Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi mắt biết tu

10/04/201517:48(Xem: 10728)
Đôi mắt biết tu

Phat Thich Ca 5

 

 

Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên những khi mơ màng lơ đãng, lúc thả hồn đi hoang, khi u buồn khắc khoải, lúc mộng mơ vượt rào, khi hạnh phúc dâng tràn, lúc bồn chồn lo lắng, sẽ khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn dấu đó đây. Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc hay đong đầy hệ lụy khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.

 

Vì là cửa sổ nên khi mắt mở ra ta trông thấy được thế giới bên ngoài, thì lẽ đương nhiên đối tượng cũng có thể thấy được phần nào bên trong của ta, nếu ta không biết che đậy không khéo léo ngụy trang. Đôi mắt biết nói biết cười biết buồn biết vui biết nhớ nhung, khi có tin vui rộn ràng sẽ lóe lên niềm hy vọng. Khi mộng mơ lúc nhớ thương đến độ dư thừa, mắt sẽ nhỏ lệ đau khổ, đôi mắt long lanh huyền mơ ướt át xa xăm nhìn về chốn củ, đôi mắt buồn không cất nên lời khi buồn hay vui cũng đều ướt sũng. Khi ta nổi giận mắt sẽ đổi màu giận tím gan tức tối lộn ruột, mắt sẽ chuyển sang màu đỏ như muốn ăn tươi nuốt sống người đối diện. Nếu ta cứ để cho bản tính và những xúc cảm không kiềm chế của mình thường xuyên nổi lên, thì sẽ làm đau mắt khổ tâm. Khi tâm hồn thanh thản chứa đầy hỷ lạc, mắt sẽ trở nên hiền hòa dễ thương, tạo sự an lòng cảm thông mang năng lực bình yên đến cho người đối diện. Nói chung sự biến đổi nơi tâm hồn của mình đều có thể thông qua mắt, bộc lộ ra hết hiễn bày ra trước khó lòng dấu được. Từ bên ngoài đưa đến ở bên trong lộ ra, do cảnh do người đều khiến cho mắt thêm sắc màu cảm xúc, mắt thấy tâm khởi, tâm thức của ta theo đó mà tác động dong ruỗi. Đôi mắt không chỉ dùng để phân biệt nhận diện, nó còn là dòng sông cho thuyền anh ghé lại, còn là bến chờ bến đợi người thương kẻ nhớ, còn là giếng ngọc bến tiên bến đổ cho anh tha hồ rong chơi bơi lội.

 

Ở một khoảnh khắc lặng yên đâu đó còn sót lại, nó còn là nơi chôn dấu cảnh và người thâu gom lại vùng trời kỷ niệm, cuộc bể dâu những dấu ấn khó phai tháng ngày trao ra và nhận lại, dõi mắt ngóng về tương lai, tất cả như in dấu hằn trong ấy đọng lại, lọt thỏm nằm trọn trong đó. Ở khía cạnh khác đôi khi còn có ăn bằng mắt uống bằng mắt, thưởng thức bằng mắt rửa mắt, nhìn thấu tâm can của kẻ khác nhìn cháy da bỏng thịt liếc ngang nhìn dọc nhìn không vừa mắt. Con mắt nầy vì ta mà mòn mõi ngóng trông, vì ta mà nhận lấy hậu quả, vì ta mà đổ bệnh nhỏ lệ, thương cho đôi mắt nầy, thật đáng thương cho đôi mắt nầy.

 

Đôi mắt hai cánh cửa đó ở đó và trong đó, mở ra để đón gió trời lồng lộng hay đóng kín mít che mờ phủ đầy bụi bặm rong rêu. Mở ra hưởng trọn sắc màu tươi đẹp hay khép lại ẩn chứa những nổi niềm nghiệt ngã, tạo thêm ô nhiễm nhọc nhằn cho mắt tổn hại cho tâm. Cánh cửa tâm hồn đó tâm thức đó con người đó, có còn vướng bận lo toan ngược xuôi đong đếm hay rộng mở thênh thang tầm nhìn vươn cao không gì ngăn ngại.

 

Ta có thật sự thương yêu và quí trọng đôi mắt nầy, tìm cách để nó ngơi nghĩ, hãy nhắm mắt ngồi im lắng đọng, để thấy từng nhịp thở an lành luân chuyển. Không thúc ép không dối gạt không để cho nó nhìn thấy những điều những việc mà nó chẳng hề muốn thấy, không lạm dụng khiến nó nhỏ lệ khổ đau, chẳng khiến nó dững dưng thờ ơ khô khan. Nhìn khổ đau ngang trái để phát khởi lòng từ bi, thấy luân hồi sanh tử để một lòng cầu giải thoát, nhận biết cuộc đời vô thường thân phận mong manh sớm nở tối tàn. Thấy những điều đó ý thức trọn vẹn việc đó, để làm hành trang chất liệu thăng hoa cuộc sống vươn lên tìm một sinh lộ, một sự đổi thay đúng nghĩa. Thực tập và hoàn thiện cách sống lối sống của ta cho thật mỹ mãn cho thật tươm tất vẹn toàn, tẩy sạch não phiền gột rửa thân tâm luôn được tươi sáng. Được như vậy, đôi mắt đó cái nhìn đó con người đó mới trở nên có giá trị, mang lại ánh sánh tuệ giác cho chính mình và tha nhân.

 

Chúng ta còn nhớ câu chuyện Thiền sư và cô lái đò: 

“Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người.
Sau hết đến nhà sư.

Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.

Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

– Vì Thầy nhìn em…

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba.

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái cười bảo:

– Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông.

Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.

Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái đáp:

– Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông.

Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…

Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?

Cô lái đáp:

– Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

– Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

– Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…

Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi”…

 

Mắt nhìn rồi mắt thấy mắt thấy tâm liền sanh, do tâm ta khởi vọng tâm phân biệt tính toán so đo tâm tích chứa tâm ô nhiễm, vậy tại tâm ta hay tại mắt? Và nếu, mắt chỉ làm mỗi một việc duy nhất trông thấy chụp lại cái khoảnh khắc đó giây phút hiện hữu đó, thấy đường thấy lối thấy cảnh thấy người, vậy mắt có còn là mắt? Nhìn và thấy là chức năng thông thường của mắt, nhưng nhìn như thế nào thấy ra làm sao lại là vấn đề của tâm thức ta. Nhìn một chiều thấy một bên cái nhìn méo mó cái nhìn tỷ giảo, nhìn ra bên ngoài hay nhìn vào bên trong, có thấy rõ bên ngoài lẫn bên trong. Thấy ngoại cảnh mà không thấy nội tâm, thường xuyên thấy lỗi của kẻ khác, không thấy được chổ sai của mình vô minh còn phong tỏa nội tâm ngày đêm tấc bật. Đôi mắt sáng suốt cái tâm tinh tường, là phải nhìn thấy thật rõ ràng mọi chuyển động mọi ngăn cách tác hại, dù ở bên ngoài hay ở bên trong đều phải tỏ rõ, thấy một cách trọn vẹn sự biến đổi của các pháp, sự trôi nổi đi lại của tâm thức, thấy và sống trọn vẹn trong niềm hỷ lạc tự tại trên từng đến đi.

 

Trong thiền có con mắt huệ con mắt thấu rõ thông suốt vượt ra ngoài chấp trước, không hề vương vấn không hề lưu lại không chìm nơi cảnh chẳng đọng nơi tâm phủ sạch mê mờ. Nhìn mà không đắm thấy mà không vương không khởi, thấy đơn thuần chỉ là thấy, thấy như là không thấy, thấy một cách rõ ràng chân thật, thấy trọn vẹn tận cùng thể tánh các pháp, cái thấy đó mới là đích thực. Đôi mắt với cái nhìn như thật mộc mạc chân tình cái nhìn tuyệt đẹp vượt thời gian cái nhìn toàn diện cái nhìn nhân ái thoát khỏi nhân ngã bỉ thử, cái nhìn tự tại vượt ra ngoài mọi ngăn cách phạm trù nhị nguyên kiến giải của tri thức. Cái nhìn rỗng suốt thanh thản ở bên trong hé lộ ra bên ngoài làm ấm lòng kẻ khác, cái nhìn không còn sanh diệt không bị gò bó thúc ép, tánh thấy hiển lộ tròn đầy, cái nhìn như thị của chánh kiến, nhìn được như thế thấy được như vậy, thì đâu còn lo sợ bất an.

 

Chúng ta sống trong môi trường hiện đại, với vô số phương tiện nên cũng có quá nhiều cám dỗ thường xuyên rình rập, chỉ trong tích tắc thả hồn lạc bước để mắt rời tâm, là dẫn ta đến với những huyền mơ hưng phấn thật ảo khó phân, ta bị lường gạt bị đầu độc làm hư mắt nhiễm tâm. Internet, mạng lưới thông tin nối kết toàn cầu đem con người lại gần với nhau thật là tiện lợi, nhưng bên cạnh đó cũng đầy cạm bẩy bất trắc rủi ro. Cái thế giới ta thường cho là ảo nhưng lại có sức cám dỗ sức quyến rũ mê hồn, muôn ngàn sắc màu lấp lánh, có lắm chiêu thức rủ rê thường xuyên lôi kéo tác động. Nó khiến cho ta mất phương hướng chạy theo đắm chìm cắm đầu chúi mũi mờ mắt mỏi tay, tốn hao tâm sức thời gian liên tục nhảy vào đó dấn thân vào đó sống trong điều ảo đó.

 

Ta cho đó là ảo vì không thấy mặt mũi nó, nhưng khi xử dụng  nó lù lù xuất hiện. Thật ra ảo cũng có thể là thật dù ta có gọi là gì đi nữa thì ta cũng phải công nhận một điều, không ít thì nhiều nó có dự phần vào cuộc sống của ta. Mỗi khi ta đụng tới xử dụng đến, nó lập tức gắn liền với suy nghĩ và hành động của ta, tức là ta có tác nghiệp tạo nên nghiệp quả. Trừ khi ta không ngó ngàng đến không xử dụng tới thì sẽ không tạo ra nghiệp. Ở cái thế giới ảo đó ta dễ ngụy trang dấu mặt đổi tên ném đá dấu tay, tha hồ phát ngôn tha hồ lên án tha hồ kết tội, đâm vào mắt vào tim kẻ khác, nhưng ta lại dửng dưng không cần phải chịu trách nhiệm. Ta phải biết rõ ràng ai làm nấy chịu ai tạo nấy mang, làm bao nhiêu thì chịu bấy nhiêu không làm thì sẽ không chịu, luật nhân quả sẽ theo ta như bóng với hình không chừa một ai.

 

Ta tìm chút vui quên đi nỗi buồn giết thời gian quên đi tháng ngày mưa nắng, không khéo ta lại dính vào vướng mãi bỏ không được buông cũng chẳng xong. Chuyện của người chuyện của ta tâm sự của mình nỗi lòng của kẻ khác, thi nhau nở hoa thi nhau lạc bước vào hồn quyện chặt vào tâm, nhắm mắt hay mở mắt lúc nào cũng vương vấn. Tại người hay tại ta lỗi mình hay lỗi bạn, cứ mỗi lần cầm phone, mỗi dịp nhắn tin, khi mấy ngón tay gõ xuống phím, khi lướt sóng là không biết bao nhiêu chuyện bao nhiêu việc cứ thế đổ về ngập đầu tràn óc. Việc người chuyện ta, phiền não của mình đến kẻ khác luôn chiếm sân trú ngụ, phủ mốc đầy rêu, nhiều khi không phải chuyện của mình việc của mình, chuyện bao đồng nhưng sao cứ ấm ức nhập nhằng lẫn lộn, thị phi não phiền được mất hơn thua gỡ rối tơ lòng trút bầu tâm sự cảm thông chia xẻ, cứ vậy đêm ngày réo gọi. Chuyện ngoài ngõ trong nhà, chuyện đầu thôn cuối xóm, chuyện xưa việc nay, thi nhau vương vấn đọng lại, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng như sắp nổ tung, ta làm chuyên gia giải quyết, cố vấn lập kế bày mưu, hỷ hả tung hê.

 

Cuối cùng, nhọc đầu mệt óc bơ phờ rời rạc chẳng đâu là đâu trông lúc nào cũng vướng cũng bận, cứ thế ngày lại ngày qua đêm lại đêm đến, ta mãi ôm não phiền vào lòng chôn dấu trong tim phủ kín trong từng hơi thở khó lòng thoát ra được.  Loanh quanh lẫn quẩn riết rồi ta sống trong đó, cứ thế mà trôi nỗi trở thành tập quán lẽ sống của ta từ lúc nào chẳng hay. Có phải, do vì ta không làm chủ được chính mình, không nhận ra bản chất đích thực của từng vấn đề, lạm dụng quá mức rơi vào mê cảnh khiến cho thân tâm mệt mõi chán chường, phiền não chướng duyên nhảy vào gây rối?

 

Thật ra internet chỉ là phương tiện, nên khi xử xụng luôn có mặt tốt và xấu, lợi và hại, quan trọng là người xử dụng cái phương tiện đó biết khôn khéo có trách nhiệm chọn lựa kỷ càng không ức hiếp biết dừng lại đúng lúc, thì sẽ không làm cho mắt cho tâm mệt mỏi tiêu hao năng lực mang thêm hệ lụy tạo thêm nhiều nghiệp quả. Nếu ta, xử dụng một cách chân chính phù hợp với chánh pháp đúng với mục đích nâng cao sự hiểu biết giúp ích cho sự tu học, giải trí trong sự chừng mực, thì mới mang lại giá trị thiết thực. Và quan trọng hơn hết ta phải thường xuyên kiểm soát tỉnh thức trong mọi tình huống, nhận ra nguồn cội của từng vấn đề, đừng để cho nó lôi ta đi hoài đi mãi không thấy được đâu là bến bờ.

 

Những điều ta cho là thật biết đâu lại không thật, những điều hư ảo ta lại nhầm tưởng là thật, có những điều ta cho là hợp lý biết đâu lại là phi lý. Ranh giới giữa có lý và phi lý tốt và xấu, thật và ảo cũng rất mong manh. Tất cả đều do ta có cái nhìn đúng với như pháp có trí tuệ hay không, nếu ta không biết quán chiếu tinh tường thì khó nhận chân ra được. Nó có mặt ở khắp chốn mọi nơi, người ảo tâm ảo cảnh ảo, khiến ta khó lòng nhận biết, nên cứ mãi miết bám theo nhọc mình lao tới. Trong khi, cái thật điều thật lại xa xăm vời vợi ở tận đâu đâu có khi thật gần mà lại thật xa khiến ta hụt hơi đuổi bắt. Thật ra, nếu ta nổ lực tìm cầu ngồi im lắng đọng nhìn xa trông rộng nhận ra được điều ảo là ảo thật là thật, cái gì là ảo cái gì là thật, trong ảo có thật trong thật có ảo, đó cũng là bước nhảy tâm linh khá cao, ít ra ta phát hiện được cái nghiệp do mình tác tạo dẫn dắt ta tới đâu.

 

Trong sách Khóa Hư Lục, phần Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi do vua Trần Thái Tông (1218 - 1277) biện soạn, dùng để tu tập sáu căn, vua có liệt kê về những tội do mắt gây ra:

 

Tội mắt gồm có, các điều như sau:

Nhân ác xem kỷ, nghiệp thiện coi khinh.

Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.

Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành:

Chợt mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.

Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai:

Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù.

Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang:

Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục.

Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn:

Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.

Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô:

Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.

Hoặc đến Tam Bảo, hoặc vào chùa chiền,

Gần tượng thấy kinh, mắt không thèm ngó.

Phòng Tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai,

Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.

Không ngại Hộ Pháp, chẳng sợ Long Thần:

Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.

Những tội như thế, vô lượng vô biên:

Đều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.

Trải hằng sa kiếp, mới được làm người:

Dù được làm người, lại bị mù chột.

Nếu không sám hối, khó được tiêu trừ.

Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối”.

 

Con mắt ở vào thời điểm cách đây gần một ngàn năm và con mắt của bây giờ nó cũng khác nhau rất xa, con mắt bây giờ ranh mãnh nhờ vào sự hiện đại, cảnh duyên có muôn ngàn hồng tía, dễ khiến cho ta mờ mắt ô tâm nhiễm tánh. Trong sáu căn gồm có: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ngoài ý ra, ta thường xuyên xử dụng đến mắt nhiều nhất, vì vậy những tội do mắt gây ra cũng nhiều vô số. Chức năng chính của mắt là nhìn ngắm và quan sát, nhưng khi khởi lên sự so sánh, phân biệt thì lại là ý, tên tội phạm gây nguy hại nhất, từ mắt dẫn đến thân tâm, khởi lên muôn ngàn sai biệt, nói như vậy không có nghĩa là mắt không tạo nên tội lỗi. Các căn, đều liên quan mật thiết với nhau, mắt thấy, tai  nghe miệng phát ra lời đúng sai, thân hành động, lưỡi liền phân biệt, mũi ngửi điều bất tịnh, ý cuồn cuộn nổi lên lăn xăn chạy nhảy. Căn và trần đụng nhau sẽ sinh ra thức, khi một căn thông tuệ tường tận nguồn cơn, thì những căn khác cũng sẽ trở nên rõ ràng.

 

Thông thường, điều ác cái ác việc ác ta lại xem thật kỷ, điều thiện việc thiện ta lại xem thường không biết nặng nhẹ, đắm nhiễm sắc đẹp tạo nên vô số tội và quan trọng hơn nữa, vì bị vô minh che mờ không thấy được mặt mũi thật của mình (bản lai diện mục) nên mãi chìm, mãi lênh đênh trong ba cõi sáu đường. Bên cạnh đó, có sự nâng cấp tưởng tượng dồi dào đôi khi thay thế vị trí của một vài căn, chẳng hạn khi diễn tả sự thèm thuồng, thay vì phải dùng đến miệng lưỡi, thì là ăn bằng mắt, uống bằng mắt thưởng thức sắc đẹp bằng mắt, cái nhìn như đọng lại ẩn chứa trong đó tôn sùng trong đó mập mờ trong đó.

 

Tu tập về mắt, là một sự tu tập thật cần thiết, nhìn nhưng không khởi lên phân biệt, không chạy theo huyễn cảnh, khiến ta mờ mắt, hao tâm, mệt trí. Thay vì đắm nhiễm lôi kéo lệ thuộc bởi cái nhìn ở bên ngoài, ta xoay chiều nhìn thẳng vào nội tâm quán chiếu tận cùng lòng mình, tâm mình, thấy mọi hưng khởi, tác động, đi lại ở trong tâm, được trong sáng, rõ ràng, rốt ráo, để cho tự tánh giác ngộ trong ta bừng dậy. Ta nổ lực dồn tâm ý vào một điểm của thực tại, phải sáng suốt và thường xuyên tỉnh thức, vận dụng đến trí tuệ trong mọi suy tư hành hoạt. Trí tuệ phát sinh là do ta ra công gắng sức tu tập, đoạn trừ phiền não gạn lọc vô minh, một khi ta thấy rõ được bản chất như thật của các pháp cũng là lúc ta phục hồi lại giá trị thật hữu của nó, lúc đó không còn gì chẳng có gì có thể trói buộc níu kéo được ta.

 

Nhìn cho đẹp sửa cho sang làm vừa lòng cái đẹp, nâng cấp cái đẹp chạy theo cái đẹp, để cho mình và kẻ khác ngắm khen, khiến ta đau đớn thân tâm. Mắt từ bi tâm nghĩ thiện làm điều lành lợi mình và lợi người, đẹp từ trong tâm cái đẹp được tôn vinh vượt thời gian cái đẹp toàn hảo bất biến cái đẹp của chánh pháp.

 

Như Hùng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2017(Xem: 7574)
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai Đó là Xuân của Ngài Thiền Sư Mãn Giác, Xuân của Phật Pháp là vậy. Thêm một mùa Xuân nữa trôi qua trên xứ người, 42 mùa xuân viễn xứ. Chúng ta tự hỏi, mỗi một người đã góp công góp sức cho đời, cho đạo được bao nhiêu lợi tha. Trong kinh Đại Trí Độ Luận, đức Phật có dạy rằng: Mọi việc xảy ra trong đời này có thể tốt với người này mà cũng có thể trở thành xấu với người kia. Tất cả cũng đều do nhân duyên thành tựu và cũng từ nhân duyên nó cũng sẽ tan rã ra. Trùng trùng duyên khởi và trùng trùng biến hiện là vậy.
07/02/2017(Xem: 7422)
Nhân - quả là một hệ luận diễn tiến khá chặt chẻ, đành rằng nhân-quả tương tục, nhưng không chỉ đơn thuần nhân nào quả đó một cách đơn giản; ví dụ anh A bị anh B làm khổ vì kiếp trước anh B làm khổ anh A. Nếu truy nguyên mãi người nầy làm khổ người kia do người kia làm khổ người nầy, cứ lòng vòng kéo dài mãi thì nguyên nhân đầu tiên do ai và tại sao?
06/02/2017(Xem: 7889)
Lịch sử đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp: 1/ Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. 2/ Động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt. 3/ Kỷ nguyên máy tính và tự động hóa. 4/ Các hệ thống liên kết giữa thế giới thực và ảo; còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
06/02/2017(Xem: 7624)
Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca đặt trọng tâm là "Tứ Diệu Đế" / Bốn Sự Thật Cao Thượng/ nhằm giúp chúng ta nhận thức được thực tại đời sống của con người và đưa ra con đường để hướng dẩn đến chỗ giải thoát khỏi những điều bất hài lòng trong cuộc đời. Trong bài này tôi sẽ trình bày: I. Nội dung của Tứ Diệu Đế. II. Nhận xét những lời Phật dạy trong Tứ Diệu Đế. III. Kết luận.
04/02/2017(Xem: 5787)
Ngày làm việc cuối cùng của năm, trước khi nghỉ tết Nguyên đán là ngày chan chứa yêu thương trong chúng tôi. Ngày này thật sự nhiều yêu thương. Chúng tôi tổ chức Tết Yêu Thương. Yêu thương là quan trọng vô cùng. Bởi 2 từ quan trọng nhất Đức Phật dạy chúng ta là yêu thương và trí tuệ. Chúng tôi làm công tác xuất bản, tức cung cấp cho bạn đọc và người dân những cuốn kinh, cuốn sách để thực hiện bước đầu trong 3 bước căn bản của người tu là văn – tư – tu để từng bước tăng trưởng trí tuệ, để tiến đúng trên con đường giác ngộ và giải thoát nên yêu thương (cùng với trí tuệ) luôn được đặt lên hàng đầu.
04/02/2017(Xem: 7073)
Mồng một Tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho '' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra. (Nyingma có nghiã là Cổ xưa nên có tên là dòng Cổ Mật nhưng trước đây còn được gọi là dòng Mũ Đỏ. Ngài Mindroling Trichen Rinpoche đời thứ 11, người nắm giữ dòng truyền thừa Nyingma, (đã thị tịch vào tháng Hai năm 2008) - Buổi cúng dường được thực hiện bởi những Tấm Lòng:
01/02/2017(Xem: 7683)
Chiếu mùng hai Tết Đinh Dậu, vản cảnh Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, đảnh lễ Phật, Hòa thượng trú trì tặng Tập Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Chùa Cát ) Nha Trang- Khánh Hòa. 330 năm khai sáng – Truyền thừa & phát triển (1680-2010). Cầm trên tay tập sách, thật tâm đắc với bài thơ Hòa thượng trú trì đã ghi: Ta-bà vật đổi sao dời Chuông nhà thờ đổ trên đồi chùa xưa, Hoa Sơn dù trải nắng mưa Dấu chân khai phá khi xưa vẫn còn.
01/02/2017(Xem: 7723)
Với chủ trương dùng Phật giáo để cố kết nhân tâm, và làm nền tảng tinh thần cho xã hội, dưới thời chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong rất phát triển. Nhiều chùa chiền được xây dựng, nhiều thiền sư danh tiếng đã đến hoằng pháp. Có thể nói rằng chúa Nguyễn đã khởi dựng sự nghiệp vĩ đại của mình với những ngôi chùa.
01/02/2017(Xem: 10632)
Ngày xưa Thiền sư Quang Giác (đời nhà Tống bên Trung Hoa) nhân khi mùa Xuân đến, thì nhớ lại ngày nào mình vẫn còn niên thiếu mà bây giờ tuổi đời đã bảy mươi, thời gia trôi quá nhanh như dòng nước chảy và vấn đề sinh tử là một vấn đề mà con người không thể nào tránh khỏi.
01/02/2017(Xem: 16383)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]