Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ của một giới tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai

19/03/201510:36(Xem: 6423)
Cảm nghĩ của một giới tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai

 khoa-tu-hoc-13

 

Cảm nghĩ

của một giới tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai

 

 

Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.

Nhưng lần Thọ Bát này đã gây nhiều ấn tượng khiến tôi phải trải dài cảm nghĩ của mình lên trang giấy. Ấn tượng thứ nhất, chưa bao giờ lực lượng các Thầy về truyền giới lại hùng hậu như lần này. Về đến 3 vị đều ở phương xa, Thầy Hạnh Tấn từ sông Hằng của xứ Ấn, Thầy Quảng Điền từ đồng bằng sông Cửu Long đổ về đây và Thầy Hạnh Sa mới lưu lạc trên những rặng núi tuyết của ngọn Hy Mã Lạp Sơn (cái này tôi đoán mò thôi, chỉ dựa theo bài thuyết pháp của Thầy).

Ngoài ra còn có 2 Thị Giả đi theo Điệu Vân và Chú Đồng Tài, một cao một thấp trông thật khí thế.

Tôi ngồi xếp bằng kiểu bán già ở phía dưới, nhìn 3 Cao Tăng trên Pháp tòa chuyền nhau mi-crô trả lời những câu hỏi hóc búa của các giới tử. Liên tưởng đến hình ảnh của Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, đeo gươm báu Trí Tuệ bên mình, xông pha trong Biển Khổ của thế gian để cứu vớt các chúng sanh còn ham vui lạc lối... cỡ như tôi.

Nhưng thôi, đừng tưởng tượng nhiều nữa! Hãy tập trung nhớ lại bài Pháp về Bồ Tát Hạnh của Thầy Hạnh Sa đi, rồi kể lại cho các bạn không được tham dự cùng nghe có phải lợi lạc nhiều hơn không?

Các bạn ơi! Vì không có được bộ nhớ dai như thần đồng Lê Quí Đôn ngày xưa, hay các Thầy Tuệ Sĩ, Trí Siêu ngày nay. Nên tôi chỉ nhớ lõm bõm được có một câu Kệ trong rất nhiều bài Kệ của ngài Krông Pa trên xứ tuyết của Tây Tạng. Các bạn đừng phiền hà tôi tại sao tu lâu mà chẳng chịu phát sinh trí tuệ, có vài ba câu kệ mà học hoài vẫn không thuộc, lại còn đòi viết lách cho thiên hạ cùng nghe nữa chứ. Không sao, trong nhà Phật chỉ quan trọng ở sự thực hành, thuộc được câu nào xay nhuyễn ra hòa với nước uống vào trong bụng cho tan biến ra thành máu nuôi khắp tứ chi. Còn phần bài bản nếu cần các bạn chỉ việc gọi điện về chùa Viên Giác, tìm cho ra tung tích Thầy Hạnh Sa là có tất cả.

Huyền thoại về thầy Krông Pa và các vị thầy của ngài, hình như tôi đã được nghe qua trong cuốn băng Đường Mây Qua Xứ Tuyết nhiều lần rồi. Đang tính định đưa các Link, chuyển địa chỉ về thầy Hạnh Sa và cuốn Đường Mây Qua Xứ Tuyết để khỏi phải thuật lại bài pháp trong ngày Thọ Bát, nhưng sợ các bạn xuống chùa phản đối nên tôi phải vặn đầu vặn óc nhớ lại kể được đoạn nào hay đoạn ấy. Nếu có chỗ nào kể sai bài bản, các bạn cứ việc gọi về chùa Viên Giác mách vốn với thầy Hạnh Sa là xong chuyện ngay.

Thuở ấy trên rặng núi tuyết của ngọn Hy Mã Lạp Sơn của xứ Tây Tạng, có một vị vua trị vì rất anh minh và nhân đức. Nhà vua muốn chấn hưng lại đạo Phật đang trên đà thoái hóa trong đất nước mình. Ông ta quyên góp tiền của ở khắp nơi rồi bí mật sai sứ thần mang số châu báu cùng tịnh tài, sang Ấn Độ thỉnh ngài Alisha một Cao Tăng đạo hạnh đến Tây Tạng hoằng pháp và trùng tu lại chánh pháp. Nhưng ước nguyện của vị vua bị các cận thần ngoại đạo diệt trừ đến tận gốc, họ uy hiếp nhà vua, bắt ông phải thu hồi mệnh lệnh đem số tiền đi thỉnh cao tăng trở về gấp, nếu không sẽ cho vị vua đi chầu tiên đế sớm. Nhà vua là hóa thân của một vị Bồ Tát nên bằng lòng vì đại nghĩa chịu thiệt thân.

Tin chẳng lành này đến tai ngài Alisha, cảm động vì cái chết của vị vua cho đạo pháp, ngài chống gậy trúc trèo đèo vượt suối sang Tây Tạng trùng tu lại Phật pháp cho xứ sở có một vị vua đã dám chết vì ngài. Tôi không dám viết là ngài Alisha có thần thông đã cưỡi mây trắng bay qua Tây Tạng, vì sợ phạm tội nói dối khi mắt mình chưa được nhìn thấy tận nơi.

Từ đấy đất Tây Tạng trở nên Xứ Phật, đệ tử của ngài Alisha có rất nhiều, rồi đến dòng kế tiếp cho đến ngài Krông Pa, tác giả của các bài Kệ nói về Bồ Tát Đạo, đề tài thầy Hạnh Sa định gửi gấm cho các giới tử của chùa Linh Thứu, nhưng thời gian quá eo hẹp Thầy chỉ giảng được mỗi một bài kệ có tám câu. Giới tử như tôi chỉ thu nhận được mỗi một câu, diễn Nôm đại loại như, ta phải xem và đối đãi với chúng sanh như là chư Phật, chư Bồ Tát.

Ôi chao ơi! Đề tài sao mà khó thế, cái con mẹ mặt mày hắc ám, vào chùa cứ vênh vênh cái mặt, trong nhà bếp lại lên giọng chị hai sai bảo mọi người. Cái người ấy ta phải cung kính đối xử như là chư Bồ Tát được sao? Chỉ có Bồ Tát Thường Bất Khinh mới làm nổi điều này, chứ ta thì còn khuya mới làm nổi đấy.

Các bạn ơi! Đừng vội nổi bồ đề gai, lúc chưa tu tập ta mới nghĩ như thế mà thôi, nhưng khi đã thấm nhuần tương chao rồi, ta nhìn ai cũng thấy họ là Bồ Tát, là những vị Phật tương lai sẽ thành, còn ngày nào họ thành Phật xa hay mau tùy theo khả năng tu tập của họ mà thôi. Ta chỉ cần rửa mắt và rửa tâm của ta để thấy được cái tâm Phật của họ là đủ rồi.

Này nhé! Bồ Tát cần Chúng Sanh như cá cần nước, không có Chúng Sanh làm sao có Bồ Tát. Nhạc phải được đổi lời như thế này mới phải: Bồ Tát vắng chúng sanh rồi... đi cứu ai? Do đó đời của các vị Bồ Tát sẽ mất hết ý nghĩa, họ sẽ trở thành Phật, cái khổ ở đây là họ thuộc tuýp người năng động, suốt ngày đi cứu khổ cứu nạn quen rồi, bây giờ không có chúng sanh quấy rầy đâm buồn nản, đi ra đi vào không có chuyện gì làm chịu sao nổi. Chẳng hạn chúng sanh khi buồn họ hay bày trò ăn nhậu, nhảy nhót, yêu đương vớ vẩn để giải sầu cho qua hết tháng ngày. Trái lại hàng Bồ Tát không thể bắt chước chúng sanh, vì có quá nhiều trí tuệ nên hiểu rằng: Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Thấy hết trơn nhân rồi, ai dám đụng đến quả làm gì cho thiệt đến thân.

Qua các nhận định như trên, tôi cảm nghiệm được bài Kệ của ngài Krông Pa là đúng, thầy Hạnh Sa không nói chuyện trên trời dưới biển đâu. Các chị bạn Đạo ngồi bên cạnh cũng gật gù khen đúng, Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ mà lị.

Ấn tượng thứ hai trong buổi Thọ Bát này là màn vấn đáp Phật pháp, buổi tối các giới tử được quyền viết câu hỏi bỏ vào chuông, hay chất vất trực tiếp những câu hỏi sẽ làm điên đầu người bị hỏi. Tuy nhiên lần này cán cân hơi bị lệch về phía bên kia, các thầy có đến 3 vị, gặp câu khó cứ việc đẩy mi-crô sang bên phải hay bên trái, tả xung hữu đột thế nào cũng thoát vòng vây.

Có một giới tử đã hỏi trực tiếp thầy Hạnh Tấn về một đề tài thầy rất thông hiểu, nhờ giảng về Lửa Tam Muội xem lửa này thuộc loại lửa gì, có đủ thần lực để dập tắt ngọn Lửa Tình đang quấy phá hay không? Nhờ khơi trúng mạch nước suối nguồn tươi trẻ của Thầy nên Lửa Ba Em (bản dịch tiếng Nôm) đã được khai triển rất cặn kẽ rõ ràng.

Thầy Quảng Điền đã chỉ dẫn cho các giới tử phương pháp ngồi Thiền, nên tập ngồi theo tư thế kiết già sẽ được nhiều lợi lạc hơn, đỡ bị mỏi chân hay đau lưng.

Sau khi mọi người xả Thiền xong, từng toán rút lui từ từ ra khỏi chánh điện, lo vệ sinh cá nhân rồi tiếp tục Thiền nằm trên giường cho đến khi nghe chuông chùa điểm tiếng công phu. Tôi vì gia duyên còn ràng buộc nên phải ra xe về nhà, trong tiếng dặn với của các bạn đạo, nhớ đến sớm để tụng công phu khuya. Là một giới tử tôi cẩn thận tắt máy radio trong xe để khỏi phạm giới, không được xem trò ca nhạc hay ngủ giường cao. Giường nhà tôi thuộc loại chân thấp kiểu Nhật nên không hề phạm phải giới nào. Buổi sáng phải dậy thật sớm đến chùa cho kịp dự buổi công phu khuya, mới thật gian nan. Nhưng phải ráng thôi, chỉ một ngày một đêm thôi mà cũng không làm được hay sao. May quá! Tôi đến kịp giờ cho buổi công phu.

Các bạn ạ! Cảm giác của tôi khi ngồi trong chánh điện của chùa Linh Thứu, nghe các Thầy tụng kinh Lăng Nghiêm, sao thấy xuất hồn như lạc vào thần lực của những buổi công phu khuya tại chùa Viên Giác với hàng chục chiếc Y Vàng. Hồn như bay bổng trong tiếng kinh tiếng mõ, rồi tiếng trống đệm quyện vào trong những tiếng ngân nga. Tôi khỏi cần tụng theo làm chi cho rớt điệu, cứ lim dim thưởng thức cho sảng khoái khắp toàn thân, cho lời kinh chạy dọc lẫn chạy ngang, thấm vào hồn người giới tử một cách nhẹ nhàng đến an lạc.

Ấn tượng ấy dễ gì có được phải không các bạn, tôi không chịu viết ra chia bớt cho các bạn cùng hưởng chung có phải phí của trời không?

Trước khi xả giới, thầy Hạnh Tấn còn nhắn nhủ và kiểm điểm tác phong tu tập của các giới tử. Căn bệnh thời đại của các giới tử, hễ có dịp xáp lại gần nhau là phải chuyện trò, không cần biết nội dung câu chuyện sẽ dẫn về đâu, bàn về Phật pháp cao siêu hay hỏi thăm sức khỏe của nhau xem đã bị mấy lần trúng gió, đã cạo gió chưa. Thầy hỏi ai là người trong suốt khóa tu, miệng câm như hến không nói đến một nửa lời, xin giơ cao tay. Dĩ nhiên đạo tràng im phăng phắt, không một tiếng cử động, không một câu giỡn đùa. Biết mình hỏi câu quá khó, Thầy giảm tốc độ xuống cho hợp với căn cơ, ai có nói chuyện nhưng chỉ bàn về Phập pháp. Đã hạ trình độ đến thế mà chỉ có một bàn tay bác Tâm Bích dám mạnh dạn đưa lên, còn tất cả vẫn bình chân như vại cho lý tưởng ăn to nói lớn của mình.

Thầy Hạnh Tấn hứa sẽ làm cho xong các bảng hiệu đeo trên cổ áo, phát cho các giới tử thích ồn ào câu, Tôi là người nhiều chuyện. Anh Thiện Bảo giơ tay xin nói cảm nghĩ của mình, cảm thấy rất khó chịu khi một ngày một đêm không được nói câu nào, không quen. Thầy bảo, tất cả chỉ là thói quen, bị đeo bảng tên Tôi là người nhiều chuyện chừng vài lần, quê quá sẽ chuyển thôi.

Nghe tin phong phanh, Thầy Hạnh Tấn yêu quí của chúng ta sắp đi nhập thất, không biết ở nơi nào, các giới tử cứ việc buồn năm phút, hay buồn tàn thu gì cũng được. Riêng tôi lúc thoạt nghe cứ mong đấy là tin “vịt giời“ cho đỡ đau khổ, nhưng sau suy nghĩ lại, cần tôn trọng quyết định của Thầy, chỉ mong sao cho Thầy đạt được vạn sự như ý trong đường tu.

 

                                                   Hoa Lan.

                                                   Mùa Đông 2007.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2022(Xem: 6977)
Trong lúc còn trụ thế, Đức Phật có 10 đệ tử rất xuất sắc. Thuở đó, Phật đã khen mỗi vị giỏi nhất về một lãnh vực, nhưng không đánh giá vị nào đứng nhất, vị nào đứng nhì, ba... trong tăng đoàn. Điều này thật dễ hiểu: đã đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác thì vị nào cũng giỏi cả. Giả sử có dịp ngồi bên nhau, hẳn mười vị A-la-hán này sẽ không bao giờ nhận mình là người giỏi. Thế thì có ai dám nói mình là “người giỏi hơn người”!
28/03/2022(Xem: 9039)
Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ. Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.
25/03/2022(Xem: 4144)
Nhân kỷ niệm Ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và hỗ trợ chư Tăng tu hành nơi xứ Phật đang trong lúc khó khăn, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú chung quanh khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
25/03/2022(Xem: 3023)
Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Thánh Long Thọ Ấn ngữ:pratītyasamutpāda hṛdaya kārikā Tạng ngữ: rten cing 'brel par 'byung ba'i snying po tshig le'ur byas pa
25/03/2022(Xem: 2240)
Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình, bao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý. Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.
25/03/2022(Xem: 2927)
Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
25/03/2022(Xem: 2519)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả, vì ước nguyện thành tựu quả vị hoàn hảo và giác ngộ viên mãn, vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình, rộng lớn như không gian bao la. Hãy điều chỉnh động lực lắng nghe giáo pháp bằng tư tưởng đặc biệt này.
11/03/2022(Xem: 2909)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.
11/03/2022(Xem: 4101)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức. Những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & có ý nghĩa lớn. Học theo gương hạnh của Sujata, chúng con, chúng tôi nguyện làm tất cả việc thiện bằng các điều kiện có thể, nhằm xoa dịu phần nào sự khốn khó của tha nhân trong thời buổi nhiều khó khăn này..
08/03/2022(Xem: 8182)
Qua thông tin của truyền thông đại chúng ( các đài truyền Úc và Vietface tivi) suốt 2 tuần qua tiểu bang New South Wales và Queensland, Úc Châu, đã hứng chịu những cơn mưa như trút nước chưa từng có trong nhiều thập niên qua, từ đó dẫn đến những cơn lũ lụt lớn, khiến cho hàng nghìn người phải sơ tán và nước lũ cũng cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, phá hủy các tuyến đường giao thông giữa 2 tiểu bang miền đông nước Úc này. Riêng tại New South Wales, có hơn 11 vùng hiện bị ngập nước là: Chipping Norton, East Hills, Georges Hall, Holsworhy, Lansvale, Milperra, Moorebank, Warwick Farm, Sandy Point, Pleasure Point, Picnic Point.Trong khi tại tiểu bang Queensland có hơn 18.000 ngôi nhà ở phía đông nam Queensland được cho là đã bị ngập lụt, và gần 60.000 ngôi nhà khác trên toàn khu vực bị mất điện. Tính cho đến giờ này chúng tôi đang viết thư ngỏ này vào 9 giờ sáng 8/3/2022, tiểu bang Queensland có 13 người chết và NSW có 4 người tử vong vì trận lụt kinh hoàng này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567