Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Nguyên Nhân Của Hành Động

19/03/201507:31(Xem: 7069)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động
 
nhan-qua
Những Nguyên Nhân Của Hành Động 
Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Những Nguyên Nhân Của Hành Động
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32]

Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]

Một hành động khi làm với lòng thù hận, sinh ra từ lòng thù hận, gây ra bởi lòng thù hận, phát sinh ra từ lòng thù hận, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó.

Một hành động khi làm với sự si mê, sinh ra từ sự si mê, gây ra bởi sự si mê, phát sinh ra từ sự si mê, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó.

Nầy các Tỳ Kheo, giống như những hạt giống không bị hư hại, không bị hư thối, không bị hư hỏng bởi gió và mặt trời, hạt có khả năng nẩy mầm, khi chúng được gieo trồng đúng đắn vào trong một thửa ruộng tốt, cắm hạt sâu vào một mảnh đất mầu mỡ: và nếu chúng được tưới tẩm đầy đủ bởi mưa gió, những hạt giống nầy sẽ tăng trưởng, cao vụt lên, và phát triển dồi dào.

Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, bất cứ một hành động nào khi làm với lòng tham sân si, sinh ra từ lòng tham sân si, gây ra bởi lòng tham sân si, phát sinh ra từ lòng tham sân si, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó.

Nầy các Tỳ Kheo, đấy là ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động.

Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân khác bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng không tham lam, lòng không thù hận, và sự không si mê (không tham, không sân, không si).

Nếu một hành động khi làm với lòng không tham lam, sinh ra từ lòng không tham lam, gây ra bởi lòng không tham lam, phát sinh ra từ lòng không tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Một hành động khi làm với lòng không thù hận, sinh ra từ lòng không thù hận, gây ra bởi lòng không thù hận, phát sinh ra từ lòng không thù hận, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Một hành động khi làm với sự không si mê, sinh ra từ sự không si mê, gây ra bởi sự không si mê, phát sinh ra từ sự không si mê, một khi lòng tham sân si biến mất thì hành động lúc đó không còn nữa, đã bị cắt bỏ tận gốc rễ, giống như gốc cây cọ trơ trụi không còn ra hoa trái nữa, bởi vì lòng tham sân si đã bị hoàn toàn xóa sạch, nên chúng không thể nào phát sinh ra trong tương lai. [34]

Nầy các Tỳ Kheo, giống như những hạt giống không bị hư hại, không bị hư thối, không bị hư hỏng bởi gió và mặt trời, hạt có khả năng nẩy mầm, và được gieo trồng đúng đắn: nếu người nào đốt những hạt giống nầy thành tro bụi, sau đó để những luồng gió mạnh thổi chúng bay đi, hoặc là để chúng trôi theo giòng suối đang chảy mạnh mẽ, nghĩa là những hạt giống nầy đã bị phá hủy hoàn toàn, hoàn toàn bị loại bỏ, hạt không còn nẩy mầm, và không thể nào phát sinh trong tương lai. [35]

Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, những hành động khi làm với lòng không tham lam, với lòng không thù hận, và với sự không si mê. Một khi lòng tham sân si biến mất thì những hành động lúc đó không còn nữa, đã bị cắt bỏ tận gốc rễ, giống như gốc cây cọ trơ trụi không còn ra hoa trái nữa, bởi vì lòng tham sân si đã bị hoàn toàn xóa sạch, nên chúng không thể nào phát sinh ra trong tương lai.

Nầy các Tỳ Kheo, đấy là ba nguyên nhân khác bắt nguồn của hành động.

32. Lobha, dosa, moha: (tiếng Phạn, nghĩa là tham sân si), tham sân si là "nguồn gốc của sự bất thiện (akusala-mūla). Từ ngữ "lòng tham lam" gồm có mọi mức độ của sự ưa thích, từ những tỳ vết nhỏ của sự dính mắc cho tới hình thức thô thiển của lòng tham lam và sự tự phụ; "lòng thù hận" bao gồm mọi mức độ của sự ác cảm, từ sự vi tế của sự hài hước bệnh hoạn đến hình thức cực đoan của cơn thịnh nộ của bạo lực và sự trả thù; "sự si mê" thì giống y hệt như sự vô minh (avijjā), nhưng lại được nhấn mạnh về tác động tâm lý và đạo đức của nó.

33. Đức Phật ở đây muốn nói đến một quá trình có ba phần trong sự chín muồi của nghiệp. Một nghiệp có thể mang kết quả đến trong đời nầy (diṭṭhadhamma-vedanīya), hoặc trong đời sau (upapajja-vedanīya), hoặc trong bất kỳ đời nào, kế tiếp theo sau đó (aparapariyāya-vedanīya).

34. Các khía cạnh tích cực của ba nguồn gốc thiện lành là: sự không dính mắc (sự từ bỏ, (thí dụ như sự xuất gia), sự buông bỏ), lòng từ bi và trí tuệ. Ở đây, hành động phát sinh từ lòng không tham lam, lòng không thù hận, và sự không si mê không nên được hiểu là một hành động thiện lành bình thường, mà nên hiểu là "nghiệp không tối cũng không sáng, với kết quả không tối cũng không sáng, dẫn đến sự hủy diệt của nghiệp", có nghĩa là, người có ý chí trong sự phát triển Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo). Những hành động trần tục phát sinh từ ba nguồn gốc thiện lành không nên chỉ diễn tả như là "chúng (những hành động thiện lành) không còn phát sinh trong tương lai." Những người có các hành động như vậy, được xem là người làm "nghiệp sáng với kết quả sáng", sẽ mang đến cho họ kết quả tốt đẹp và giúp cho họ được tái sinh vào cõi an lành.

35. Thí dụ nầy được giải thích như sau: những hạt giống ở đây tượng trưng cho các nghiệp thiện và bất thiện. Người đàn ông đốt cháy chúng bằng lửa tượng trưng cho thiền giả. Ngọn lửa tượng trưng cho sự hiểu biết về con đường cao quý. Thời gian khi người đàn ông đốt cháy các hạt giống tương tự như thời gian khi thiền giả đốt bỏ những sự ô nhiễm nương vào con đường hiểu biết. Tương tự như thời gian khi các hạt giống biến thành tro bụi là thời gian gốc của năm uẩn bị cắt tận rễ (tức là trong cuộc đời của vị A La Hán, thời gian kể từ khi ông không còn tham ái). Tương tự như thời gian khi tro đã bị gió thổi bay đi mất, hoặc tro bị dòng suối cuốn đi mất và hạt giống nầy không bao giờ mọc lại, là thời gian khi năm uẩn hoàn toàn ngừng lại (khi vị A La Hán đạt đến Niết Bàn) và không bao giờ còn trở lại luân hồi sinh tử.

Picture-Hình: www.thunderboltkids.co.za
(Causes Of Action, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source: www.bps.lk)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2017(Xem: 10663)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.
20/03/2017(Xem: 8108)
Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
20/03/2017(Xem: 7645)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
20/03/2017(Xem: 6313)
Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
18/03/2017(Xem: 16220)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11399)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
18/03/2017(Xem: 7878)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
15/03/2017(Xem: 15877)
Rõ ràng một người trên 18 tuổi không thể ngồi yên chờ thiên hạ bón thức ăn vào miệng mình. Ai cũng phải đi cày để kiếm sống. Nhưng không gì thảm hơn cảnh suốt đời chỉ biết chạy quanh một vòng tròn: Đi làm để sống và sống để đi làm, một ngày lăn đùng ra lạnh ngắt, cứng đơ, vô duyên như một vở kịch dở ẹt !
09/03/2017(Xem: 10571)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Gia đình Tang quyến Chúng Con Thành Tâm Đảnh Lễ Cảm Tạ: TT Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức TT Thích Nhuận Chơn Trụ Trì Tu Viện Kim Cang ĐĐ Thích Hạnh Phẩm Trụ Trì Tu Viện Từ Ân ĐĐ Thích Tâm Minh Trụ Trì Chùa Hoàng Pháp ĐĐ Thích Chơn Đạt Tịnh Thất Victoria .... ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]