Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần nhập thế độ sinh

06/04/201508:27(Xem: 9160)
Tinh thần nhập thế độ sinh


chua_thienkhanh_05


TINH THẦN NHẬP THẾ ĐỘ SINH
VÀ XUẤT THẾ GIẢI THOÁT CỦA CƯ SĨ PHẬT GIÁO
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRỢ NIỆM TẠI ĐÀI LOAN



Thích Giải Hiền

Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Hội trưởng Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức

(Dịch từ tham luận của cư sĩ Trần Thanh Hán – Chủ tịch Hội cư sĩ Phật Giáo Đài Loan

 tại diễn đàn cư sĩ Phật Giáo thế giới lần thứ 4)




1. Lời mở đầu

    Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.

2. Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng phát dương pháp môn trợ niệm tại Đài Loan

          Cư sĩ Tiền Học Mẫn - Phó chủ tịch tiền nhiệm Hội cư sĩ Phật Giáo Trung Hoa tại Đài Loan (Trí Mẫn Kim Cang thượng sư) và phu nhân là cư sĩ Chu Tĩnh Hoa (Huệ Hoa Kim Cang thượng sư) là hai vị sáng lập và trụ trì tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, là trụ sở của toàn thể hội viên Hội cư sĩ Phật Giáo Trung Hoa tại Đài Loan, bắt đầu hoạt động khai đàn hoằng dương Phật Pháp từ năm 1980. Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng là một đoàn thể cư sĩ Phật Giáo tu hành dung hợp hiển - mật giữa truyền thừa cổ phái Ninh Mã Ba của Mật Tạng cùng với tinh hoa các tông phái Thiền Đại Thừa Trung Hoa, Mật tông và Thiên Thai tông; trong đó, hạt nhân của pháp môn tu trì là coi trọng sự khai triển Bồ Đề tâm và thực tiễn hành Bồ Tát đạo tự giác giác tha, tự độ độ tha để đạt được Phật quả giác hạnh viên mãn, cũng chính là mục tiêu cuối cùng hành Bồ Tát đạo của cư sĩ học Phật tại gia.

          Hai vị Trí Mẫn và Huệ Hoa vì bi tâm lân mẫn chúng sinh sinh tử trải qua nhiều đời nhiều kiếp mà không được giải thoát. Mặt khác, trong hoàn cảnh 30 năm trước ở Đài Loan, pháp môn trợ niệm chưa được truyền bá rộng, phong tục địa phương thủ cựu khiến đa số dân chúng chưa có quan niệm chính tín Phật Pháp đối với những nghi thức lúc lâm chung; người sau khi chết theo truyền thống tín ngưỡng của từng nhà hoặc phong tục địa phương mà tổ chức tang lễ. Hai vị cảm nhận sâu sắc “thân người khó được” lại muốn thực hiện lợi ích thực tiễn của Phật Pháp vào trong đời sống văn hóa xã hội, không để mất đi cơ hội hiếm có được làm người, hi vọng có thể giúp đỡ những người mất ngay lúc lâm chung trong đời hiện tại có được cơ hội được Phật tiếp độ sau cùng, nên dốc sức cùng các vị đệ tử thành lập đoàn trợ niệm.

          Trong suốt thời gian 30 năm hoạt động, Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng đã trợ niệm cho nhiều người vãng sinh. Tính từ năm 2010 đến 12/2014, trung bình mỗi năm hội tiến hành trợ niệm cho hơn 10.000 người, chiếm khoảng 7% số người mất toàn Đài Loan. Bài viết phân tích hoạt động trợ niệm của Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, chứng minh trợ niệm là một pháp môn tu trì Bồ Tát đạo hàm chứa cả tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát của người cư sĩ Phật Giáo.

3. Pháp môn trợ niệm đầy đủ tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát của Lục độ Bồ Tát đạo.

    Hai vị thượng sư Trí Mẫn và Huệ Hoa từng khai thị với hội viên đoàn trợ niệm rằng: “Bồ Tát độ sinh có muôn ngàn phương pháp, nhưng không pháp nào nhanh chóng, phương tiện, thù thắng, triệt để, cứu cánh, đại chúng, ít tốn lực mà thành tựu lớn bằng pháp trợ niệm lúc lâm chung để vãng sinh Tịnh độ.” Do đó, có thể thấy được rằng trợ niệm lúc lâm chung không chỉ là phương tiện nhập thế của Bồ Tát bi mẫn chúng sinh mà đồng thời cũng là vì tự độ độ tha vãng sinh Tịnh độ, triệt để hoằng dương pháp môn tu trì giải thoát cứu cánh này.

Hai vị Trí Mẫn và Huệ Hoa cũng từng khai thị: “Trợ niệm là phương pháp độ sinh trực tiếp và hữu hiệu nhất, là cùng tu Lục độ Ba-la-mật, là pháp thù thắng nhất thể dụng song tu, công đức làm được ngày thường không bằng 1/10 so với trợ niệm. Sao lại nói trợ niệm là pháp môn cùng tu Lục độ Ba-la-mật? Vì người mà trợ niệm, tức Pháp thí; thanh tịnh thân, khẩu, ý để trì chú độ tha nhân, tức là trì giới; bất luận thân tâm có mệt mỏi cũng vẫn an nhẫn vì người trợ niệm, tức hành nhẫn nhục; lúc trợ niệm không sinh vọng tưởng, một lòng vì muốn lợi tha, tức là tinh tấn; an trú nơi tam thân mà tu (pháp, báo, hóa), tức là Thiền định thậm thâm; tam luân thể không, như huyễn quán tha nhân vãng sinh nước Phật A Di Đà, biết Tây phương chẳng lìa tự tánh, tức là trí tuệ vô thượng. Do đó nói vì người mất trợ niệm thực là cùng tu Lục độ, công đức lớn nhất.”

Dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn trợ niệm chính là thực tiễn Lục độ Bồ Tát đạo, bao hàm tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát:

  1. Trợ niệm tức bố thí Ba-la-mật: Pháp bố thí có thể đối trị bệnh keo kiệt, tham lam. Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng từ ngày thành lập đoàn trợ niệm đến nay hoàn toàn không thu bất kỳ chi phí nào, những hội viên trợ niệm là xả bỏ thời gian, tinh thần, sức lực mưu cầu tiền tài, lợi ích thế gian của chính mình để phụng hiến vì người mà trợ niệm. Đồng thời cũng vì người mà tự cung cấp các Pháp bảo của Phật môn như đồ đạc trợ niệm, máy niệm Phật, kim cang sa, đó chính là tài thí. Chẳng luận tu hành nông sâu chỉ cần phát tâm Bồ Đề vì người mất trì tụng thánh hiệu A Di Đà Phật và lục tự đại minh chú của ngài Quán Âm tức thì cảm ứng đạo giao, người mất được Phật lực gia bị sinh về cõi nước Cực Lạc hoặc đạo nhân thiên, đó chính là Pháp thí. Lại trong Kinh Địa Tạng nói: người lâm chung mà nghe một lần danh hiệu Phật, tức sẽ không bị đọa ba đường ác, như vậy khiến người mất tránh xa sợ hãi của đường ác, đó chính là vô úy thí .
  2. Trợ niệm tức trì giới Ba-la-mật: Trì giới chính là để đối trị với các pháp ác, như trong Kinh Lăng Nghiêm có nói: “nhiếp tâm chính là giới”. Lúc trợ niệm, yêu cầu người trợ niệm phải chuyên chú niệm Phật, như vậy về mặt giới luật mà nói thì không trì mà như trì, thân, khẩu, ý tự nhiên tránh xa thập ác, không tạo ác nghiệp. Do đó, người trợ niệm ba nghiệp thanh tịnh, một lòng lợi tha, tương ứng với tâm Bồ Đề trì giới thù thắng.
  3. Trợ niệm tức nhẫn nhục Ba-la-mật: nhẫn nhục là để đối trị với sân hận. Những vị hội viên tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng thời kỳ đầu phát khởi pháp môn trợ niệm thường gặp phải chướng duyên là thân quyến người mất ý kiến bất đồng, đến nơi lại bị từ chối, thậm chí đang tiến hành bị mời đi về, lại có khi bị thân quyến người mất ở bên cạnh tranh chấp, hoặc tiếp đãi lạnh nhạt… nhưng những vị phát tâm vẫn nhẫn nại nhu hòa khuyên giải lấy việc giúp đỡ người vãng sinh làm trọng, đồng thời vẫn tiếp tục trợ niệm, thuyết phục thân quyến người mất cùng đến trợ niệm, lại không kể mưa gió nóng lạnh, thân tâm có mệt hay không vẫn tận tâm tận lực, đó chính là tu nhẫn nhục Ba-la-mật.
  4. Trợ niệm tức tinh tấn Ba-la-mật: tinh tấn là để đối trừ với giải đãi, lười biếng. Dũng mãnh tinh tấn có thể thành tựu viên mãn các thiện pháp. Người trợ niệm tức học hạnh Bồ Tát xả bỏ hết thảy những việc không liên quan đến giải thoát sinh tử, xa rời sự phóng dật, một lòng làm việc lợi ích cho người chẳng kể ngày đêm. Đoàn trợ niệm của Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng có thể trợ niệm bất cứ lúc nào không kể ngày đêm sáu thời, rất nhiều vị hội viên ban ngày đi làm, công việc mệt nhọc nhưng vẫn tinh tấn không từ nan, đó chính là vì độ chúng sinh mà tinh tấn không giải đãi.
  5. Trợ niệm tức Thiền định Ba-la-mật: Thiền định là để đối trừ tâm tán loạn. Lúc trợ niệm, người trợ niệm nhiếp tâm vào Phật, không khởi vọng tưởng, sáu căn đều nhiếp, chỉ trụ vào một cảnh giới duy nhất A Di Đà Phật mà hành đại bi lợi tha, tương ứng với hóa thân Phật; trong thì xả vọng niệm, tịnh niệm tương tục, khế hội với trí tuệ diệu tướng vô lượng quang, vô lượng thọ, tương ứng với báo thân Phật A Di Đà; nếu như người trợ niệm có thể niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, nhập Tam-ma-địa, tức tương ứng với pháp thân Phật A Di Đà, đó chính là Thiền định thậm thâm. Trong quá trình trợ niệm của Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, người trợ niệm khai thị người mất: “nhất tâm tưởng tượng hình tướng đức Phật A Di Đà, giống như ánh quang minh của mặt trăng trong nước không có thực thể, ánh quang từ nơi tâm đức Phật A Di Đà chiếu phóng bao quanh (người vãng sinh). (người vãng sinh) cần biết rằng những chuyện xảy ra trong đời đều như trong giấc mộng nên xả bỏ hết thảy, không phải nghĩ tưởng bận tâm về nó. Thành tâm thành ý cầu đức Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sinh về cõi nước Cực Lạc, rồi đi vào trong ánh quang minh nơi đức Phật A Di Đà, dung hợp làm một với ánh quang minh ấy.”  Người trợ niệm nên biết pháp quán tưởng niệm Phật, đồng thời hướng dẫn người mất an trú trong ánh Phật quang của Phật A Di Đà, đó chính như Thiền định Ba-la-mật.
  6. Trợ niệm tức Bát-nhã Ba-la-mật: trí tuệ Bát-nhã để đối trị với ngu si. Trong lúc trợ niệm, người trợ niệm đối diện với quả báo cuối cùng của người mất, chính là cơ duyên để quán sinh tử vô thường, tức trong lúc vì người trợ niệm mà thể hội được yếu chỉ “chư hành vô thường, chư pháp vô ngã” mà buông bỏ hết thảy chấp trước hư vọng. Lại lúc niệm Phật tuy quán tưởng quang minh Phật Di Đà biến chiếu mà tiến một bước thể hội tướng mà vô tướng, thể tính bản không, năng niệm là ta (bản thể), sở niệm là người vãng sinh (đối tượng) đều là như huyễn, rồi cũng như huyễn mà quán người mất vãng sinh cõi nước Cực Lạc. Tức là tam luân thể không (bản thể - ta, đối tượng - người và hình tướng - pháp đều không vướng mắc), quán ngược biết cõi nước Cực Lạc chẳng ngoài tự tánh mà hiển hiện, cũng chính là thậm thâm Bát-nhã Ba-la-mật.

          Các vị trong đoàn trợ niệm của tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng khi trợ niệm khai thị với người mất rằng: “trên thế gian hết thảy cũng chỉ là một giấc mộng nên mời (người vãng sinh) hãy buông bỏ hết thảy chấp trước và ái hận với mọi người, mọi sự việc trong lòng, đừng lưu luyến gì nhục thân và thế giới này cả. Bất luận bây giờ hoặc tương lai nhìn thấy thứ gì cũng cần biết đó tất cả đều là huyễn tướng phản ánh từ trong tâm mà ra, giống như người nằm mơ nên đừng mê hoặc; nhất định không được có bất cứ tâm niệm tham cầu, oán hận, chấp trước không xả bỏ gì, mà phải giữ một tâm niệm lương thiện, kiền thành trong lòng.”

          Thế gian hết thảy đều là mộng huyễn, không gì mang theo được nên nhất định phải buông xả mà toàn tâm niệm Phật, trì chú, mới có thể mong được chư Phật tiếp dẫn. Bất luận gặp cảnh giới kinh hãi hay hỷ ái gì cũng cần nhớ đó đều chỉ là những huyễn tướng trong tâm, không phải là thực. Tuyệt không được sinh tâm tham ái, oán hận, mê hoặc, ngạo mạn, hoài nghi, tật đố trong lòng; không truy cầu gì, cũng không chạy trốn, một lòng một ý niệm Phật, trì chú.

          Những khai thị trên như Kinh Kim Cang  nói: “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán.” Khiến cả người trợ niệm và người vãng sinh trong giờ khắc sinh tử vô thường đó đều thể hội được chân lý Bát-nhã chư pháp như huyễn mà buông bỏ hết thảy chủng chủng chấp trước vọng tướng, vọng tưởng.

      4. Lời kết      

          Kinh Lăng Nghiêm có nói: “tự vị đắc độ, tiên độ nhân giả, Bồ Tát phát tâm; tự giác dĩ viên, năng giác tha giả, Như Lai ứng thế.” – tức: chưa độ được mình mà đã độ người khác trước, đấy chính là sự phát tâm của hàng Bồ Tát; tự giác đã viên mãn, lại còn có thể giác ngộ người khác thì là bậc Như Lai xuất hiện trong cõi đời. Phật đệ tử phát Bồ Đề tâm hành Bồ Tát đạo, lúc chưa chứng thánh vị thì lực không đủ, muốn bằng sức mình để độ sinh sợ rằng kiếp dài vẫn chưa viên mãn; nhưng may thay có 48 nguyện đại từ bi của đức Phật A Di Đà, lúc sắp mất nhất tâm xưng danh nhớ niệm tức đắc đới nghiệp vãng sinh. Do đó, tuy người chưa chứng thánh vị nhưng phát tâm Bồ Đề vì tha nhân mà kiền thành trợ niệm, nếu người lâm chung có thể theo đó niệm Phật giống như sắp chìm mà gặp bè gỗ, kiên trì từng niệm đến cùng cầu sinh Tịnh độ tức thì cảm ứng đạo giao, trượng nhờ Phật nguyện mà vãng sinh Tây bang Lạc quốc; tức phàm phu nhờ nguyện lực Phật mà hành chuyện Như Lai độ hóa.

          Thực như lời hai vị thượng sư Trí Mẫn và Huệ Hoa từng nói: “độ một người vãng sinh Tịnh độ tức thành tựu một đức Phật. Độ trăm nghìn người vãng sinh Tịnh độ tức trăm nghìn người thành Phật. Phàm phu chúng ta nếu muốn độ một người thành Phật, có lẽ nghìn đời vạn kiếp vẫn khó thành, nhưng nay có phương pháp giản đơn khiến chúng ta có cơ hội lợi ích chúng sinh, độ người đến nơi cứu cánh sau cùng, đồng thời cũng thành tựu công đức vãng sinh sau này của chính mình. Đó không đáng để chúng ta dốc sức nỗ lực sao?”

          Pháp trợ niệm thực là pháp môn thù thắng bao hàm cả tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát, đáng được mỗi vị hành giả hành Bồ Tát đạo chú tâm phụng hành và thực hiện.

 

Bảng thống kê trợ niệm của Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng tại Đài Loan,

2010 - 2013

Năm

2010

2011

2012

2013

Số người trợ niệm (người)

25441

27203

28780

30374

Số người mất (người)

10246

10907

11262

11348

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2016(Xem: 7496)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo cùng chư Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp và sinh hoạt tu học với sự chia sẻ của Thầy Tánh Tụê trong tháng 6-2016
01/06/2016(Xem: 9542)
Khi có một con đường trước mặt, mục tiêu tinh thần của cuộc sống, thì dẫu khó khăn trắc trở, gần hay xa; con người vẫn tìm về bến Giác, tinh tấn tu tập, khai sáng u mê. Đó là lý do tôi tham dự khóa Huân Tu Tịnh Độ thứ 11 tại chùa Linh Thứu - Berlin (từ 14 - 20, 3 - 2016). Năm vừa qua, lần đầu tiên tôi tham dự khóa Huân Tu Tịnh Độ tại chùa Linh Thứu - Berlin. Thật ra, hằng năm tôi thường tham dự các khóa Tu học Phật pháp Âu Châu nhiều hơn.
01/06/2016(Xem: 8606)
Không cần chữ nghĩa, không cần giáo. Chỉ cần chỉ thẳng tâm thật, thấy “tánh” của mình là thành Phật. Đây rõ là một đường tu tập với tâm lực cực mạnh, rất ít người có đủ căn cơ để chỉ thẳng vào tâm thật của mình, thấy được bản tánh giác ngộ của mình để thành Phật. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chịu thay áo, một chiếc áo đã quá cũ kĩ đối với truyền thống tôn giáo của Ông.
01/06/2016(Xem: 7987)
Tổng thống Obama đã rời Việt Nam đi Nhật Bản với một sứ mệnh khác. Trên các trang mạng, facebook.com… tin tức về ông đã lắng dịu xuống. Về phương diện ngoại giao của đất nước Việt Nam chúng ta trong thời cận đại, chưa có vị nguyên thủ của nước nào khác được vinh dự như Tổng thống Obama trong những ngày qua. Nhân dân của thành phố Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh mừng đón ông, như mừng đón người thân đi xa nhiều năm trở về. Chính ngoại trưởng John Kerry cũng có phát biểu: “Việt Nam có lẽ là nơi người dân chào đón Tổng thống Obama đông nhất”.
30/05/2016(Xem: 6862)
“Này các Kàlàmà! 1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, 2- Chớ có tin vì nghe truyền thống, 3- Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, 4- Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, 5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, 6- Chớ có tin vì đúng theo một lập trường, 7- Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện, 8- Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, 9- Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, 10- Chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v.. Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.
26/05/2016(Xem: 45809)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuỳ từ chứng minh gia hộ. Quý vị cũng biết rằng giày của Tổng Thống Mỹ lúc nào cũng sạch sẽ bởi suốt ngày hầu như được đi trên những tấm thảm sang trọng sạch sẻ. Vậy mà khi vào chánh điện lễ Phật, Người đã tự cúi mình xuống cởi bỏ giày mới vào chánh điện. Quý vị đừng nghĩ cúi mình là thấp hèn. Một vị Bồ Tát cúi mình để kính lễ Phật, một vị Bồ Tát hằng ngày cũng cúi mình phụng sự chúng sanh và nhân loại, đó là một hành động từ bi, nhân cách vĩ đại.
26/05/2016(Xem: 7212)
Trước khi đề cập tới “chánh ngữ” cần phân biệt sự khác biệt giữa lời phát biểu thuộc dạng bày tỏ “ý kiến” hay phát biểu về “sự kiện”. Ý kiến (opinion): Khi đưa ra cái nhận xét, đánh giá về một sự vật, một con người, hay một hành động thì đó được gọi là “ý kiến”. Thí dụ một nhân vật trong cộng đồng, có người ca tụng là giỏi giang và khiêm tốn. Nhưng lại có người chê là tầm thường và hám danh. Lời bày tỏ ý kiến của hai người trên hoàn toàn khác nhau, không dễ chứng minh được là đúng hoặc sai.
26/05/2016(Xem: 10121)
21h30 ngày 22/5, chuyên cơ Air Force One chở ông Barack Obama cùng đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 3 ngày. Tổng thống Obama và các lãnh đạo Việt Nam đã tập trung thảo luận về tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, giao lưu giữa nhân dân hai nước, nhân quyền cùng các vấn đề khu vực và thế giới. Sau hơn 20 năm Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ, Barack Obama là tổng thống thứ ba tới Việt Nam sau các cựu Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush. Trong bộ vest đen, sơ mi trắng, người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới tươi cười bước xuống. Ảnh: Giang Huy.
25/05/2016(Xem: 18327)
Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam là câu chuyện được bàn tán khắp nơi trong những ngày này. Người dân Việt Nam muốn được tận mắt gặp gỡ và chứng kiến sự hiện diện của “người đàn ông quyền lực nhất thế giới”. Và mỗi người ấn tượng về ông một cách khác nhau. Cá nhân tôi rất xúc động khi được nghe Tổng thống Obama trực tiếp thốt ra từ chính ông về người thầy của tôi, về Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Việt của chúng ta: “In true dialogue both sides are willing to change” tạm dịch ra tiếng việt là “Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi”. Những lời thú vị này được người đứng đầu nước Mỹ nói ra hôm nay tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình trong buổi nói chuyện với giới trí thức và học sinh, sinh viên Thủ đô Hà Nội.
21/05/2016(Xem: 7553)
Trước ngày Phật Đản, chúng tôi được chị Hải Âu mời đến nhà. Chúng tôi (nhất là mấy cô đồng nghiệp) luôn luôn thích đến đây. Ngày trước, tôi cứ nghĩ các bạn ấy muốn đến chơi bởi được chị Hải Âu chiều chuộng: nhà có đủ món ngon, sạch, tươi thậm chí là cao cấp. Bởi chủ nhà dễ tính, chiều khách, sống yêu đời. Bởi không khí của ngôi nhà nhỏ rất thoáng đãng, dễ chịu. Bởi được ngắm nhiều thức, đọc nhiều sách ở đây… Tuy nhiên lần này tôi mới phát hiện ra thêm rằng không chỉ có vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]