Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo và Địa Lý Phong Thủy

11/03/201505:47(Xem: 11475)
Phật Giáo và Địa Lý Phong Thủy

phong thuy

PHẬT GIÁO VÀ ĐỊA LÝ PHONG THỦY
Tinh Vân Đại Sư
Nguyễn Phước Tâm dịch
 

Đối với vạn vật trong cõi nhân gian, Phật giáo đều có sự quan sát thấu đáo, hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân có nhân lý, vật có vật lý, tình có tình lý, tâm có tâm lý. Trên thế gian bất kỳ sự vật gì cũng có cái “lý” riêng biệt của nó, địa lý phong thủy tất nhiên cũng có “nguyên lý” của nó. 

 

Địa lý là dựa vào địa hình và phương vị thiên thể mà sinh ra tầm ảnh hưởng đối với con người, đây là thường thức của tự nhiên; thuận với lẽ tự nhiên có thể thu được thời cơ thuận lợi, đạt được địa thế cực tốt của non sông; trái với tự nhiên, sẽ có kết quả ngược lại.

Mưu cầu cuộc sống bình an, mong mỏi xa lìa những muộn phiền âu lo, xưa nay đều như vậy. Nhưng mà, thái độ của người bình thường, đối với các sự vật không hiểu, không biết, không thể nhìn thấy, thường mù quáng mò mẫm suy đoán chủ quan, gán ghép méo mó, thậm chí mê hoặc tin nó, vì vậy dễ dàng bị mê tín thần quyền điều khiển, khống chế. Người Trung Quốc từ xưa đến nay tin tưởng một cách tuyệt đối vào thuyết “địa lý phong thủy có thể ảnh hưởng tới phúc họa của một đời người”, là một ví dụ.

Địa lý phong thủy cố nhiên có nguyên lý của nó, song không phải là chân lý rốt ráo. Đứng ở góc độ của thuyết Nghiệp lực và thuyết Nhân quả trong giáo lý của Đức Phật để xem xét, ta thấy rằng lành dữ họa phúc, đều là do nghiệp nhân thiện ác của kiếp quá khứ tạo thành quả báo của đời nay, vốn không phải chịu tác động chi phối hay thao túng của phong thủy địa lý. 

 

Hơn nữa, dưới cái nhìn thời-không của Phật giáo, người học Phật biết rằng hư không vốn không có phương vị tuyệt đối, ví như hai người là A và B ngồi đối diện nhau, bên phải của A là bên trái của B, phía trước của B là phía sau của A, trong thời-không vô biên, không ranh giới, sinh mệnh thật sự của chúng ta là đang ở khắp mọi nơi, không chỗ nào không có mặt, làm gì có chuyện phân chia phương vị thời-không? 

 

Khi một người có thể giác ngộ để thể chứng được bản lai diện mục của chính mình, thì bản thể tự tâm liền biến khắp hư không, tràn ngập pháp giới, ngang khắp mười phương, dọc cùng ba đời, dung hòa thành nhất thể với thời-không vô hạn, vì vậy phương vị không ở chỗ khác, mà là ở ngay trong tâm của mỗi chúng ta.

Thời đại Đức Phật, trong Bà-la-môn-giáo thuộc xứ Ấn Độ, có thuyết “sáng sớm tắm rửa, kính lễ sáu phương, có thể tăng thêm tuổi thọ và của cải”. Lúc bấy giờ, Thiện Sanh – con của một vị trưởng giả ở thành Vương Xá, mỗi sáng sớm sau khi tắm rửa xong, liền y vào pháp của Bà-la-môn hướng về sáu phương lễ bái. Đức Phật nói với ông ta rằng: Sáu phương (đông, nam, tây, bắc, thượng, và hạ) có thể phối hợp với cha mẹ, thầy cô, vợ chồng, gia tộc, đầy tớ, Sa môn (Srmaṇa) Bà- la-môn…; tiếp đó, Ngài thuyết về năm pháp cung kính mà mỗi một con người tùy theo phương vị của mình đều phải tuân giữ khi đối xử với người khác tùy theo phương vị của họ, điều đã được nêu trong kinh Thiện Sanh. 

 

Đức Phật mượn năm việc này hướng dẫn cho tín chúng cách giao tiếp, ứng xử đúng với đạo đức luân lý gia đình; đồng thời qua đấy cho biết phong thủy, địa lý cần phải xây dựng trên luân lý, thế lý, pháp lý, và cả tâm lý; chỉ cần chúng ta thành tâm, cõi lòng thanh thản, thì “mỗi ngày đều là ngày đẹp, khắp nơi đều là nơi đẹp”, cho dù đi khắp thiên hạ, đều là địa lợi nhân hòa, lương thần cát nhật (ưu thế về địa lý được lòng người, ngày lành tháng tốt), bởi vì tất cả phước điền đều không rời xa tâm địa.

Phật giáo là một tôn giáo trí tín, tất cả giáo lý Phật giáo như Nghiệp lực, Nhân quả, Tam pháp ấn, Tứ diệu đế, Bát thánh đạo, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, đều có mục đích chung là nhằm khai mở trí tuệ của chúng sinh, giúp đỡ chúng sinh nhận thức đúng bản chất của thực tướng nhân sinh, từ đó đi đến giải quyết các phiền não khổ đau, đạt được giải thoát tự tại, sao có thể mê tín dị đoan địa lý phong thủy, chỉ tăng thêm phiền não, vọng niệm và si mê mà thôi.

Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa. “Coi tướng lành dữ” chính là một trong “ngũ tà mệnh” (năm cách kiếm sống không chính đáng), người con Phật nên lấy đó làm lời cảnh tỉnh, nhắc nhở cho chính bản thân mình. 

 

Phật giáo không cho rằng phong thủy địa lý, hiện tượng thiên văn giờ ngày là có liên quan với điềm lành dữ của con người; nếu những người con Phật lấy điều này để duy trì mạng sống, cầu miếng cơm manh áo, thì đã rơi vào những điều cấm trong giới luật của Phật giáo, bởi vì đây không phải là chánh nghiệp, cũng chẳng phải là chánh mạng.

Phật giáo cho rằng “mọi người đều có Phật tính”, chính là muốn chúng ta nhận thức chính mình, khẳng định chính mình, và tin tưởng vào chính mình, từ đây làm chủ nhân của chính mình. Vì thế, chỗ tốt lớn nhất trong việc học Phật, chính là làm cho chúng ta vượt thoát ra ngoài sự mê tín dị đoan thần quyền, không chịu sự chi phối của địa lý phong thủy, trả lại cho chính mình một đời sống tự do tự chủ.

Điều mà thầy phong thủy Trung Quốc nghĩ rằng địa lý tốt nhất phải là “phía trước có chim Chu tước, phía sau có chim Huyền vũ, bên trái có rồng cuộn, bên phải có hổ chầu” (tiền Chu tước, hậu Huyền vũ, tả long bàn, hữu hổ cứ), thực ra chính là “trước có phong cảnh, sau có núi cao, bên trái có dòng sông, bên phải có thông lộ”. Lấy điều kiện sinh hoạt tốt nhất trong môi trường sống hiện đại mà nói, có thể tóm tắt bốn điểm sau đây:

Phải có hệ thống thông gió, xung quanh bốn hướng, thông thoáng không bị cản trở;


Phải có ánh sáng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, ấm áp, sạch sẽ;


Phải có khoảng trống để ngắm nhìn, mênh mông bát ngát, cõi lòng siêu thoát;


Phải có thông lộ, ra vào dễ dàng, ta người đều thấy tiện lợi.

Nói tóm, chỉ cần có thể tiện lợi cho sinh hoạt, trong cõi lòng vui vẻ thoải mái, đấy chính là địa lý phong thủy tuyệt vời nhất.

Phật giáo cho rằng bên ngoài nếu có được địa lý môi trường chung quanh tốt đẹp, cố nhiên là điều rất tốt  lành, nhưng quan trọng hơn cả là nội tâm cũng phải có địa lý phong thủy tốt đẹp. Nghĩa là nội tâm bên trong có: thông gió tốt – dòng suy nghĩ thông suốt; ánh nắng tốt – nhiệt tâm cởi mở; tầm nhìn tốt – nhìn về tương lai; con đường tốt – Bồ đề chánh đạo, đây chính là “long huyệt” tốt đẹp nhất, cao vời nhất của nội tâm bên trong. 

Nguồn: Phật giáo và thế tục, in trong bộ sách Phật học giáo khoa thư của Đại sư Tinh Vân, NXB. Từ Thư Thượng Hải, năm 2008, trang 83- 86.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2012(Xem: 12474)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
27/07/2012(Xem: 7479)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
25/07/2012(Xem: 6952)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 24 được tổ chức vào ngày 26.07 đến ngày 05.08.2012... HT Thích Minh Tâm
25/07/2012(Xem: 7516)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
25/07/2012(Xem: 4579)
1-Chúng ta hãy đem yêu thương vào nơi oán thù để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc. 2-Chúng ta hãy đem tha thứ vào nơi lăng nhục để mọi oan khiên được dứt sạch theo thời gian. 3-Chúng ta đem tình thương vào nơi tranh chấp để hóa giải mọi xung đột hiềm khích phải quấy, tốt xấu, đúng sai trở thành hòa hợp. 4-Chúng ta đem ánh sánh chân lý trí tuệ từ bi vào nơi tăm tối u mê, lầm lỗi để chuyển hóa thành trong sáng hiện thực. 5-Chúng ta đem an ủi sẻ chia giúp đỡ vào nơi không có tình yêu thương chân thật để được bao dung và độ lượng. 6-Khi chúng ta biết tha thứ mọi lỗi lầm của người khác, tự nghiêm khắc với chính mình và ta chịu thiệt thòi một chút thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
24/07/2012(Xem: 8954)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
23/07/2012(Xem: 5617)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm nay được tổ chức tại Chùa Bát Nhã - Văn Phòng Của GHPGVNTNHK, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí phát tâm bảo trợ. Cũng như những năm trước, đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập về trường hạ An Cư tạo thành quang cảnh nhộn nhịp như đàn chim khắp bốn phương bay về tổ ấm. Người mang xách, kẻ kéo vali quay quần bên nhau thăm hỏi, vui mừng như ngày hội. Từ Ôn Thiền Chủ, Ban Chức Sự trường hạ cho đến quí Thầy Cô, Sa Di khu ô đuổi quạ, đều hiện rõ nét mặt vui tươi, hân hoan, chào đón bằng ánh mắt niềm nở, nụ cười tự nhiên, thanh thản. Nhiều chiếc xe đổ người trước cổng tam quan, ai cũng nhìn thấy câu biển ngữ nền vàng chữ đỏ...
22/07/2012(Xem: 4754)
1-Người Phật tử chân chính luôn cung kính tưởng nhớ Phật, luôn thương yêu kính mến ông bà cha mẹ, vui vẻ thuận thảo với anh chị em và hay giúp người cứu vật. 2-Khi ta oán giận một ai đó, giống như mình đang ghim từng mũi kim vào thân này. Hãy học cách khoang dung và độ lượng để tâm ta được an tịnh trong từng phút giây.
20/07/2012(Xem: 10176)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
13/07/2012(Xem: 7220)
TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG giải thoát và giác ngộ, chúng ta cần gặp một vị đạo sư chân chính đầy đủ phẩm chất. Để tìm thấy một người như vậy, đầu tiên ta cần hiểu các đặc điểm tiêu biểu của một con người như vậy. Khi chúng ta đến trường, chúng ta cần một người giáo viên tốt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567