Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Giãn Để Đối Trị Đau Đớn

13/04/201506:36(Xem: 7825)
Thư Giãn Để Đối Trị Đau Đớn


ngoi thien

 

LGT: Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.

 

***

 

Thư giãn ở bất kỳ cách nào cũng đều hiệu quả để đối trị đau đớn. Những người tập thư giãn có khả năng tốt hơn để chịu đựng đau đớn. VÀ họ thực sự cảm thấy đau đớn ít hơn. Nói cách khác,  tập thư giãn có thể giảm đau một phần, và làm cho bạn chịu phần đau còn lại dễ dàng hơn.

 

Trong bản văn này về thư giãn đối trị đau đớn, tôi sẽ hướng dẫn bạn tập trung vào việc quan sát và chấp nhận, và rồi chuyển hóa cơn đau của bạn, rồi hướng tâm vào thiền tập để làm thư giãn cả thân và tâm, và giảm đau.

 

Hãy tìm một tư thế thoải mái, bảo đảm rằng lưng của bạn có chỗ tựa. Nằm xuống, hay ngồi trên một ghế vững chắc với đầu có chỗ tựa là lý tưởng.

 

Khi đã ổn định tư thế thoải mái xong, hãy ghi nhận rằng bạn đang cảm thọ thế nào trong khoảnh khắc này. Đừng tìm cách biến đổi bất cứ gì, hãy quan sát thân và tâm của bạn. Đối trị cơn đau khởi sự bằng việc quan sát.

 

Căng thẳng nhất trong người bạn là ở chỗ nào?

 

Cơn đau của bạn là nơi đâu?

 

Phần nào trong cơ thể bạn là thư giãn nhất?

 

Hãy hít một hơi thở sâu vào… bây giờ thở ra.

 

Thở vào… và thở ra.

 

Hãy tiếp tục thở chậm, dịu dàng.

 

Bây giờ, hãy tiếp tục thư giãn đối trị cơn đau bằng thái độ thụ động quan sát. Đừng tìm cách làm bất cứ gì xảy ra. Hãy ghi nhận xem toàn thân bạn cảm thọ thế nào. Hãy thụ động chú tâm quan sát, đừng tìm cách thay đổi bất cứ gì. Hãy đơn giản ghi nhận xem cơ thể bạn cảm thọ thế nào.

 

Bây giờ hãy để ra vài khoảnh khắc để suy nghĩ về cơn đau mà bạn đang trải qua. Ngay lúc này, bạn có thể không đau. Hãy quan sát về tình trạng cơn đau của bạn trong khoảnh khắc này. Cách cơ thể của bạn cảm thọ đang biến đổi không ngừng. Cách bạn cảm thọ cũng biến đổi trong từng khoảnh khắc. Trong khoảnh khắc sắp tới, bạn sẽ cảm thọ khác biệt một chút so với cách bạn đang cảm thọ bây giờ. Hãy quan sát. Hãy quan sát khi từng khoảnh khắc trôi qua.

 

Mặc dù không muốn đau và khó mà chịu đựng, bạn hãy cố gắng trong vài khoảnh khắc sắp tới giữ thái độ chấp nhận cơn đau. Hãy chấp nhận cách bạn đang cảm thọ bây giờ trên thân và tâm… bất kể tích cực hay tiêu cực… hãy để thân và tâm của bạn tự nhiên…

 

Chấp nhận… quan sát…

 

Bạn có thể lập lại những lời khẳng định đối trị cơn đau theo tôi bây giờ.

 

Tôi chấp nhận chính tôi…

 

Tôi chấp nhận cơn đau này tới với tôi… toàn bộ cơn đau… Tôi chấp nhận nó… không cần gì phải kiểm soát hay thay đổi trong khoảnh khắc này…

 

Tôi chấp nhận cơn đau…

 

Tôi không thấy cần làm bất cứ gì  bây giờ, ngoại trừ để tự nhiên…

 

Tôi chấp nhận chính tôi…

 

Bạn vừa mới lập lại một số lời khẳng định, bây giờ hãy thư giãn vài khoảnh khắc, và hãy để tự nhiên.

 

Để thư giãn tự nhiên…

 

Hãy chấp nhận giây phút này như nó đang là, không có gì khác bạn cần làm trong lúc này.

 

Hãy quan sát một lần nữa cơn đau của bạn… và ghi nhận, rằng bạn có thể biến đổi cơn đau một chút xíu. Hãy nhìn xem bạn có thể chuyển hóa cảm giác, chỉ một chút xíu…

 

Hãy hình dung cơn đau… hãy ghi nhận nơi chính xác của nó. Hãy tưởng tượng rằng thay vì đau, nơi đó cảm giác mát… ngay cả một chút lạnh… như thể bạn vừa đưa một gói nước đá dễ chịu vào nơi đó. Hãy cảm thọ cái mát.

 

Nơi đó có thể khởi sự cảm thấy một chút bớt lạnh… gần với cách phần còn lại cơ thể của bạn đang cảm thấy…

 

Bây giờ hãy tập trung vào phần này, và hãy tưởng tượng đang cảm giác biến đổi ột chút theo ý bạn lựa chọn. Bạn có thể muốn tưởng tượng ra cảm giác như kim châm dễ chịu… hơi ấm… hay mềm mại nhưng là một sức ép dễ chịu và cứng [vào nơi đau đó].

 

Hãy hình dung cảm giác đó bây giờ. Hãy tưởng tượng cảm giác đó thay thế chỉ một chút xíu cơn đau… và thay them một chút xíu cơn đau… them và them nữa…

 

Hãy cảm giác là cảm thọ này tăng trưởng… một cách dễ chịu… thêm bớt đau… cho bạn thư giãn…

 

Hãy hít vào thở sâu… và thở ra…

 

thở vào… và thở ra…

 

thở vào… và thở ra…

 

Hyã tiếp tục thở chậm và đều đặn vì bây giờ bạn thiền để giữ tâm an tĩnh.

 

Bạn có thể chọn bất kỳ nhóm chữ nào bạn muốn để tập trung vào cho giai đoạn thiền để thư giãn cơn đau. Đó sẽ là chữ để bạn tập trung vào. Tôi sẽ dùng chữ “tĩnh lặng” nơi đây. Hãy chú ý vào chữ này với mỗi hơi thở. Mỗi lần ý nghĩ bạn trôi đi, hãy tập trung trở lại vào chữ này. Đừng quan tâm về chuyện phải làm bất cứ gì hay về chuyện phải thiều cách gì. Bất cứ gì xảy ra ở khoảng khắc này đều thích hợp với bạn.

 

Hãy giữ thái độ chấp nhận thụ động. Hãy chấp nhận như bạn đang là, và hãy tiếp tục chú tâm vào chữ bạn đang lập đi lập lại.

 

Thở vào… tĩnh lặng

 

Thở ra… trọn vẹn

 

Thở vào… tĩnh lặng

 

Thở ra… trọn vẹn

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Hãy tiếp tục lập lại chữ này trong tâm, chú tâm vào chữ này bất cứ khi nào tâm lang thang.

 

Hãy lập đi lập lại chữ của bạn.

 

(ngưng)

 

Khi ý nghĩ chạy chệch ra, hãy chú tâm lại vào chữ của bạn.

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Hãy chú tâm một lần nữa vào chữ của bạn.

 

Khi ý nghĩ khác chen vào tâm, như sẽ xảy ra, hãy chú tâm trở lại vào chữ của bạn.

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Tĩnh lặng… trọn vẹn…

 

Bây giờ, hãy ghi nhận xem thân của bạn cảm thọ ra sao. Hãy xem bắp thịt của bạn thư giãn ra sao. Hãy ghi nhận tâm bạn tĩnh lặng ra sao. Hãy hân hưởng cảm thọ thư giãn này trong vài khoảng khắc nữa…

 

Bạn có thể giữ cảm thọ thư giãn này với bạn khi bạn trở về sinh hoạt đời thường. Hãy hoàn tất pháp đối trị thư giãn cơn đau bây giờ… Hãy nhớ cảm giác thư giãn, tĩnh lặng này, để bạn có thể trở về cảm thọ này bất cứ khi nào bạn cần.

 

Hãy từ từ thức tỉnh thân của bạn bây giờ. Hãy thở sâu vào… và thở ra. Hãy cảm thấy thân và tâm của bạn đang trở thành tỉnh giác và bén nhạy hơn.

 

Hãy cử động cánh tay và cẳng chân, và duỗi các bắp thịt của bạn để cho nó thức tỉnh lại sau thời khóa thư giãn đối trị cơn đau này.

 

Hãy ngồi một chút bây giờ với mắt mở, quan sát căn phòng chung quanh bạn. Khi bạn sẵn sàng, hãy trở về sinh hoạt bình thường, giữ trong bạn cảm giác về tĩnh lặng và bớt đau.

 

*

 

English text:

 

Relaxation of any type is effective for pain management. People who do relaxation exercises are better able to tolerate pain, AND they actually feel less pain. In other words, relaxation exercises can take at least some of your pain away, and make the pain you do have a little easier to tolerate.

 

In this pain management relaxation script, I'll guide you to focus on observing and accepting, and then transforming your pain, then focus the mind in meditation to provide physical and mental relaxation and pain relief.

 

Find a comfortable position, making sure that your back is supported. Laying down, or sitting in a firm chair with head support are ideal.

 

As you settle into a comfortable position, just notice how you are feeling in this moment. Without trying to change anything, observe your body and mind. Pain management begins with observation.

 

Where is most of your tension stored?

 

Where is your pain located?

 

What part of your body is most relaxed?

 

Take a deep breath in.... now exhale.

 

Breathe in.... and out.

 

Continue to breathe slowly, smoothly.

 

Now continue the pain management relaxation with a passive attitude of observing. Do not try to make anything happen. Notice how your whole body feels. Passively observe, not trying to change anything. Simply take note of how your body feels.

 

Take a few moments now to think about the pain you experience. You may not be in pain right now. Just observe the state of your pain in this moment. The way your body feels is always changing. The way you feel is different from moment to moment. A moment from now, you will feel slightly different from the way you feel right now. Just observe. Observe as each moment passes.

 

Although pain is unwanted and difficult to tolerate, try for the next few moments to regard your pain with acceptance. Accept the way you are feeling right now physically and emotionally..... whether positive or negative..... allow your body and mind to just be....

 

Accepting..... observing.....

 

You may want to repeat some pain management affirmations with me now.

 

I accept myself....

 

I accept this pain I experience..... the whole of it.... I accept it.... letting go of the need to control or to change in this moment.....

 

I accept the pain.....

 

I release myself from the need to do anything right now, except just be.....

 

I accept myself.....

 

Now that you have repeated some affirmations, just relax for a few moments, and let go. Just be.....

 

There is nothing you need to be doing in this moment, besides accepting this moment just as it is.

 

Observe again your pain.... and notice, that you can alter the pain slightly. See if you are able to transform the feeling, just a little.....

 

Picture the pain.... notice its exact location. Imagine that instead of pain, this area feels cool..... even a bit cold.... as if you have applied a comfortable ice pack to this area. Feel the coolness.

 

The area might even start to feel a little less cold.... closer to the way the rest of your body feels....

 

Now focus in on this area, and imagine a slightly different feeling of your choice. You may wish to imagine the sensation of pleasant tingling... warmth... or soft but firm, comfortable pressure.

 

Imagine this sensation now. Imagine the sensation replacing just a tiny bit of the pain..... and a tiny bit more of the pain...... more and more.....

 

Feel this new sensation growing..... pleasantly.... providing some relief..... allowing you to relax.....

 

Take a deep breath in..... and out.....

 

in..... and out.....

 

in..... out.....

 

Continue to breathe slowly and rhythmically as you now meditate to calm your mind.

 

You can choose any phrase you want to focus upon for the meditation portion of this pain management relaxation. This will be your focus word. I'll use the word "peaceful" here. Focus your attention on this word with each breath. Every time your thoughts drift, focus in again on this word. Don't worry about making anything happen, or doing this meditation a certain way. Whatever happens is right for you at this moment.

 

Keep an attitude of passive acceptance. Just accept the state you are in, and continue to focus your mind on the word you will be repeating.

 

Breathe in..... peace

 

Breathe out.... full

 

In.... peace

 

Out... full

 

Peace.....full......

 

Peace.....full....

 

Peace.....full......

 

Peace.....full....

 

Continue to repeat this word in your mind, focusing your attention on this word whenever your thoughts wander.

 

Keep repeating your focus word....

 

(pause)

 

When your thoughts drift, focus your attention again on your focus word.

 

Peace.....full......

 

Peace.....full....

 

Focus your mind again on your focus word.

 

As thoughts enter your mind, as they will, just turn your attention back to your focus word.

 

Peace.....full......

 

Peace.....full....

 

Peace.....full......

 

Peace.....full....

 

Take note of how your body feels, now. See how relaxed your muscles are. Notice how calm your mind is. Enjoy this feeling of relaxation for a few moments more.....

 

You can keep this feeling of relaxation with you as you return to your regular activities. Complete the pain management relaxation now... Memorize this peaceful, relaxed feeling, so you can return to this state whenever you need to.

 

Slowly reawaken your body now. Take a deep breath in.... and out. Feel your mind and body becoming more awake and alert.

 

Move your arms and legs, and stretch your muscles to let them reawaken from this pain management relaxation.

 

Sit for a moment now with your eyes open, observing the room around you. When you are ready, return to your usual activities, keeping with you a sense of calm and relief.

 

http://www.innerhealthstudio.com/pain-management.html

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2021(Xem: 6119)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
01/02/2021(Xem: 4473)
Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa. Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.
01/02/2021(Xem: 9417)
Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục lên ngôi xưng đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu.
01/02/2021(Xem: 5927)
Kinh Phật đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử đức Phật trước khi nhập diệt vừa là kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của ngài. Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra vì bào thai to lớn quá phải giải phẩu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì em của mẹ.
01/02/2021(Xem: 7280)
Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).
29/01/2021(Xem: 5923)
Ở đời không phải ai cũng chấp nhận sự chân thành của bạn. Những người quanh ta luôn công nhận việc tốt mà ta đã và đang làm, trở thành đương nhiên như thế… và đến một ngày kia bạn quá mệt mỏi liệu có ai bên cạnh bạn và cảm thông với bạn không? Vì trong suy nghĩ của họ bạn là người tự nguyện cho đi..., trong hoàn cảnh như thế liệu bạn có tiếp tục cho đi nữa hay không? Tất nhiên là có, chúng ta hãy tiếp tục sống tốt nhưng phải là người tốt thông minh. Hãy tin rằng không có nỗ lực nào là uổng phí, hãy có quan điểm và lý tưởng của chính mình, luật nhân quả luôn đền bù cho bạn xứng đáng. Nhà Phật dạy có Luân Hồi-Ngiệp Báo. Không ai phủ nhận rằng quan tâm chăm sóc người khác là tốt, nhường nhịn người khác đều là tốt, tuy nhiên quan tâm quá, họ sẽ làm khó ta vạn lần, nhiệt tình quá họ sẽ đâm ra nghi ngờ, thậm chí khiến bạn bị tổn thương …
28/01/2021(Xem: 6515)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6548)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5683)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 4025)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]