Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế Nào Là “Trú Dạ Lục Thời An Lành”? (thơ)

06/04/201506:33(Xem: 18350)
Thế Nào Là “Trú Dạ Lục Thời An Lành”? (thơ)
Hoa cuc quang duc (108)



Thế  Nào Là “Trú Dạ Lục Thời An Lành”?



Trong mọi khóa lễ,
Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin:
Trú dạ lục thời an lành”.
Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành.
Nhưng an lành là gì?
Chiến tranh không phải an lành.
Bao vây, cấm vận, lật đổ là thảm họa của an lành.
Đem nhau ra Liên Hiệp Quốc tố cáo nhau là tạo thêm nghiệp nặng sâu dày,
Và giết chết sự an lành.
Đánh bom tự sát dù với bất cứ lý do gì đều không phải an lành.
Chặt đầu người cô thế bị bắt cóc,
Sao có thể hãnh diện được chứ?
Chiến thắng gì ở đây?
Máy bay không người lái ngày đêm rình rập phóng hỏa tiễn,
Dân lương thiện thác oan sao có thể an lành?
Xâm lấn biên giới, biển đảo người ta,
Thì …chiến tranh đã tới cửa nhà của anh.
Sao có thể gọi an lành?
An lành không chỉ bằng lời nói.
Không chỉ bằng cầu nguyện.
Muốn có an lành phải yêu mến an lành.
Phải được giáo dục về an lành.
Phải tâm tâm niệm niệm an lành.
Và phài làm chuyện an lành.
Sáng thức dậy thường nói câu “Tôi mong ước một ngày an lành”.
Khi ra đường hãy nhìn mọi người như người thân của mình.
Xe lớn nhường xe nhỏ,
Xe nhỏ nhường người qua đường, xe máy.
Phải nhìn người già như chú bác, cha mẹ của mình.
Phải nhìn em bé như cháu con thơ dại.
Đừng hung hăng, lái ầu, lái bừa.
Đừng uống rượu.
Rượu vào rồi thì đưa xe tới nghĩa trang.
Đi đâu mà vội mà vàng?
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây? (Ca dao)
Một phút bất cẩn,
Xe văng xuống vực,
Đâm phải lề đường,
Lao vào xe khác.
Bao người oan thác.
Cầu siêu sao cho hết?
Mình chết đã đành.
Nhưng,
Vợ thành góa phụ đời dang dở.
Con mất cha côi cút cả đời.
Mẹ nhớ con mỏi mòn nước mắt.
Chưa phải 70 mà oan thác.
Thì đâu phải chuyện an lành.
Khi vào công trường.
Hãy cất tiếng chào thân thiện.
Chào anh, chào chị, chào tất cả.
Chúng ta đều là công nhân vất vả.
Đem mồ hôi đổi lấy bát cơm.
Không có gì phải vội vã.
Nhiệm vụ trên giao cố làm cho tốt.
Cầu cống, đường xá mới khánh thành mà đổ sụp.
Làm tổn thương danh dự quốc gia.
Tổn hại công quỹ.
Rồi điều tra, truy tố.
Sao có thể gọi an lành?
Giàn giáo, giàn xây, giàn xi-măng cốt thép.
Kỹ sư ở đâu sao không kiểm tra từng giờ từng phút?
Coi tính mạng người còn rẻ hơn bèo.
Cúi đầu nhận tội không gì hơn sửa chữa.
Hứa về sau đừng tái phạm lỗi lầm.
Vào công sở,
Câu đầu tiên là “thượng tôn luật pháp”.
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm” (Ca Dao)
Đừng tham ô đừng bòn rút của công.
Tai vách mạch rừng.
Cây kim bọc giẻ.
Hễ bất hợp pháp, gian ngoan là có ngày ra vành móng ngựa.
Hễ đứng đó thì không một ai ngửa mặt.
Gia đình ở nhà tủi hổ biết là bao.
Thanh liêm dù nghèo nhưng yên ổn.
Đói cho sạch rách cho thơm” cổ nhân dạy thế.
Tới bệnh viện là nhớ ngay câu “từ mẫu”.
Tiêm chủng ngừa phải cẩn thận bác sĩ ơi!
Ở Mỹ này mà chữa bệnh kiểu rỡn chơi.
Đi “gỡ lịch” vài chục năm trong nhà đá.
Nếu không chắc phải hỏi ngay y tá.
Nhìn tới lui xem đúng thuốc hay không?
Uống nhầm thuốc còn nước bơm cứu chữa.
Thuốc tiêm rồi thì Thần Chết cứu mà thôi!
Bất cẩn giết người là ngộ sát.
Là mất bằng là lương tâm cắn rứt.
Cắn rứt cả đời sao có thể an vui?
Xin nhớ cho;
Cẩn thận là niềm vui.
Và trách nhiệm là an lành chắc chắn.
Tới trường học xin nhớ câu “tiên học lễ”.
Là cái nôi giáo dục của con người.
Bao kỹ sư, bác học ở đây thôi.
Sao biến nó thành một nơi đáng sợ?
Cô giáo túm tóc nhau đánh đòn hội chợ.
Nữ học sinh phang ghế bạn tơi bời!
Muốn đánh lộn sao không tới lò luyện võ.
Ra đứng đường, gia nhập đảng lưu manh.
Chuyên cướp giật và bán buôn ma túy.
Cửa Khổng sân Trình là nơi cao quý.
Ra trường rồi còn nhớ bạn khôn nguôi.
Là nơi giáo dục để nên người.
Thầy cô cũ, giờ con thương  nhớ quá.
Xưa ông Châu Trí  đốt lá đa để học mà thành kẻ sĩ.
Bao danh nhân Việt dùng đom đóm làm đèn.
Sao giờ đây trường học quá văn minh.
Nhưng lại biến thành nơi đáng sợ?
Là tu sĩ nhớ diệt tham-sân-si trước đã.
Giới luật nghiêm Phật di giáo nằm lòng.
Thì trú dạ lục thời mới an lành.
Tiếp nữ thí chủ tại nơi buồng ngủ,
Hẹn hò nơi khách sạn, casino.
Thì sớm muộn hình cũng lên Internet.
Rồi om sòm phiền lòng giáo hội.
Cứ  chống đỡ hoài thì chỉ toàn phiền não.
Cảnh sát tới điều tra ôi danh dự đâu còn?
Tại hải ngoại này nhất sư, nhất ni, nhất tự.
Không ai chịu ai và gây quỹ liên miên.
Xưa Phật Tổ ăn mày đi chân đất.
Mà khắp Trời, Người phải tán thán bằng hoa.
Nay tăng ni xe cộ đắt tiền.
Điện thoại thì iPhone, iPad.
Sung sướng thế mà chẳng thấy ai thành Phật.
Rồi tối đến thì ngồi đếm bạc.
Làm MC ăn nói lung tung.
Có tụng niệm cũng chỉ là lấy lệ.
Tâm bợn nhơ sao có thể cứu đời?
Lời Chư Tổ còn ghi hay quên hết?
Hàng trí thức dần dần xa lánh hết.
Muốn cuộc sống an lành sao đua nhau nhậu nhẹt?
Mời bạn về, bạn hóa quỷ râu xanh.
Ăn nhậu đâu phải chuyện an lành.
Không nói tục thì cũng thành đâm chém.
Thói nhậu nhẹt xin hãy cùng bỏ bớt.
Giờ của dân ngồi nhậu để làm gì?
Không móc ngoặc thì cũng là đút lót.
Cần bỏ thói đam mê cờ bạc.
Trò rủi may tàn hại đời người.
May mà thắng thì của thiên trả địa.
Hễ thua rồi thì trộm cắp, sát nhân.
Kinh khủng lắm tứ đổ tường, bài bạc.
Yêu cuồng loạn, lên lầu tìm cái chết.
Mà chết rồi thần thức có yên không?
Công mẹ cha dưỡng dục thuở lọt lòng.
Công đất nước tính ra đâu phải nhỏ?
Vậy yêu quá cũng sẽ là nguy hiểm.
Chẳng an lành mà cũng chẳng ra chi.
Mình chết rồi cô, cậu ấy ra đi.
Vui duyên mới tháng ngày rồi quên hết.
Đời còn trẻ sao không nuôi mộng lớn?
Vào phòng trà nhảy nhót suốt thâu đêm.
Lắc, xì-ke theo giọng hát cuồng điên.
Cảnh sát tới cúi đầu trông hổ thẹn.
Đời đốt đi trong tối tăm thấp kém.
Thật đáng thương cho những kẻ mê mờ.
Bạn ơi,
Đời này là một bài thơ.
Một bải thơ rất đẹp,
Khi chúng ta biết dệt.
Và dệt bằng tơ sợi an lành.
Ngả nón chào người là dấu hiệu hòa bình.
Nói năng lễ độ là yên lành.
Nói lời thơm thảo là an lành.
Biết nói lời “cám ơn” là yên lành.
Không biết nói ”cám ơn” có khi rắc rối.
Cũng cần phải biết nói lời “xin lỗi”.
Và cũng cần lịch sự.
Thấy người lầm lỡ thì mỉm cười nói “không sao cả”.
Lên thang máy, xe buýt nhường chỗ cho người tàn tật, người già.
Lịch sự là an lành và mình tăng thêm giá trị .
Hỉ xả là an lành.
Chân thật là an lành.
Không kiêu căng phách lối là an lành.
Không nói lời bông đùa cũng an lành.
Bàn tán chuyện người là mua thù chuốc oán.
Cũng cần bỏ ngay thói quen phỉ báng. 
Bồi thường người bại sản tán gia.
Không khoe khoang của cải, nữ trang là tốt nhất.
Tránh mạng vong và đưa giặc cướp tới nhà.
Nhớ  làm việc trong tinh thần trách nhiệm.
Hiểu được nhân quả  là trở nên lương thiện.
Không hơn thua trong lời nói sẽ an lành.
Không dính líu vào chuyện tào lao vô bổ là khôn khéo.
Gái ăn mặc hở hang là ngu dại.
Không bị khinh chê thì cũng tàn hại một đời. (*)
Xin nhớ cho tư cách của con người nằm trong y phục.
Không tạo khổ đau cho người khác là không tạo Nghiệp.
Giữ gìn môi trường sạch mới an lành.
Không chế đổ giả là bán buôn lương thiện.
Thuận mua vừa bán, không mánh mung, chặt chém.
Cứu giúp mọi người là nuôi dưỡng Tâm lành.
Hạ bớt tự ngã và khiêm cung, khiêm tốn.
Cho đến nhẫn nhục,
Tất cả đều  an lành.
Niệm Phật trong mọi tình huống để tâm địa bình ổn thì mọi chuyện đều an lành.
Một ngày an lành là một ngày không ganh đua, cãi lộn.
Không bị ai chửi và cũng không chửi rủa ai.
Một ngày an lành là một ngày không chơi games và tránh xa ma túy.
Một ngày an lành là ngày tụ họp gia đình.
Do đó kiên trì giáo dục, không đánh đập, mắng chửi cháu con là tốt nhất.
Một ngày an lành là một ngày vui chồng vợ.
Nhỏ nhẹ bảo ban, trìu mến nhau, nâng đỡ.
Đó là niềm hạnh phúc gia đình.
Vợ chồng cảm thông và chịu đựng lẫn nhau là nhà có phúc.
Không mắng nhiếc, cằn nhằn, trách móc là xây lầu đài lý tưởng.
Mẹ chồng nàng dâu muôn đời lủng củng.
Thiếu khôn ngoan thì oan trái tới liền.
Một ngày an lành là một ngày không ốm đau, thương tật.
Không bị người ta đánh đập.
Do đó phải cẩn thận từng bước đi, từng động tác.
Một ngày an lành là một ngày không dính dấp chuyện lợi danh.
Phải luôn luôn cảnh giác với lòng tham.
Vậy thì chớ tranh giành lợi lộc.
Một ngày an lành là một ngày không lôi thôi với cảnh sát.
Phải lấy câu “ tuân thủ luật pháp” nằm lòng.
An lành là ngày có một giấc ngủ thật ngon.
Sống không phiền não là Tiên trên đời. 
Bạn ơi,
Hãy suy nghĩ về sự an lành,
An lành trên đường phố.
An lành nơi trường học.
An lành chốn công trường.
An lành nơi lễ hội.
An lành khắp mọi nhà.
An lành trong hơi thở.
An lành trong giấc ngủ.
An lành trong từng ý nghĩ.
Hãy trân quý sự an lành như trân quý mạng sống của mình.
Và sau hết,
An lành cũng chính là Cung Trời hay Cực Lạc,
Là lời cầu xin tha thiết cùa con người.

Đào Văn Bình
(California ngày 5/4/2015)
(*) Một thống kê tại Thái Lan cho hay trong các phụ nữ bị hãm hiếp, phần lớn là vì ăn mặc hở hang, váy ngắn quá .
Ý kiến bạn đọc
06/04/201521:49
Khách
trong con nguoi co 2 phap, phap bat thien va Phap Thien, trong con nguoi co nhieu phap bat thien qua thi khong goi la an lanh ,ma la an lanh tu tam cua chinh minh ,roi co the cam nhan duoc an lanh tat ca , chuc ban dat nhu y tam an lanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 11738)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8326)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9286)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8874)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7785)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7275)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16804)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9231)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10446)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9342)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]