Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế giới ảo

06/03/201512:43(Xem: 7929)
Thế giới ảo


the gioi ao

THẾ GIỚI ẢO

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt. Đêm đến, trời trong mây tịnh, vườn sau đón ngập ánh trăng, tạo một không gian huyền ảo lung linh.

Đã không có những ngày xuân rực nắng, không có những đêm xuân ấm cúng tiếng đàn câu ca và những chung trà bằng hữu; nhưng chân tình của kẻ gần người xa, vẫn luôn tỏa sự nồng nàn, tha thiết. Cái gì thực thì còn mãi với thời gian thăm thẳm, vượt khỏi những cách ngăn của không gian vời vợi.

 

Nhân loại ngày nay đang tiến, và còn tiến xa hơn, trong công nghệ thông tin điện tử, thế giới mạng, không gian mạng. Kỹ thuật hiện đại như trao cho mỗi cá nhân phép thần thông biến hóa để giao tiếp, liên lạc, tìm và thấy nhau qua cầu nối có dây (internet), cầu nối không dây (wifi), trên màn ảnh lớn, màn ảnh nhỏ, nơi bàn làm việc, và ngay cả trên bàn tay nhỏ bé. Nhưng thần thông cách nào thì thế giới mà họ đang đắm mình, tiêu phí gần hết thời gian của mình vào đó, vẫn được xem như là thế giới ảo (the virtual world), không gian ảo (the virtual landscape, cyberspace).

Ảo ở đây không có nghĩa là không có, mà là có trong ý nghĩa không thực, không hiện hữu như thực tế (fact, reality). Biết là ảo, nhưng người ta không thể phủ nhận nó; trái lại, đối với một số người, đó là cả đời sống thực của họ, không thể thiếu vắng mỗi ngày. Hậu quả là có những nhân vật ảo, công ty ảo, hàng hóa ảo, tiền bạc ảo, trò chơi ảo, tình yêu ảo… tạo thêm khổ đau, khủng hoảng, bất an cho cuộc đời và những con người đang tìm kiếm hạnh phúc. Các nhà giáo dục luôn cảnh giác tuổi trẻ (mà cũng ngầm nhắc luôn cho những người lớn ham vui), chớ đắm mình trong thế giới ảo mà hãy trở về với thực tế đời sống—tức là phải đủ can đảm và nghị lực để rời khỏi máy vi tính, máy chơi game, điện thoại cầm tay… Nhưng theo khảo sát của các nhà tâm lý, đa phần những người nghiện “thế giới ảo” đều không có hạnh phúc, hoặc có nhiều khúc mắc trong đời sống thực—những người này tìm quên trong thế giới ảo, hy vọng có thể khỏa lấp sự bất toàn của cuộc sống hoặc biết đâu, may mắn tìm ra một nhân dáng hay sự việc ảo (mà cũng là người thật, việc thật) cho đời mình.

Suy cho cùng, dù có ra khỏi thế giới ảo, trở về với đời sống gọi là “thật” đi nữa, chưa hẳn là con người có thể tìm thấy hạnh phúc, an lạc cho đời mình. Bởi vì, hãy tự hỏi đời sống “thật” này có thực sự là “thật” không. Nếu là thật thì phải còn mãi trong không gian, thời gian. Thực tế cho thấy không có gì, từ vật chất đến tinh thần, có thể giữ nguyên vẹn tính nguyên thủy của nó. Những lâu đài, tượng đài nguy nga kiên cố có thể tan thành tro bụi trong vài phút; những ngai vàng, các chế độ, các tổ chức và đảng phái được cho là bền vững, trường trị muôn năm, có thể bị lật đổ bởi các cuộc cách mạng, canh tân; và tình yêu, dù là tình yêu chân thật, keo sơn, thủy chung nhất, cũng phải có lúc dẫn đến chia lìa khổ đau.

Thực tế cũng cho thấy, ngay trong đời sống thực, chúng ta lại luôn sống trong ảo tưởng, quá nhiều ảo tưởng. Từ người ít học đến hàng trí thức, từ kẻ vô danh đến kẻ nổi danh, từ hàng thuộc cấp để kẻ lãnh đạo… từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ văn học đến chính trị, xã hội, tôn giáo… đều dễ vướng cái bệnh ảo tưởng, hoang tưởng—được vài tiếng khen đã cho mình là thiên tài, trung tâm vũ trụ; được người khác bầu chọn (hoặc ép họ bầu chọn, hoặc tự mình bầu chọn mình) đã cho mình là trên hết, nổi trội hơn hết. Tự cao tự mãn, say đắm trong ảo tưởng về sự vĩ đại của bản ngã, thì sẽ không bao giờ thấy được thực tánh, thực chất của con người và cuộc đời.

Theo kinh nghiệm và tuệ giác của những bậc minh triết để lại, muốn tìm ra sự thực, chân lý, trước hết phải nhận thức đúng đắn về cái ảo, cái không thực. Phải “giải ảo” thì may ra mới thấy được cái Chân. Một khi cái Chân xuất hiện, mọi điều tốt (Thiện) và đẹp (Mỹ) mới thực sự có mặt, trong cuộc sống toàn diện, cũng như trong văn học nghệ thuật. Và điều mà tất cả chúng ta có thể áp dụng là hãy sống rất thực, rất chân tình, như là bước khởi đầu để thoát khỏi thế giới ảo và các ảo tưởng.

 

Dù thế nào, hai vầng nhật nguyệt vẫn luôn lơ lửng trên bầu trời ngày đêm. Có hay không nền công nghệ thông tin hiện đại, có hay không thế giới ảo và không gian ảo, thì trời và trăng vẫn thế, vẫn tỏa sáng từ vạn cổ.

Dưới ánh trăng xuân, chiêm nghiệm trần gian ảo hóa: Như giấc chiêm bao của người mỏi mệt, như trò huyễn mị của ảo thuật gia, như bọt nước lao xao bờ sông mé biển, như ảo ảnh xuất hiện trên sa mạc bỏng cháy khô khan, như sương mai đọng trên đầu ngọn cỏ, như ánh chớp xuyên qua trời đêm mịt mùng… (*) Thế giới ảo không có gì xấu xa, tội lỗi. Nó huyền diệu và đẹp như thơ, nếu được lặng nhìn và lắng nghe như là chính nó.

 

 

___________________

 

(*) Ý kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật.



frontpagenew 40

Ý kiến bạn đọc
06/03/201513:15
Khách
Ảo

Băng đèo trèo dốc vượt sông
Đuổi theo ảo vọng tang bồng vinh hoa
Triêu dương mắt rọi Ta Bà
Bần thần liễu ngộ chỉ ta mắt mù
Lao đao tất bật phập phù
Bọt bèo bong bóng vẫy từ tương lai
Tung tăng đắc thắng đường dài
Dừng chân thở giốc: bi hài vọng mê...
Đường tình lặn lội tái tê
Sướng vui, hờn dỗi, khen chê, đau buồn
Nồng nàn, lạnh nhạt, chán chường
Mới hay nghiệp dĩ cõi luân hồi đầy
Ảo tình ảo ảnh đắm say
Một đêm quán tịnh sáng ngày xốn tim

Ừ thì tôi đã gặp em
Yêu nhau một kiếp cho thêm nợ trần
Đôi khi thấy ảo cũng cần
Đời là ảo mộng hay chăng do mình
Biết là ảo cứ lặng thinh
Hòa cùng trời đất chúng mình yêu nhau...

Tâm Không- Vĩnh Hữu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2014(Xem: 15847)
Bộ kinh in khổ đẹp, trình bày trang nhã với bìa sách đỉnh đạc rất giá trị, do Thượng Tọa Thích Nhật Từ biên soạn, phiên dịch, sắp xếp 63 bài kinh quan trọng theo 5 nhóm chủ đề: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và kinh điển Bắc truyền.
11/02/2014(Xem: 8042)
..giữa những người rộn ràng, ta sống không rộn ràng...
11/02/2014(Xem: 11050)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 14300)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
11/02/2014(Xem: 10450)
Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người đều háo hức lên chùa dâng lễ cầu an, ước nguyện mọi chuyện tốt đẹp đến với mình, với gia đình và với mọi người thân; mong sao những khổ đau, nghiệp chướng, báo chướng, tội chướng…
10/02/2014(Xem: 8818)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng nếu có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại. Nếu ta để một ngày trôi qua lãng phí thì ta làm mất đi một ngàn ngày khác.
10/02/2014(Xem: 11447)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản, sâu xa hơn nữa còn có vô số vấn đề trong tình cảm. Thất tình lục dục ví như những cục nam châm khi gặp sắt; cũng vậy, tâm luyến ái lúc nào cũng muốn hút con người ta vào vòng lẩn quẩn, dính mắc của sự yêu thương và ghét bỏ.
10/02/2014(Xem: 6682)
Ngày mới tu tập tôi thấy mình giỏi quá, thông minh quá, cái gì mình cũng đúng còn mọi người đều sai. Tu thêm một thời gian nữa tôi mới phát hiện ra mình có lúc đúng lúc sai và mọi người khác cũng vậy. Nay tu thêm nữa rồi mới thật sự ngộ ra rằng, mọi
10/02/2014(Xem: 22683)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
10/02/2014(Xem: 11865)
Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]