Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Buổi bình minh

10/04/201511:56(Xem: 8571)
03. Buổi bình minh

 

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 

Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm



CHƯƠNG BA 

BUỔI BÌNH MINH

  
Tenzin kể:  
  
- "Khi tôi tìm hiểu về Ấn Độ giáo, tôi nhận thấy đạo giáo này chủ trương về "Thần Ngã" (Atman) nhiều quá. Phật giáo, trái lạí chủ trương "Vô Ngã". Đối với tôi, danh từ Vô Ngã đó hàm chứa một sự tự do tuyệt đối vô cùng. Cuối cùng, tôi đã tìm được cho tôi một tôn giáo, một con đường tâm linh tuyệt vời để đi theo."  
  
Quyển sách "The Mind Unshaken" đã thay đổi đời tôi hoàn toàn. Tôi nhớ lại ba ngày sau khi đọc xong quyển sách; vừa đi đến sở làm, tôi vừa suy nghĩ "Tôi đã là Phật tử được bao lâu rồi. Ba ngày thôi sao? Không, tôi đã là Phật tử từ vô lượng kiếp rồi vậy."Một khi đã thấy con đường mình phải đi, Tenzin Palmo không bỏ lỡ cơ hội để đi đến đích. Cô nói "Khi bạn muốn làm gì, bạn phải làm ngay, đừng phí phạm thì giờ." Đó là tiêu chuẩn sống của Tenzin.  
  
Nhưng đó không phải là chuyện dễ dàng thực hiện ở Anh quốc, nhất là vào thập niên 60. Ngày nay, Phật giáo đã lan rộng khắp năm châu; hàng trăm thiền viện mọc lên như nấm và tài liệu nhan nhãn khắp nơi; người ta tìm hiểu Phật giáo dễ dàng - nhưng vào những năm 60, thì quả là một việc rất khó khăn.  
  
 - "Tôi luôn luôn nhớ trong lòng là Đạo Phật dạy con người phải nên diệt dục - nghĩa là diệt trừ bớt những ham muốn thô thiển, thấp hèn - vì thế, tôi đã dẹp bỏ hết quần áo và chỉ mặc một lọai áo dài mầu vàng, một chiếc thắt lưng và mang vớ đen. Tôi không trang điểm, và không hẹn hò với đám thanh niên nữa. Tôi cố gắng hết sức để diệt trừ những ham muốn bình thường của một con người."  
  
Ít lâu sau, Tenzin khám phá được một hiệp hội Phật giáo ở Eccleston Square, do ngài Chánh Án Christmas Humphreys sáng lập vào năm 1924.  
  
Humphreys là người đầu tiên giới thiệu tư tưởng triết lý phương Đông đến người Tây Phương. Ông đã làm quen, và học hỏi với những triết gia nổi tiếng thời đại như Carl Jung, học giả thiền sư Suzuki và các hoàng thân Thái Lan; ông cũng là một trong những người ngoại quốc đầu tiên đến tham vấn Đức  
  
Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài vừa lưu vong ra khỏi Tây Tạng. Nhưng, mặc dù Hiệp Hội Phật giáo này đã thành lập lâu năm, nó cũng vẫn chỉ là một căn nhà nhỏ với số thành viên rất hạn chế.  
  
"Khi bước vào căn phòng chính của Hiệp Hội này, tôi rất ngạc nhiên vì không có ai mặc áo dài mầu vàng cả. Có lẽ tôi đã sai lầm khi vứt bỏ hết quần áo của tôi."  
  
"Tôi nói chuyện với mẹ tôi và bà lặng lẽ đưa chìa khóa tủ quần áo cho tôi. Bà không vứt đi một cái nào hết. Bà cũng chẳng hỏi tại sao, bà chỉ thản nhiên chờ đợi. Mẹ tôi rất nhạy bén và hiểu tôi rất nhiều."  
  
— Eccleston Square, Tenzin Palmo đắm mình vào kho tàng giáo lý Nguyên Thủy Phật giáo. Tông phái này đang phát triển tại Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, và Cam Bốt. Cô học Tứ Diệu Đế và thấu suốt được nguyên nhân đau khổ của con người và phương pháp diệt trừ đau khổ. Cô tìm hiểu Bát Chánh Đạo và Thiền học. Cô cũng tập trì niệm 6 chữ "Án Ma Ni Bát Dị Hồng", mặc dù cô chẳng hiểu thần chú ấy có ý nghĩa gì - nhưng với lòng nhiệt thành và niềm tin sắt đá, Tenzin nói là đã cảm thấy có hiệu lực kết quả khi cô luôn thầm niệm "Án Ma Ni Bát Dị Hồng."  
  
Tuy nhiên, giáo lý Nguyên Thủy Phật giáo vẫn chưa thỏa mãn được Tenzin. Cô vẫn thấy có một cái gì thiêu thiếu như một lỗ hổng trong giáo lý Nguyên Thủy với sự tu chứng của các vị A La Hán.  
"Tôi rất ngưỡng mộ sùng kính Đức Phật; những gì Ngài dạy đều hoàn toàn minh bạch và tùy duyên, căn cơ của chúng sanh. Đối với tôi, quả vị A La Hán không phải là con đường tôi muốn theo. Với trình độ hiểu biết của tôi lúc đó, tôi chỉ nhận thấy giáo lý Nguyên Thủy không thích hợp với tôi." 

Vài tháng sau, tình cờ cô đọc được một quyển sách của ngài Long Thọ, vị hiền thánh và triết nhân Phật giáo nổi tiếng ở thê kỷ thứ 2. Trong sách, Ngài Long Thọ luận giải về quả vị Bồ Tát. Lý tưởng hành "Bồ Tát Đạo" cứu giúp chúng sinh đã hấp dẫn Tenzin Palmo và cô nhận thức ngay rằng đây mới chính là con đường cô muốn đi. 

Đại thừa Phật giáo và lý tưởng Bồ Tát do ngài Long Thọ khai phá và luận giải, đã phát triển nhanh chóng, thu hút nhiều tín đồ; nhất là ở Tây Tạng. Nhưng Phật giáo Tây Tạng vào những năm 60 thì hầu như không có ai biết đến và cũng khác hẳn những gì người ta biết về Phật giáo. 

Những huyền thoại hay chuyện hoang đường bao phủ xứ Tây Tạng và được thêu dệt thêm lên do những tay du hành tìm cách len lỏi vào vùng "Đất Cấm" này. Những câu chuyện đầy thần bí đó càng lúc càng hấp dần người nghe hơn - "những vị Lạt Ma có thể bay trên hư không, tùy ý biến hóa đồ vật hay hóa thân ra đủ mọi loài, hoặc vượt qua những khoảng cách, chướng ngại một cách tự tại." Họ kể lại rằng "— Tây Tạng, người ta thờ rất nhiều vị thần; có những ngẫu tượng có nhiều tay nhiều chân, răng nanh và mắt lồi ra thật hung dữ." Tuy nhiên, theo đa số các học giả trong hội London Buddhist Society, thì Phật giáo Tây Tạng là một cái gì huyền bí và không có sự truyền thừa; khác với truyền thống chính phái Thiền và Nguyên Thủy Phật giáo. Lúc đó, không một ai nghĩ rằng Phật giáo Tây Tạng có thể phát triển mạnh được. — điểm này, Tenzin Palmo, một thành viên mới của hội, lại nghĩ khác và thiên về Phật giáo Tây Tạng nhiều hơn. Cô bắt đầu tìm hiểu kỹ thêm về Phật giáo Tây Tạng và một hôm, tình cờ cô đọc một quyển sách nói về 4 trường phái cổ của Phật giáo Tây Tạng : 1) phái Nyingmapa: thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên là trường phái cổ về Mật Tông bí thuật, 2) phái Sakya thế kỷ thứ 11 trước Công Nguyên là phái pha lẫn cả hai dòng mới và cổ về Mật Tông, 3) phái Geluppa vào thế kỷ thứ 14 trước Công Nguyên là trường phái triết học, và 4) phái Kargyupa vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên là phái ẩn sĩ ở núi cao hang thẳm. 

"Khi tôi đọc đến chữ "Kargyupa", hình như có một giọng nói vô hình nói với tôi rằng "Con là Kargyu". Tôi hỏi "Kargyu là gì?" "Điều đó không quan trọng" "Con chỉ biết đích thực con là Kargyupa." Tim tôi cơ hồ như ngưng đập trong giây lát. Trở thành một tín đồ Phật giáo Tây Tạng là ước muốn cuối cùng của tôi." 

Theo sự chỉ dẫn của Tiếng Nói Nội Tâm vô hình, Tenzin Palmo tìm gặp một người duy nhất ở Luân Đôn mà cô biết là ông ta rất am tường về Phật giáo Tây Tạng. Ông ta đưa cho cô ta đọc một quyển sách viết về Milarepa, một vị cao tăng ẩn sĩ của Tây Tạng. Ngài là một bậc thi nhân hiền triết nổi tiếng đồng thời cũng là người sáng lập ra tông phái Kargyupa. 

Milarepa là một hiện tượng phi phàm, là một biểu tượng về trí tuệ xuất chúng ở thế kỷ thứ 11.  
Khi còn trẻ, Milarepa đã tu luyện tà thuật và đã giết một số người. Sau khi nhận rõ sự sai lầm của mình, Milarepa đi tìm một vị đạo sư và tỏ ý cầu đạo. 

Trải qua những cuộc thử thách kịch liệt, có lần suýt mất mạng, Milarepa được Thầy thâu nhận và truyền dạy bí mật chân truyền.  
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2014(Xem: 6472)
Đối với người đời, không có phước đức nào lớn cho bằng vợ đẹp, con khôn, của cải đầy kho, quyền thế, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp… Thế nhưng bạn ơi, -Biết bao nhiêu ông thủ tướng, tổng bộ trưởng bị tù đày vì tham nhũng, gian trá, lạm quyền…thậm chí buôn lậu, dâm ô. Biết bao nhiêu ông tổng thống bị ám sát, lật đổ cũng chỉ vì tranh giành quyền lực. -Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày. -Ông bố cặm cụi làm việc suốt đời tao dựng gia tài khổng lồ. Ông con trở thành “công tử” ăn chơi phung phí, bao gái, đua đòi, ném tiền qua của sổ…chẳng mấy chốc phá nát sự nghiệp của cha ông.
20/10/2014(Xem: 21273)
Đây là một trong những câu hỏi mà phóng viên tờ Mandala đã phỏng vấn bác sĩ Alan Molloy, một thành viên lâu năm của Viện Phật học Tara ở tiểu bang Melbourne, Úc, một người đã chứng kiến sự phát triển của đạo Phật tại quốc gia này từ cuối thập niên bảy mươi đến nay.
20/10/2014(Xem: 7257)
Là tín đồ Phật giáo từ năm mười bảy tuổi, đạo hữu luật sư Christmas Humphreys (1901-1983) không thuộc bất cứ một giáo phái nào của Phật giáo. Ông tin vào Phật giáo thế giới, và ông nghĩ rằng: “chỉ trong sự phối hợp của tất cả các tông phái người ta mới có thể thấy trọn vẹn sự vĩ đại của tư tưởng Phật giáo” (only in a combination of all schools can the full grandeur of Buddhist thought be found). Để làm cho quan điểm của mình được Phật tử trên thế giới chấp nhận, ông đã trình bày Mười hai nguyên tắc của Phật giáo (Twelve Principles of Buddhism) nổi tiếng của mình vào năm 1945, được dịch ra 14 thứ tiếng và được nhiều tông phái Phật giáo trên thế giới chấp nhận. Mười hai nguyên tắc ấy có điều giống với Mười Bốn Nguyên Tắc của Đại Tá Olcott giới thiệu trong tác phẩm Phật pháp vấn đáp (Buddhist Catechism) của ông, được xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 19.
17/10/2014(Xem: 6865)
Bài viết “Phật trên hè phố Oakland” của nhà báo Trần Khải, tiếp tục được tải truyền rộng rãi trên các website. Bài viết ghi lại đại cương sự kiện phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com về một pho tượng Phật đã đem lại sự bình an, sạch sẽ cho một khu phố nhiều tội ác và rác rưởi trước đây. Chi tiết đặc biệt đã thu hút người đọc, là pho tượng Phật Thích Ca bằng đá, chỉ cao khoảng 2 feet, được đặt ở góc đường 11 và đường 19, trong khu Eastlake, thành phố Oakland , là do một người vô thần, tình cờ nhìn thấy tại một tiệm bán vật liệu xây cất.
16/10/2014(Xem: 13714)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đại mà con người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh. Tuy nhiên theo lời Phật dạy, Phật từ tâm, tâm sinh Phật, để đưa đến giải thoát giác ngộ. Do đó nếu đã là Phật tử rồi thì nhất định phải tin lời Phật dạy, hơn nữa Kinh Hoa Nghiêm còn nói: “niềm tin là mẹ của công đức”.
14/10/2014(Xem: 8800)
Bạn chưa từng ghé thăm mà không gọi trước. Vậy mà lần này, mở cửa, chưa nhìn thấy người đã thấy hoa và trái. Mấy bó cúc đại đóa vàng tươi che kín mặt, chưa đủ, tay kia còn chĩu nặng một giỏ, vừa hồng dòn, vừa soài xanh, mận chín. Tôi toan đỡ một thứ, bạn đã bước nhanh qua cửa, đi thẳng vào bếp, đặt quà xuống, và líu lo: - Hên ghê, mình vừa đến tiệm là xe chở hoa và trái cây phân phối các chợ cũng vừa tới. Xem này, thiệt là tươi. Mình mua ngay. Khách hàng đầu tiên đấy!
14/10/2014(Xem: 8102)
Con đường ấy, khởi bước, ngỡ không mấy khó và chắc cũng chẳng có chi dài, vì nương theo sự chỉ bảo của các vị Đạo Sư, các bậc thiện tri thức giảng giải lời Phật dạy, thì sự giải thoát, giác ngộ có bao xa! Tùy căn cơ người nghe, lời giảng dạy chỉ gom về một mối, là muôn kinh, vạn kệ, hằng hà pháp môn cũng chỉ để giúp ta nhận ra, rằng mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh sáng chói như nhau, nhưng nếu không thấy, chỉ bởi vô minh che lấp mà thôi. Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”.
14/10/2014(Xem: 8415)
Mỗi tuần, tôi có một ngày để làm hai việc tuyệt vời. Đó là, thứ nhất: làm thinh, thứ hai: không làm gì cả! Hôm nay đang là phút giây tuyệt vời đó. Sau những ngày lạnh bất thường, nắng sáng nay rất đẹp, vàng óng và ấm áp. Cây cỏ hoa lá rộ lên niềm vui. Mọi cánh cửa mở rộng để nắng ghé vào, mang hương thơm của đất trời chuyển hóa. Không mùi hương nhân tạo nào so sánh được với hương gió núi mây ngàn. Ít nhất, chủ quan tôi như thế.
14/10/2014(Xem: 7236)
Từ Tào-Khê tịnh thất lên ngôi chùa hoang vắng nằm sâu trong rừng thông miền đông bắc Hoa Kỳ, hành trang tôi đã nhẹ. Rồi từ ngôi chùa hoang vắng đó về lại tịnh thất, hành trang lại càng nhẹ tênh! Cái giầu có nhất trong gia tài tôi, chỉ là kinh và sách, nhưng sau chuyến “lên rừng độc cư”, nay từ ba kệ lớn, chỉ còn một kệ nhỏ, khi thực hiện lời phát nguyện “Tặng hết những gì có, tới những ai ngỏ lời xin” (trừ những cuốn có chữ ký và thủ bút của Thầy Tuệ Sỹ)
13/10/2014(Xem: 8334)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn. Ai nghe tin Ôn thị tịch cũng xúc động, cũng phải bái lễ, thọ tang. Thấy Thầy Như Minh từ Los cũng bay về, gương mặt buồn rầu như đang khóc tang. Chú cũng thuộc hàng hậu học, cũng tôn kính Ôn là bậc trưởng thượng, có gì lạ đâu. Chẳng có gì đặc biệt. Nhưng nếu có ai để ý, từ sau 1973, Chú không hề đặt chân lần nào nữa đến Vạn Hạnh, bấy giờ đã dọn về đường Trương Minh Giảng, chỉ trụ ở Già Lam, trên lầu, chia phòng với chú Dũng,[1] thì mới có thể hiểu được ý nghĩa của tấm hình này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]