Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Thực hiện ước mơ

10/04/201512:08(Xem: 8317)
13. Thực hiện ước mơ
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 
Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm


CHƯƠNG MƯỜI BA  

THỰC HIỆN ƯỚC MƠ 
  
Một buổi sáng tháng 3 năm 1993 tại Dharamsala, trước kia là trụ sở của Anh trên một ngọn đồi ở Himachal Pradesh, Bắc Ấn, nay là chỗ cư ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và chính phủ lưu vong của Ngài, Tenzin Palmo được mời tham dự buổi hội thảo Phật giáo Tây Phương đầu tiên với chủ đề "Những vấn đề liên quan đến sự truyền bá Đạo Phật sang phương Tây." Cùng tham dự với Tenzin có 21 vị đại diện các tông phái Phật giáo chính thống ở Âu Châu và Mỹ Châu, cũng như các vị Lạt Ma nổi tiếng của các dòng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng. Buổi thảo luận xoay chung quanh những chủ đề như: "Vai trò của vị lãnh đạo tinh thần", "Những khác biệt tâm lý giữa Đông Phương và Tây Phương", "Những tiêu đề đạo đức", v.v... bỗng một nữ cư sĩ người Đức, Sylvia Wetzel, phát biểu ý kiến về "Vai trò của phụ nữ trong Phật giáo."  
  
Khi Sylvia Wetzel tung ra ngón đòn độc đáo này, cả hội trường chợt nín lặng. Sylvia đứng lên mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và tất cả quan khách hãy cùng cô ta thử tưởng tượng như thế này:  
  
- "Xin qúy vị hãy tưởng tượng mình là một người đàn ông duy nhất đi vào một trung tâm Phật giáo. Qúy vị thấy bức tranh của Nữ Bồ Tát Tara và 16 vị Nữ La Hán. Qúy vị cũng thấy Nữ Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, hóa thân của 13 vị Nữ Đạt Lai Lạt Ma trong quá khứ cũng đã lần lượt hóa thân từ hình tướng một người nữ. Qúy vị bị vây bọc xung quanh toàn là các vị "Nữ Lạt Ma Cao Cấp" xinh đẹp, khỏe mạnh, và trí tuệ. Qúy vị lại thấy hàng lô các ni cô hoạt bát, mẫn tiệp, đầy tự tin, và nổi bật. Và qúi vị lại thấy những nam tu sĩ rụt rè, khép nép,e sợ, đi vào đằng sau các ni cô. Qúi vị đã nghe, đã biết sự kế tục tuyền thừa các vị Lạt Ma Nữ từ đời nữ Bồ Tát Tara truyền xuống cho đến nay."  
  
- "Tại sao các biểu tượng Bồ Tát toàn là người nữ không vậy?"  
  
Sylva giả bộ làm vị Nữ Lạt Ma trả lời:  
  
 - "Ồ, đừng lo. Nam và Nữ đều bình đẳng; ồ, gần như vậy. Chúng ta cũng có vài bộ kinh sách nói là "Sanh ra làm người Nam thì vị trí thấp kém hơn và phải gặp nhiều khó khăn hơn vì tất cả các vị lãnh đạo tinh thần, thể chất, và chính trị đều là người nữ cả - nhưng không sao, trên giấy trắng mực đen, chúng ta đều bình đẳng."  
  
 "Rồi lại có một nam cư sĩ rất ngây thơ, đến hỏi một vi tu sĩ thuộc tông phái Đại Thừa Phật giáo:  
  
- "Tôi là một người đàn ông, làm sao tôi có thể nhận diện được tôi như thế nào khi xung quanh toàn là biểu tượng Nữ thế này?"  
  
Sylvia lại giả bộ trả lời:  
  
- "Con cứ quan niệm về Chân Không. Trong Chân Không, không có nam, không có nữ, không có hình tướng - không có gì cả thì đâu có vấn đề gì phải lo, phải không?  
  
"Rồi qúi vị lại đi đến một vị tu sĩ Mật Tông và hỏi:" "Họ là phụ nữ, còn tôi là đàn ông. Tôi không biết phải làm sao để giao tiếp cư xử với họ?" và Sylvia lại trả lời: "Ồ, các người nam xinh đẹp kia ơi, thật tốt làm sao khi các vị sanh ra làm người nam để giúp người nữ chúng tôi mau đắc thành Chánh Giác." v.v... và v.v...  
  
Sylvia nêu ra một loạt các lời biện luận đối xử phân biệt giữa Nam và Nữ với một thái độ duyên dáng, buồn cười đến nỗi tất cả mọi người ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma phải bật cười ha hả.  
  
Sylvia đã nói lên tiếng nói của hàng triệu con tim phụ nữ từ ngàn xưa tới nay. Họ đã kiên nhẫn chịu đựng, chấp nhận một cách câm lặng từ hơn 2500 năm qua và nay, họ phải lật đổ sự chèn ép phi lý của phái nam trên bản thân người nữ.  
  
Những người khác hưởng ứng theo Sylvia. Một vị giảng sư và tác giả Phật học, Ni Sư người Mỹ Thubten Chodron, nói: "Chính bản thân tôi cũng đã bị đối xử thiên lệch như vậy trong những khóa tu hay ở thiền viện, mặc dù người ta khéo che giấu nhưng tôi vẫn nhận ra sự thiên kiến trọng nam khinh nữ đó."  
  
Một vị thiền sư phát biểu:  
  
- "Đây quả đúng là một sự thách đố gay cấn thú vị cho phái nam phải thấy rõ tiềm năng người nữ và chấp nhận sự thật."  
  
Một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng người Mỹ, Thubten Pende cũng bày tỏ ý kiến của ông: "Khi tôi dịch những kinh sách có nói về luật xuất gia, tôi rất ngạc nhiên và sửng sốt là giới ni bị áp đặt quá mức như: một vị Ni Trưởng nhiều tuổi hạ vẫn phái đi sau một vị tăng sa di, mặc dù tuổi đời, tuổi đạo của vị ni trưởng đó cao hơn, lớn hơn; nhưng tại vì là nữ nên phải chấp nhận như vậy. Tôi có nghe nói về điều này nhưng tôi chưa hề tìm ra chứng cớ về điều luật đó. Trong một giới đàn, tôi phải đọc lên điều luật đó và tôi cảm thấy bối rối lẫn xấu hổ về sự phân chia cách biệt đó. Tôi đã tự hỏi: "Nếu bị xếp đặt như vậy, tại sao vị ni sư đó không đứng lên và rời khỏi? Nếu là trường hợp tôi, tôi sẽ không tham dự nếu đối xử kỳ thị với tôi như vậy."  
  
Một vị tăng sĩ phái Nguyên Thủy người Anh, Thượng Tọa Ajah Amaso cũng nói:  
  
- "Khi thấy giới ni không được nhận sự cung kính tôn trọng như tăng sĩ, tôi cảm thấy đau lòng vô cùng; cũng giống như ai đó cầm cái giáo, cái mác đâm vào ngực tôi vậy."  
  
Và giờ đến lượt Tenzin Palmo phát biểu:  
  
- "Khi tôi mới đến Ấn, tôi sống trong một tu viện có đến cả trăm vị tăng. Tôi là vị ni cô duy nhất ở đó. Sự đối xử kỳ thị của các tăng sĩ đã khiến tôi quyết định rời bỏ tu viện để lên động tuyết ở. Các vị tăng rất tử tế, tôi cũng chẳng hề bị gây rối tình dục hay bất cứ một vấn đề nào khác, nhưng phải nói là tôi bị cư xử khác biệt vì tôi là phái nữ. Họ thường nói với tôi là họ luôn cầu nguyện cho tôi chuyển được thân nam vào kiếp sau để tôi có thể gia nhập vào Tăng đòan và được tu học như họ. Họ cũng không chống đối tôi quá mức vì tôi là nữ, nhưng dù sao đi nữa, tôi vẫn phải chấp nhận sự coi thường rẻ rúng đó trong tu viện cũng như của các tín đồ."  
  
"Các vị Lạt Ma đã cạo đầu, làm lễ xuất gia cho giới ni, nhưng họ đã phủi sạch tay và quăng bỏ các ni cô ra ngoài, không dạy bảo, không chuẩn bị cho họ gì cả, không khuyến khích, không nâng đỡ hay hướng dẫn - hơn nữa, các ni cô phải tinh nghiêm giữ giới, nỗ lực tu hành và điều khiển các tu viện. Thật là khó khăn và tôi rất ngạc nhiên là có nhiều thiền viện Phật giáo Tây Phương được xây cất nhưng nhiều ni cô đã hoàn tục. Họ đã vào tu với tấm lòng khao khát tìm đạo, hăng say hướng thượng, niềm tin chân chánh và sẵn sàng xả thân hy sinh vì đạo pháp, nhưng không có một ai giúp đỡ họ cả.  
  
"Kính bạch Đức Đạt Lai Lạt Ma, đó là một sự thật chưa từng xảy ra trong lịch sử Phật giáo ngày xưa."  
  
"Trong quá khứ, Tăng đòan được tổ chức rất chặt chẽ, được Phật tử cúng dường và bảo vệ. Nhưng ở phương Tây thì không được như vậy. Tôi thực sự không hiểu tại sao. Có rất ít tu viện Phật giáo ở phương Tây, và hầu hết là theo truyền thống Nguyên Thủy Phật giáo. Như qúi vị đã biết, các ni cô tu theo Phật giáo Nguyên Thủy thì kể như không có tiếng nói hay vị trí gì cả. Sự phân biệt kỳ thị rõ ràng đó là một sự thật không thể chối cãi được."  
  
"Tận cùng thâm tâm, tôi luôn cầu nguyện rằng sự trong sáng thanh cao của đời sống xuất gia và chánh pháp sẽ không bao giờ bị chôn vùi trong đống bùn lãnh đạm và khinh miệt phi lý giữa người và người, giữa nam và nữ như vậy."  
  
Tenzin Palmo đã thống thiết chân thành nói lên tất cả cảm nghĩ của mình khiến cử tọa đều xúc động; ngay Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đỏ hoe đôi mắt. Ngài chậm rãi lau kính, nói nhẹ nhàng: "Cô thật can đảm."  
  
Bài diễn văn ngắn gọn của Tenzin đã đánh dấu bước đầu thực hiện ước mơ thành lập nữ tu viện của cô. Cô đã dám can đảm phê bình hệ thống cũ rích của Tăng đoàn, nhưng nói là một lẽ, còn cần phải hành động nữa; và ai sẽ là người đứng lên đảm nhiệm trọng trách cải tổ hệ thống Tăng đòan?  
  
Những kinh nghiệm rút tỉa được trong sự cô độc và đối xử kỳ thị phân biệt ở Dalhousie nay lại giúp Tenzin làm tròn vai trò lãnh đạo của mình. Cô đã chờ đợi gần 30 năm mới có cơ hội để bày tỏ ý kiến cá nhân, phản đối lại hệ thống cũ mòn của Giáo hội, nhưng chậm vẫn còn hơn không. "Thời điểm giải phóng phụ nữ đã đến rồi !". Tenzin biết rất rõ con đường trí tuệ mà giới nữ đang bước tới sẽ gặp nhiều gập ghềnh khó khăn. Cô đã đau khổ, đã chịu đựng, nhưng chắc chắn cô phải vượt qua và giúp giới Nữ tu khắc phục khó khăn. Tenzin bắt đầu giúp các ni cô Tây Phương ở Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức một cuộc hội thảo để trao đổi quan niệm và giải quyết một số vấn đề về tài chánh và cộng đồng. Sau đó, cô lại ủng hộ một nhóm phụ nữ khác đòi hỏi quyền lợi được thọ giới Tỳ Khưu Ni. Tenzin cũng định sẽ nhập thất trở lại nhưng một công tác Phật sự tối cần thiết hơn chờ đợi Tenzin - đó là thành lập một nữ tu viện theo tông phái Drukpa Kargyu của cô. Ý định này đã được Tenzin ấp ủ từ lâu theo kế hoạch của Sư Phụ là ngài Khamtrul Rinpoche. Khamtrul Rinpoche đã chỉ một mảnh đất vùng thung lũng Kangra, nơi ngài đã xây lại tu viện Tashi Jong, và nói : "Sau này, con có thể xây dựng một nữ tu viện tại đây." Lúc đó, Tenzin chưa nghĩ tới việc thành lập một nữ tu viện, vì có vẻ xa vời quá. Nhưng nay, cô đã già hơn, chững chạc hơn, và đã xong thời hạn 12 năm ẩn cư ở động tuyết, và nhập thế trở lại. Cô nghĩ bây giờ là phải lúc để thực hiện Phật sự quan trọng này vì các ni cô người Tây Tạng đang cần sự giúp đỡ của Tenzin hơn ni chúng Tây Phương. Cũng như tình trạng bên ni giới Tây Phương, giới nữ tu Tây Tạng không có nơi chốn nhất định để ở hay để đi, bởi vì họ đã bị người ta bỏ quên qua một bên để gấp rút xây tu viện cho Tăng chúng tị nạn khỏi Tây Tạng. Ni chúng còn bị giảm bớt đi trong số các người nấu cơm cho Tăng chúng hay là bắt buộc phải về gia đình lại để tiết kiệm ngân khoản của chùa. Điều đó khiến Tenzin đau buồn vô cùng.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2015(Xem: 7992)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không. ---
23/03/2015(Xem: 9468)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập. Trong quá trình lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các cư sĩ có vai trò rất tích cực trong việc học và hoằng dương đạo Phật, trải qua nhiều thời đại đã xuất hiện không ít những vị cư sĩ có cống hiến lớn lao với đạo. Đến thời nhà Thanh, do mạng mạch truyền thừa bị gián đoạn do đó khiến Phật Giáo suy yếu. Sau đó có cư sĩ Dương Nhân San phát tâm gánh vác, vận động lập ra hình thức đoàn thể cư sĩ để phục hưng Phật giáo. Tiến hành các hoạt động kết tập, in ấn, phát hành kinh điển, mở trường lớp, nghiên cứu Phật giáo, bồi dưỡng nhân tài, cải cách hưng long Phật giáo, đó chính là thời kỳ đầu phát triển của Cư sĩ Phật giáo.
20/03/2015(Xem: 9151)
Nhà sư Alan Piercey là một tu sĩ Phật giáo làm việc tại bệnh viện ở Burnie và cũng từng tham gia bán chocolate để gây quỹ. Đối với những cư dân ở bờ biển Tây bắc Burnie (Tasmania, Úc), thầy được biết đến với nhiều tên gọi, nhưng cái tên phổ biến nhất được lấy từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. “Pháp danh tôi là Shih Jingang” (phát âm là Cher Gin Gun) - thầy nói. “Thế nhưng hầu hết mọi người sống quanh bệnh viện khu vực Tây bắc tại Burnie này gọi tôi là Sifu (sư phụ).
19/03/2015(Xem: 7531)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.
19/03/2015(Xem: 7007)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]
19/03/2015(Xem: 7614)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
15/03/2015(Xem: 6253)
Tôi có hai người bạn. Là bạn nhưng họ trẻ hơn tôi quãng chục tuổi. Là bạn vì chúng tôi khá quý mến nhau, có nhiều điểm tương đồng và hay sinh hoạt bên nhau. Tên khai sinh của họ là Châu Thương và Mỹ Hằng. Pháp danh của hai bạn này là Nguyên Niệm là Thánh Đức. Điểm thú vị rằng đây lại là một cặp vợ chồng.
14/03/2015(Xem: 8311)
Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý. Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên. Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.
13/03/2015(Xem: 9721)
Chánh Niệm cho Tình Yêu Bài của Đỗ Thiền Đăng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
12/03/2015(Xem: 10173)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]