Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

30/04/201515:35(Xem: 8309)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
 
https://acquamuse.files.wordpress.com/2012/06/hunza-people.jpg
Tự cung tự cấp đầy đủ cho chính mình, không tranh đấu với nhân thế khiến cho những người Hunzas có được tâm thái ôn hòa, khỏe mạnh và trường thọ. Hình ảnh các cụ ông đều trên 100 tuổi
 
bo toc hunzas 2http://www.ellenjabour.com/WFiles/images/conteudo/detalhe/152/849571a2f79d4c4e991c2b1d2726e921.jpg
Các loại trái cây thơm ngon, nuôi dưỡng người dân Hunzas.
 
Cụ bà Hunza tuổi từ 120-140 năm vẫn khỏe mạnh lao động ngoài trời
 
Người Hunzas tụ tập ở phía tây bắc Pakistan và cao nguyên Pamir tiếp giáp với dãy núi Himalaya, dân tộc này có khoảng gần 60.000 người, trong hơn hai ngàn năm qua, họ hầu như hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, nhưng hiện tại đã trở thành một bộ phận phía Tây của Pakistan. Họ được coi là dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới, theo những gì mà người dân trong bộ tộc cho biết, 900 năm nay không có ai bị ung thư.
Người hunzas không những khỏe mạnh, không có gì lạ khi họ tự nhiên sống lâu hơn, tuổi thọ trung bình của người dân Hunzas là hơn 100 năm, hơn nữa họ rất hiếm khi bị bệnh, trong bộ tộc hầu như không thấy có ai bị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh huyết áp và các bệnh mãn tính thường thấy ở con người hiện đại, ngoài ra, dung mạo bề ngoài, thể chất và năng lực của họ cũng trẻ hơn nhiều hơn so với độ tuổi thực tế: ông nội 145 tuổi cũng có thể nhảy để chơi bóng chuyền, bà nội hơn 90 tuổi trông chỉ như mới 40-50 tuổi.
 
        http://www.hunzaguidespakistan.com/clients/hunza/venders/editor/ckfinder/userfiles/images/Autumn%20Hunza.jpg
 
Thung lũng miền Bắc Pakistan vào mùa thu tháng 9 nơi người Hunzas sinh sống
 
http://hunzo.yolasite.com/resources/Grapes%20in%20the%20Hunza%20Valley.jpg
Thung lũng mùa Xuân
 
http://hunzo.yolasite.com/resources/Grapes%20in%20the%20Hunza%20Valley%201.jpg
http://redwoodbarn.com/images/peachriooso2.jpg
Cây nho và cây đào người Hunza trồng
 
Đồ chay là chủ yếu, ăn rau xanh để sống
Các nhà nghiên cứu cho biết: Nguyên nhân người Hunza sống trường thọ, chủ yếu là do chế độ ăn uống của họ bao gồm chủ yếu là các loại trái cây và rau quả tự nhiên. Người Hunzas gần như không ăn thức ăn từ động vật, các loại thịt và sữa chỉ chiếm 1,5% calo trong khẩu phần ăn của họ; thịt đối với họ mà nói là thực phẩm xa xỉ, một năm chỉ có một hoặc hai lần trong các dịp lễ hội mới xuất hiện. Thông thường, họ coi rau và trái cây thiên nhiên là thực phẩm chủ yếu, vì môi trường thiếu thốn nhiên liệu chất đốt, do đó các loại rau chủ yếu là ăn sống, cho nên họ có thể hấp thụ rất nhiều vitamin, khoáng chất bổ dưỡng từ thiên nhiên.
 
Ngoài trừ các loại rau xanh và trái cây (trái cây chủ yếu là dâu và hạnh nhân), người Hunzas trong số các loại ngũ cốc thường dùng nhiều lúa mì và gạo kê, họ hay ăn với đậu Ai Cập, đậu nành, lúa mạch và đậu Hà Lan v.v… hòa trộn với nhau, thành một loại thực phẩm gọi là “Ca Ba Đế”. Trong quá trình sản xuất, họ không loại bỏ lớp vỏ và chồi mầm, do vậy, những phần chứa các chất dinh dưỡng được giữ lại trong đó. Trong các thành phần của các loại sữa, chủ yếu là chế biến từ sữa dê và các sản phẩm gia công như váng sữa hoặc sữa lên men mà ra.
Ngoài các loại trái cây và rau quả tự nhiên, đồ uống mà họ thường dùng là nước đá tan chảy từ những dòng sông băng, nguồn nước này thông thường cũng là nguồn nước mà người Hunzas dùng để trồng trọt các loại cây trái. Người Hunzas chăm sóc các loại trái cây và rau quả mà không sử dụng thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa học, mà sử dụng phân của gia súc, phế liệu thực vật, lá cây rụng v.v… để làm phân ủ, như thế vừa không ô nhiễm vừa có được nguồn dinh dưỡng phong phú cho cây.
 
Chế độ ăn uống chủ yếu là ăn chay, với nguồn lương thực tự nhiên không bị ô nhiễm, sinh sống trong môi trường tự nhiên không bị phá hoại, lại thêm với tính cách vui vẻ và biết đủ của người dân Hunzas, không có gì khó hiểu khi họ được vinh danh là “Dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới” hay “Trường Thọ Quốc”!
 
 
https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/01/01/eb/0101ebfabe903652efe83d009fb3e03d.jpghttp://www.globerovers-magazine.com/wp-content/uploads/2014/10/PAK_1452-w1.jpg
http://i2.wp.com/hunza.cc/wp-content/uploads/2014/10/hunza-girl.jpg?fit=1024%2C1024
Bé gái và Thiếu Nữ người Hunza trông rất hồn nhiên
 
Biên dịch: Tuệ Minh – theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt( có bổ sung)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2016(Xem: 16039)
Gần đây một số báo chí ở Việt Nam có loan tin việc nhà Sư Nhật Bản kết hôn. Thật ra bản tin Sư Nhật Bản lấy vợ lập gia đình là tin rất cũ và chuyện này cũng rất cũ. Có thể lâu lâu báo chí ở Việt Nam làm tin mới lại cho hấp dẫn độc giả và có thể mang ẩn ý chê bai Phật Giáo Nhật Bản nói riêng và Phật Giáo nói chung. Xin quý cơ quan báo chí truyền thông Phật Giáo lưu tâm.
25/02/2016(Xem: 5812)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất hiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
23/02/2016(Xem: 9492)
Nghệ thuật Phật giáo là hiện tượng nghệ thuật, là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau. Nghệ thuật Phật giáo được nảy sinh theo sau sự ra đời của Phật giáo, khởi nguồn từ thời kỳ vương triều Khổng Tước (S. Maurya) của vua A Dục (S. Aśoka, P. Asoka) ở Ấn Độ, từ năm 273 đến 232 trước Tây Lịch.
22/02/2016(Xem: 7228)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không. Thời gian lắng đọng cùng hồn người. Cảnh vật như cộng hưởng cùng tiếng chuông. Tất cả đều trở nên lung linh trầm mặc. Tiếng chuông chùa thi vị và đầy sức cảm hóa làm nảy sinh ra biết bao cảm hứng về âm nhạc và thơ văn, chan chứa chất liệu cốt tủy của tinh thần Phật giáo cùng với mối sầu cảm ướp đầy tình tự quê hương. Tiếng chuông chùa quả thật có một năng lực hồi sinh rất lớn.
21/02/2016(Xem: 8162)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
21/02/2016(Xem: 5964)
Kính thưa chư Tôn Đức & chư vị thiện tâm, pháp hữu.. - Để thể hiện chút lòng thành đối với chư Tăng tu hành trên xứ Phật, nhân dịp đầu xuân Bính Thân cũng là lúc Pháp hội Karmapa Khenno khai mạc tại chùa Karmapa và Bồ Đề Đạo Tràng
21/02/2016(Xem: 9898)
Có một người nọ đến tiệm hớt tóc quen để cắt tóc, cạo râu và lấy ráy tai. Trong lúc hai bàn tay thoăn thoắt làm việc, bác thợ luôn miệng trò chuyện rôm rả với thân chủ. Những mẩu chuyện đầu Ngô mình Sở dẫn dắt thế nào mà bỗng dưng họ lại sa đà qua đề tài tâm linh, thần học.., rồi xoay qua chủ đề: đức Phật có hay không?
21/02/2016(Xem: 7677)
Bhutan – quốc gia được xem là “hạnh phúc nhất thế giới” vốn là một nơi rất đáng để học hỏi và ghé thăm. Tuy nhiên nếu tới đây sẽ là thiếu sót nếu bạn không nghe về câu chuyện truyền cảm hứng của vị vua đời thứ 5 của quốc gia này.
21/02/2016(Xem: 6521)
Gặp Thầy Giác Lượng rõ là không - Cảm Giác chân tu thuần nhuệ không - Phân Lượng thế trần như cánh gió - Tuệ tinh kinh Phật sánh mây không
16/02/2016(Xem: 7458)
Thời trước 1975,lúc mới lên học Viện Đại Học Đà Lạt,tôi kết bạn thân tình cùng Trần Nhơn thường hay về chùa Linh Sơn ăn cơm chuà và tá túc phòng kinh sách của chú Trương Tâm Lạc qua đêm. Thỉnh thoảng tôi cũng lang bạt về Sài Gòn,có về thăm chơi cùng một vài vị sư trẻ rất say mê văn nghệ học thuật và sáng tạo. Có một tối chơi bài văn nghệ cho vui,vậy mà tôi cũng thua sạch túi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]