Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà sư tận tụy với việc phòng cháy chữa cháy

20/03/201507:28(Xem: 9271)
Nhà sư tận tụy với việc phòng cháy chữa cháy

Ven Alan Piercey-3

Nhà sư tận tụy với việc phòng cháy chữa cháy
Bảo Thiên - Anh Thư
(tổng hợp từ ABC News)


 Nhà sư Alan Piercey là một tu sĩ Phật giáo làm việc tại bệnh viện ở Burnie và cũng từng tham gia bán chocolate để gây quỹ. Đối với những cư dân ở bờ biển Tây bắc Burnie (Tasmania, Úc), thầy được biết đến với nhiều tên gọi, nhưng cái tên phổ biến nhất được lấy từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. “Pháp danh tôi là Shih Jingang” (phát âm là Cher Gin Gun) - thầy nói. “Thế nhưng hầu hết mọi người sống quanh bệnh viện khu vực Tây bắc tại Burnie này gọi tôi là Sifu (sư phụ). 
 
Nếu bạn hỏi bất kỳ một em bé lên 5 nào, chúng cũng đều biết Sifu là tên một nhân vật trong phim hoạt hình Kung Fu Panda”. Trong khi đó, với tất cả thành viên của đội cứu hỏa Penguin, Sifu lại là tên gọi khác của Thầy Alan Piercey, mặc dù đôi lúc họ cũng gọi ông là “sư thầy” một cách kính trọng. Thầy Alan đã được mời làm tình nguyện viên cứu hỏa trong 15 năm và đã nhiều lần ngăn chặn các chiến dịch đốt rừng quan trọng tại các vùng khác ở Tasmania.

Tại tư thất của thầy, giữa chiếc thảm làm lễ và cái chuông thiền trên mặt lò sưởi, là những chiếc huy chương bao gồm cả Huy chương Cao cấp của Đội lính cứu hỏa Penguin năm 2013.

“Đôi lúc tôi sẽ tĩnh tâm với một nhóm người ở đây nếu máy báo cháy không reo. Điều này đã từng được thực hiện nhiều lần. Khi vào giữa mùa cháy rừng, tôi chỉ có thể chạy”, thầy nói với nụ cười hoan hỷ.

“Sifu” (thầy thích được gọi như vậy) trở thành Phật tử từ khi còn là một đứa trẻ sống tại Richmond, ngoại ô Sydney. Khi lên 7 tuổi, mẹ thầy thường dắt thầy đến viện dưỡng lão để ngồi và nói chuyện với những ông bà lão ở đây.

“Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi là về một bà lão, khi bà nắm lấy bàn tay tôi, và ra đi thanh thản với một nụ cười đẹp đẽ nhất. Ký ức đó đã theo tôi đến bây giờ” - thầy thổ lộ. “Bằng cách nào đó mà cuộc đời tôi luôn gắn liền với nghĩa vụ của một người hoằng pháp, kể từ khi tôi biết ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện của mọi người”.

Trong thời gian này, thầy đang là thành viên của Ban Tham vấn tâm linh tại bệnh viện khu vực Tây Bắc, một công việc đòi hỏi người ta phải hành xử như một tu sĩ, bất kể họ có đức tin vào tôn giáo nào. Thầy kể rằng, đôi lúc thầy gặp phải những người không thấy thoải mái khi phải nói chuyện với một người xuất gia mặc áo nâu sồng. Thường xuyên hơn cả là việc người ta tò mò về những gì mà thầy đã phụng sự.

“Nó mở ra cho tôi nhiều sự lựa chọn. Trong cộng đồng Phật giáo, chúng tôi gọi nó là sự ảnh hưởng của Đức Dalai Lama”, thầy nói. “Người ta thường hình dung Phật tử phải là những người hiền hòa và thân thiện. Đức Phật đã từng nói một câu mang tính phổ quát rằng lời dạy của Ngài mang lòng nhân ái và tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó”.

Khi đang được rèn luyện cho công việc tham vấn về tâm linh, thầy được biết rằng thầy là người duy nhất không theo đạo Cơ Đốc đủ điều kiện để phục vụ bệnh viện tại khu vực Bắc Tasmania.

Trên khắp thế giới có rất nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau, và thầy đã tiếp thu Thiền tông và Tịnh Độ tông - hai tông phái Phật giáo phổ biến ở Trung Quốc.

Như một điều hiển nhiên vào thời đại này, thầy đã nghiên cứu về các giáo phái thông qua mạng internet và thiết lập một quan hệ qua Skype với những người giảng dạy trước khi thế phát xuất gia.

“Vị trụ trì tu viện đã đến Tasmania và tôi đã được xuất gia tại Gutteridge Gardens thuộc vùng Wynyard”, thầy nói. “Mọi người thường tự cho rằng bạn là một nhà sư và suốt cuộc đời phải sống trong tu viện. Riêng trong trường hợp cá nhân mình, tôi được giữ lại để làm công tác cứu hỏa tình nguyện, và sau vài năm, công việc của tôi lại liên quan đến tham vấn tâm linh”.

Một phần khác công việc của thầy Alan là kêu gọi quyên góp cho những hoạt động từ thiện khác nhau và để ủng hộ cho hoạt động giảng dạy Phật pháp của thầy. Có một thời gian thầy từng bán chocolate gây quỹ, đây như là một phép thử theo nguyên tắc của đạo Phật nhằm loại bỏ tham ái.

“Đó là một cách làm tuyệt vời để gây quỹ, và nó cũng giúp tôi tiếp tục con đường của mình”, thầy cười và nói. “Bạn có thể bị nghiện bất cứ thứ gì - đối với một số người tôi biết thì chocolate là một dạng của niềm hạnh phúc. Nhưng đó chỉ là một niềm hạnh phúc nhất thời mà thôi.”

Bảo Thiên - Anh Thư
(tổng hợp từ ABC News)
 

Ven Alan Piercey


Thầy Alan Piercey tại bệnh viện ở Burnie 
- nơi thầy đang làm việc.



Burnie's Buddhist hospital chaplain
also committed to fire fighting


Ven Alan Piercey-2
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 10733)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10232)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 9875)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
05/04/2013(Xem: 5543)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 7714)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
04/04/2013(Xem: 6683)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 4978)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 5882)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 8556)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 7530)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]