi đây sẽ có hàng chục khu du lịch tâm linh như Bái Đính và sẽ còn to hơn Bái Đính nữa mọc lên. Và vậy là du lịch sẽ rất phát triển. Nhà đầu tư sẽ kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên không khéo, người dân lại biến đây thành nơi tín ngưỡng thậm chí mê tín thì nguy hiểm quá. Biết đâu sẽ có nơi mang Đức Phật và hình ảnh Ngài ra để làm bậy, làm trái lời dạy của Ngài, làm sai con đường mà Ngài đã tìm thấy. Nếu vậy thì ngậm ngùi lắm.

Tôi rất thích các tu viện của Làng Mai. Dù ở đâu cũng được xây dựng rất đơn giản. Có khi chỉ là nhà tranh, mái lá. Tuy nhiên trong đó luôn có hàng trăm tăng và ni tu học. Nơi đây, các khóa tu dành cho cư sỹ liên tục diễn ra. Lợi ích to lớn vô cùng cho cả giới xuất gia và cư sỹ tại gia.

Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.

Có phải càng ngày càng ít đi các ngôi chùa tốt đẹp. Hình như bây giờ các chùa cũng đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu và học hỏi các giáo lý của Phật mà thiếu đi phần thực hành. Nhiều nơi người ta đốn cây, phá rừng làm chùa to, tượng lớn nhưng hình như chưa đầu tư vào việc luyện tâm. Chùa để tu chứ nhỉ. Quý thầy quý sư cô tu cả đời. Phật tử tại gia đến đây tu và thực hành lời Phật dạy thông qua cách huấn luyện tâm mình thường xuyên.

Tôi nhớ rằng, ngày xưa, các nhà sư sống trong rừng, sống với thiên nhiên, không kiến tạo hay xây dựng gì cả. Ngày nay, có nơi xem việc xây dựng chùa chiền là việc chính và nhiều người, thậm chí cả các nhà sư  cũng thích làm việc này. Tôi thì nghĩ bụng, có lẽ 80% thời gian của các nhà sư là dành cho thực hành những lời Phật dạy. Thực hành giáo pháp của Đức Phật mới là quan trọng nhất. Thời gian còn lại là giúp đỡ mọi người. Liệu có những nhà sư đang dành nhiều thời gian lo xây chùa và làm những việc không phải là pháp hành không. Nếu có thì tiếc lắm Phật ơi.

Tôi lại ngẫm từ mình ra và nghĩ thầm rằng muốn dạy người khác, tự mình phải kiểm soát được mình, tự mình phải có những kết quả của pháp hành nhất định. Có kiểm soát được chính mình thì mới có thể giúp được người khác. Nếu không ta lại đi gánh việc của người khác mất. Nghe pháp, đọc kinh là rất quan trọng nhưng việc thực hành những điều đã học hỏi mới là đích chính của những người con Phật chúng ta.

Tôi luôn tự đặt câu hỏi: Mình đã tìm thấy những lời dạy dỗ này trong chính mình chưa? Mình đã thưc hành đúng những lời dạy của Phật chưa? Mình đã có kết quả gì  rồi? Mình đang đi đúng đường chưa? Ai giúp mình và cùng mình tu tập?

Chùa là nơi có các quý thầy sống và tu tập. Chùa là nơi tứ chúng cùng bên nhau tu tập để chuyển hóa thân và tâm. Chùa không phải là bảo tàng hay nơi thực hành các nghi lễ mê tín. Chùa là nơi tâm của chúng ta được huấn luyện. Rồi về nhà mình tiếp tục luyện tâm mỗi ngày.

Chùa quan trọng nhưng tăng tài mới là quan trọng nhất. Nếu có sự đầu tư cho tăng và ni, nếu có thật nhiều quý thầy và quý sư cô chú tâm vào pháp hành để có chứng ngộ, để tu tập có kết quả thì nhất định Phật giáo Việt Nam của chúng ta sẽ lại hưng thịnh. Tôi nhớ về tổ Khương Tăng Hội và các tổ ngày xưa của nước Nam quá đi thôi.

Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện của Đức Phật. Ngài nói rằng”

"...sống giữa những kẻ chất chứa đầy hận thù nhưng vẫn không đánh mất từ tâm, sống giữa những kẻ hung hăng hiếu chiến nhưng vẫn giữ được tâm ôn hòa bình thản, sống giữa những kẻ bị danh vọng vật chất cuốn đi nhưng vẫn an nhiên vô nhiễm. Ta gọi kẻ đó là một Brahmana, kẻ có trái tim tinh khiết như giọt nước đầu nguồn."

Tôi mong sao có nhiều ngôi chùa của thế kỷ XXI này vẫn giữ đúng vai trò và nhiệm vụ của ngôi chùa. Tôi rất rất muốn được đọc, được thăm những ngôi chùa đang sống chứ không phải những bảo tàng hay những khu du lịch.

Nếu bạn biết những ngôi chùa đang là chùa, hãy chia sẻ để thật nhiều người được biết đến. Tôi thật sự muốn những ngôi chùa vô nhiễm, nhưng ngôi chùa – giọt nước đầu nguồn. Nhưng những ngôi chùa ấy đang ở đâu… ở đâu….

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng  

Bài viết liên quan chủ đề:


Chùa để làm gì ?
Chùa chết

Ai giết chùa?

 

Ý kiến bạn đọc
23/04/201914:16
Khách
có ai muốn lên rừng núi sống đời ẩn sĩ? https://timbanansi.blogspot.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2022(Xem: 10470)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
05/02/2022(Xem: 6683)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
05/02/2022(Xem: 8843)
Năm mới ước có thời gian Giây phút chậm lại để xuân mãi còn Mỗi ngày làm được nhiều hơn Mà không căng thẳng muốn xong vội vàng
05/02/2022(Xem: 8951)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/02/2022(Xem: 8882)
CHÁNH PHÁP Số 121, tháng 12.2021 Hình bìa của PhotoMix (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7 Ý THU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ÁNH SÁNG NHƯ LAI (Nguyễn Thế Đăng), trang 10
05/02/2022(Xem: 8500)
CHÁNH PHÁP Số 123, tháng 02.2022 Hình bìa của Oldiefan (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN NHÂM DẦN 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9
31/01/2022(Xem: 5664)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
30/01/2022(Xem: 5091)
Từ chiều hôm trước chị Ba Mén đã dặn xe ôm đưa chị ra bến xe đò miền Tây vào bốn giờ sáng. Tuy trời còn tối đen thế nhưng người đã đông, chen chúc, khệ nệ. Quang cảnh bến xe ngày hai mươi tám Tết có khác, thật ồn ào, tiếng người gọi nhau, trẻ con khóc la. Ánh đèn pha của những chiếc xe xếp thẳng hàng chiếu vào những đám bụi mù cuồn cuộn bốc lên từ những bước chân người hối hả. Một tay xách túi quần áo, một tay xách một giỏ lớn đầy quà bánh ngày Tết, chị Ba Mén có vẻ nôn nóng, gặp người lơ xe nào cũng hỏi :
29/01/2022(Xem: 4386)
Trong Tạng Luật có nêu lên trường hợp một người tỳ-kheo nhận định sai lầm cho rằng lạc thú tình dục không hẳn là một sự chướng ngại, Đức Phật thì lại giảng rằng các lạc thú giác cảm mang lại "rất ít thỏa mãn, nhưng thật nhiều khổ đau, thật nhiều tuyệt vọng cùng những điều bất lợi to lớn nhất". Mặc dù Tăng đoàn đã ba lần thuyết phục thế nhưng người tỳ kheo này vẫn khăng khăng không từ bỏ ý nghĩ sai lầm đó của mình. Tăng đoàn đành áp dụng quy luật "đình chỉ" (ukkhepaniyakamma), loại người tỳ kheo này ra khỏi Tăng đoàn, ít nhất cho đến khi nào có một quyết định khác hơn (Cullavagga / Tiểu Phẩm , Cv I, 34) (Vin. iV.135) (Cv I. 32.1-3).
28/01/2022(Xem: 7547)
Tùng xèng tùng xèng Hôm nay lại đến Hăm ba tháng Chạp Mặc trời giá lạnh Tất ba tất bật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]