Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

30/04/201515:35(Xem: 8367)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
 
https://acquamuse.files.wordpress.com/2012/06/hunza-people.jpg
Tự cung tự cấp đầy đủ cho chính mình, không tranh đấu với nhân thế khiến cho những người Hunzas có được tâm thái ôn hòa, khỏe mạnh và trường thọ. Hình ảnh các cụ ông đều trên 100 tuổi
 
bo toc hunzas 2http://www.ellenjabour.com/WFiles/images/conteudo/detalhe/152/849571a2f79d4c4e991c2b1d2726e921.jpg
Các loại trái cây thơm ngon, nuôi dưỡng người dân Hunzas.
 
Cụ bà Hunza tuổi từ 120-140 năm vẫn khỏe mạnh lao động ngoài trời
 
Người Hunzas tụ tập ở phía tây bắc Pakistan và cao nguyên Pamir tiếp giáp với dãy núi Himalaya, dân tộc này có khoảng gần 60.000 người, trong hơn hai ngàn năm qua, họ hầu như hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, nhưng hiện tại đã trở thành một bộ phận phía Tây của Pakistan. Họ được coi là dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới, theo những gì mà người dân trong bộ tộc cho biết, 900 năm nay không có ai bị ung thư.
Người hunzas không những khỏe mạnh, không có gì lạ khi họ tự nhiên sống lâu hơn, tuổi thọ trung bình của người dân Hunzas là hơn 100 năm, hơn nữa họ rất hiếm khi bị bệnh, trong bộ tộc hầu như không thấy có ai bị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh huyết áp và các bệnh mãn tính thường thấy ở con người hiện đại, ngoài ra, dung mạo bề ngoài, thể chất và năng lực của họ cũng trẻ hơn nhiều hơn so với độ tuổi thực tế: ông nội 145 tuổi cũng có thể nhảy để chơi bóng chuyền, bà nội hơn 90 tuổi trông chỉ như mới 40-50 tuổi.
 
        http://www.hunzaguidespakistan.com/clients/hunza/venders/editor/ckfinder/userfiles/images/Autumn%20Hunza.jpg
 
Thung lũng miền Bắc Pakistan vào mùa thu tháng 9 nơi người Hunzas sinh sống
 
http://hunzo.yolasite.com/resources/Grapes%20in%20the%20Hunza%20Valley.jpg
Thung lũng mùa Xuân
 
http://hunzo.yolasite.com/resources/Grapes%20in%20the%20Hunza%20Valley%201.jpg
http://redwoodbarn.com/images/peachriooso2.jpg
Cây nho và cây đào người Hunza trồng
 
Đồ chay là chủ yếu, ăn rau xanh để sống
Các nhà nghiên cứu cho biết: Nguyên nhân người Hunza sống trường thọ, chủ yếu là do chế độ ăn uống của họ bao gồm chủ yếu là các loại trái cây và rau quả tự nhiên. Người Hunzas gần như không ăn thức ăn từ động vật, các loại thịt và sữa chỉ chiếm 1,5% calo trong khẩu phần ăn của họ; thịt đối với họ mà nói là thực phẩm xa xỉ, một năm chỉ có một hoặc hai lần trong các dịp lễ hội mới xuất hiện. Thông thường, họ coi rau và trái cây thiên nhiên là thực phẩm chủ yếu, vì môi trường thiếu thốn nhiên liệu chất đốt, do đó các loại rau chủ yếu là ăn sống, cho nên họ có thể hấp thụ rất nhiều vitamin, khoáng chất bổ dưỡng từ thiên nhiên.
 
Ngoài trừ các loại rau xanh và trái cây (trái cây chủ yếu là dâu và hạnh nhân), người Hunzas trong số các loại ngũ cốc thường dùng nhiều lúa mì và gạo kê, họ hay ăn với đậu Ai Cập, đậu nành, lúa mạch và đậu Hà Lan v.v… hòa trộn với nhau, thành một loại thực phẩm gọi là “Ca Ba Đế”. Trong quá trình sản xuất, họ không loại bỏ lớp vỏ và chồi mầm, do vậy, những phần chứa các chất dinh dưỡng được giữ lại trong đó. Trong các thành phần của các loại sữa, chủ yếu là chế biến từ sữa dê và các sản phẩm gia công như váng sữa hoặc sữa lên men mà ra.
Ngoài các loại trái cây và rau quả tự nhiên, đồ uống mà họ thường dùng là nước đá tan chảy từ những dòng sông băng, nguồn nước này thông thường cũng là nguồn nước mà người Hunzas dùng để trồng trọt các loại cây trái. Người Hunzas chăm sóc các loại trái cây và rau quả mà không sử dụng thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa học, mà sử dụng phân của gia súc, phế liệu thực vật, lá cây rụng v.v… để làm phân ủ, như thế vừa không ô nhiễm vừa có được nguồn dinh dưỡng phong phú cho cây.
 
Chế độ ăn uống chủ yếu là ăn chay, với nguồn lương thực tự nhiên không bị ô nhiễm, sinh sống trong môi trường tự nhiên không bị phá hoại, lại thêm với tính cách vui vẻ và biết đủ của người dân Hunzas, không có gì khó hiểu khi họ được vinh danh là “Dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới” hay “Trường Thọ Quốc”!
 
 
https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/01/01/eb/0101ebfabe903652efe83d009fb3e03d.jpghttp://www.globerovers-magazine.com/wp-content/uploads/2014/10/PAK_1452-w1.jpg
http://i2.wp.com/hunza.cc/wp-content/uploads/2014/10/hunza-girl.jpg?fit=1024%2C1024
Bé gái và Thiếu Nữ người Hunza trông rất hồn nhiên
 
Biên dịch: Tuệ Minh – theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt( có bổ sung)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2012(Xem: 8748)
ột vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế.
16/04/2012(Xem: 9297)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
14/04/2012(Xem: 8629)
Phật giáo dùng một thí dụ dễ hình dung và đầy thi vị để tượng trưng cho sự tu tập : « vượt sang bờ bên kia của đại dương khổ đau». « Vượt sang bờ bên kia» là nghĩa từ chương của chữ Ba-la-mật,tiếng Phạn là Paramita, kinh sách gốc Hán gọi là « đáo bỉ ngạn» (đến được bờ bên kia). Nhưng thật ra ý nghĩa của chữ Ba-la-mật thường được hiểu theo nghĩa bóng là « Hoàn hảo», « Hoàn thiện», « Siêu nhiên», « Đạo hạnh siêu phàm», « Đạt đuợc trí tuệ siêu việt»…
14/04/2012(Xem: 8258)
Cólẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưanhư trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sáchvở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiêndù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có baogiờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lầntrong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vaitrò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tântiến ngày nay ?
13/04/2012(Xem: 14893)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 11434)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
12/04/2012(Xem: 12957)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
11/04/2012(Xem: 8922)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
11/04/2012(Xem: 10403)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
10/04/2012(Xem: 7950)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]