Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa để làm gì ?

24/09/201508:07(Xem: 8979)
Chùa để làm gì ?


borobudur17

Chùa để làm gì?

Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này.

Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét.  Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.

Borobudur, ngôi chùa lớn nhất thế giới, trung tâm Phật giáo lớn và huy hoàng ngày nào, bây giờ thành khu du lịch. Phần lớn những người có mặt nơi đây là khách du lịch. Số lương Phật tử có mặt cõ lẽ chỉ vài phần trăm. Không còn thấy các nghi lễ tôn giáo, không thấy ai ngồi thiền, không thấy tiếng tụng kinh, không bóng dáng một nhà sư. Cảnh thì đẹp, công trình thì hùng vĩ, người thì đông, nhưng ngôi chùa lớn nhất thế giới đang đóng vai trò gì của thế kỷ XXI này đây…. Ngậm ngùi.

Tôi nhớ lại cách đây nhiều năm, lần đầu tiên là khi tôi dẫn bạn đạo từ Sài Gòn đi thăm chùa Dâu. (Nói rất thật rằng, có bất cứ nhóm bạn nào ở bất cứ nơi đâu về thăm Hà Nội, không kể từ nước ngoài về hay từ các miền khác của đất nước đến, nơi đầu tiên tôi muốn dẫn đi tham quan và cùng lắng lòng chậm bước hành thiền là chùa Dâu và các ngôi chùa khác của Bắc Ninh, Hà Tây, Ninh Bình). Chùa Dâu luôn là lựa chọn hàng đầu của tôi. Bởi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Vậy mà không thấy bóng dáng các nhà sư. Không thấy các khóa tu, khóa thiền. Không thấy những áo nâu, áo lam lẽ ra phải có ngập trời tại một trung tâm Phật giáo lớn thế này. Phật ơi, chẳng lẽ chùa Dâu nay đã thành bảo tàng, thành điểm tham quan du lịch….. Ngậm ngùi làm sao.

Lần cuối mới đây, tôi lại dẫn sư bà Thích Nữ Giác Liên ra thăm chùa Dâu. May thay tôi gặp được một sư cô. Thấy tôi, sư cô mời “Mời chú công đức cho nhà chùa”. Tôi công đức. Sư cô lấy giấy định viết tờ công đức. Tôi bảo không cần vì mình góp chút tâm thành thôi mà. Thì ra ở đây hiện nay có 4 sư cô tất cả.

Lát sau tôi thấy sư cô ra ngồi quán nước trước cửa chùa. Tôi đứng mà mơ rằng tại đây khóa thiền được diễn ra ít nhất 1 tháng 1 lần. Tôi ngồi xuống và lại mơ tưởng rằng nơi đây có nhiều buổi thuyết pháp và Phật tử khắp nơi về đây tu học. Cơ sở vật chất tốt thế này mà lại thành bảo tàng hay sao.

Tôi nhớ rằng mình đã về chùa Bái Đính 1 lần duy nhất kể từ ngày xây dựng. Bởi biết rằng người ta bỏ tiền bỏ của ra xây dựng Bái Đính thành khu du lịch tâm linh. Ý tưởng và kế hoạch đã rất rõ: Đây là khu du lịch. Tôi cứ nghĩ rằng, rồi đây sẽ có hàng chục khu du lịch tâm linh như Bái Đính và sẽ còn to hơn Bái Đính nữa mọc lên. Và vậy là du lịch sẽ rất phát triển. Nhà đầu tư sẽ kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên không khéo, người dân lại biến đây thành nơi tín ngưỡng thậm chí mê tín thì nguy hiểm quá. Biết đâu sẽ có nơi mang Đức Phật và hình ảnh Ngài ra để làm bậy, làm trái lời dạy của Ngài, làm sai con đường mà Ngài đã tìm thấy. Nếu vậy thì ngậm ngùi lắm.

Tôi rất thích các tu viện của Làng Mai. Dù ở đâu cũng được xây dựng rất đơn giản. Có khi chỉ là nhà tranh, mái lá. Tuy nhiên trong đó luôn có hàng trăm tăng và ni tu học. Nơi đây, các khóa tu dành cho cư sỹ liên tục diễn ra. Lợi ích to lớn vô cùng cho cả giới xuất gia và cư sỹ tại gia.

Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.

Có phải càng ngày càng ít đi các ngôi chùa tốt đẹp. Hình như bây giờ các chùa cũng đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu và học hỏi các giáo lý của Phật mà thiếu đi phần thực hành. Nhiều nơi người ta đốn cây, phá rừng làm chùa to, tượng lớn nhưng hình như chưa đầu tư vào việc luyện tâm. Chùa để tu chứ nhỉ. Quý thầy quý sư cô tu cả đời. Phật tử tại gia đến đây tu và thực hành lời Phật dạy thông qua cách huấn luyện tâm mình thường xuyên.

Tôi nhớ rằng, ngày xưa, các nhà sư sống trong rừng, sống với thiên nhiên, không kiến tạo hay xây dựng gì cả. Ngày nay, có nơi xem việc xây dựng chùa chiền là việc chính và nhiều người, thậm chí cả các nhà sư  cũng thích làm việc này. Tôi thì nghĩ bụng, có lẽ 80% thời gian của các nhà sư là dành cho thực hành những lời Phật dạy. Thực hành giáo pháp của Đức Phật mới là quan trọng nhất. Thời gian còn lại là giúp đỡ mọi người. Liệu có những nhà sư đang dành nhiều thời gian lo xây chùa và làm những việc không phải là pháp hành không. Nếu có thì tiếc lắm Phật ơi.

Tôi lại ngẫm từ mình ra và nghĩ thầm rằng muốn dạy người khác, tự mình phải kiểm soát được mình, tự mình phải có những kết quả của pháp hành nhất định. Có kiểm soát được chính mình thì mới có thể giúp được người khác. Nếu không ta lại đi gánh việc của người khác mất. Nghe pháp, đọc kinh là rất quan trọng nhưng việc thực hành những điều đã học hỏi mới là đích chính của những người con Phật chúng ta.

Tôi luôn tự đặt câu hỏi: Mình đã tìm thấy những lời dạy dỗ này trong chính mình chưa? Mình đã thưc hành đúng những lời dạy của Phật chưa? Mình đã có kết quả gì  rồi? Mình đang đi đúng đường chưa? Ai giúp mình và cùng mình tu tập?

Chùa là nơi có các quý thầy sống và tu tập. Chùa là nơi tứ chúng cùng bên nhau tu tập để chuyển hóa thân và tâm. Chùa không phải là bảo tàng hay nơi thực hành các nghi lễ mê tín. Chùa là nơi tâm của chúng ta được huấn luyện. Rồi về nhà mình tiếp tục luyện tâm mỗi ngày.

Chùa quan trọng nhưng tăng tài mới là quan trọng nhất. Nếu có sự đầu tư cho tăng và ni, nếu có thật nhiều quý thầy và quý sư cô chú tâm vào pháp hành để có chứng ngộ, để tu tập có kết quả thì nhất định Phật giáo Việt Nam của chúng ta sẽ lại hưng thịnh. Tôi nhớ về tổ Khương Tăng Hội và các tổ ngày xưa của nước Nam quá đi thôi.

Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện của Đức Phật. Ngài nói rằng”

"...sống giữa những kẻ chất chứa đầy hận thù nhưng vẫn không đánh mất từ tâm, sống giữa những kẻ hung hăng hiếu chiến nhưng vẫn giữ được tâm ôn hòa bình thản, sống giữa những kẻ bị danh vọng vật chất cuốn đi nhưng vẫn an nhiên vô nhiễm. Ta gọi kẻ đó là một Brahmana, kẻ có trái tim tinh khiết như giọt nước đầu nguồn."

Tôi mong sao có nhiều ngôi chùa của thế kỷ XXI này vẫn giữ đúng vai trò và nhiệm vụ của ngôi chùa. Tôi rất rất muốn được đọc, được thăm những ngôi chùa đang sống chứ không phải những bảo tàng hay những khu du lịch.

Nếu bạn biết những ngôi chùa đang là chùa, hãy chia sẻ để thật nhiều người được biết đến. Tôi thật sự muốn những ngôi chùa vô nhiễm, nhưng ngôi chùa – giọt nước đầu nguồn. Nhưng những ngôi chùa ấy đang ở đâu… ở đâu….

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng  

Bài viết liên quan chủ đề:


Chùa để làm gì ?
Chùa chết

Ai giết chùa?

 

Ý kiến bạn đọc
23/04/201914:16
Khách
có ai muốn lên rừng núi sống đời ẩn sĩ? https://timbanansi.blogspot.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2016(Xem: 8047)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
29/03/2016(Xem: 8157)
Không cần phải nói, Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống.
29/03/2016(Xem: 11941)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon ) của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985
29/03/2016(Xem: 17619)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực với đời.
28/03/2016(Xem: 10906)
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" Cách đây hơn 10 năm, ông bà Trần Quãng Đại đã định cư tại Toronto, Canada, do một người con bảo lãnh. Ông cụ đã cho tôi một số sách và tài liệu nói về đất Cao-Lãnh đồng thời cũng kể lại cho tôi nghe những nơi và những điều ông đã biết trong quãng đời ông đã sống tại Cao-Lãnh và Sa-Đéc. Cụ nay đã 83 tuổi.
27/03/2016(Xem: 7219)
Ảo Ảnh Của Tâm Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục. Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục. Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực.
26/03/2016(Xem: 7527)
Đây không phải là 1 bài báo. Đây là 1 bài viết từ những gì tôi, một phật tử trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp cảm nhận và viết lên. Có những cái nói không ai tin, đọc không ai tin. Đây là câu chuyện tôi mắt thấy, tôi tai nghe, tôi mũi ngửi, tâm tôi cảm nhận.
26/03/2016(Xem: 7798)
Khi nằm mộng ai biết mình đang mộng - Tỉnh giấc rồi mới biết đã từng mơ?. - Người tu Đạo, hỏi bao giờ hết mộng - Thưa, là khi Khai ngộ, thoát mê mờ. -
24/03/2016(Xem: 7928)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
24/03/2016(Xem: 8597)
Chiều thứ 2, ngày 21 tháng 3, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, TP HCM sẽ chính thức khai mạc Hội Sách TP HCM lần thứ IX. Dù biết Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban chấp hành TW Hội Xuất bản Việt Nam, rất rất bận, vừa bay vào TP HCM từ Huế, Đà Nẵng và Hội an sau chuyến công tác tại 3 thành phố này cũng như đã tham gia khóa thiền tích cực 10 ngày, ông vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn chúng tôi vào chiều chủ nhật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]