Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiếu Lâm Tự vận động duy trì phát triển truyền thống Cháo Bát Lạp Kỷ niệm ngày đức Thích Ca thành đạo

30/01/201520:20(Xem: 9863)
Thiếu Lâm Tự vận động duy trì phát triển truyền thống Cháo Bát Lạp Kỷ niệm ngày đức Thích Ca thành đạo

blank
Trung Quốc: Trụ trì Thiếu Lâm Tự vận động duy trì phát triển truyền thống Cháo Bát Lạp Kỷ niệm ngày đức Thích Ca thành đạo

 

Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này.

Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.

09 giờ trước cửa Thiếu Lâm Tự chính thức chuẩn bị cho các bếp ăn phục vụ công cộng, toàn thể chư Tăng và Phật tử nhịp nhàng từng khâu được phân công mang Cháo Bát Lạp đến các bếp ăn, đã được Hòa thượng Trụ trì Thiếu Lâm Tự bố trí khắp nơi, phục vụ cho công  chúng .

Hòa thượng Thích Vĩnh Tín trả lời phóng viên rằng: “Thiếu Lâm Tự đã khôi phục truyền thống Cháo Bát Lạp, và đã trãi qua hoạt động liên tục bảy năm, chủ yếu tạo phúc duyên cho tín chúng, đem lại phúc đức cho bách tính. Lịch sử Thiếu Lâm Tự đã cùng thăng trầm cùng dân tộc hơn một nghìn năm, Thiếu Lâm Tự đã gìn giữ và phát huy giá trị của truyền thống Cháo Bát Lạp, và kỷ thuật độc đáo trong chế biến vẫn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, kế tục truyền thừa hàng nghìn năm, đây là Di sản thiên niên kỷ. Cháo Bát Lạp Thiếu Lâm Tự là một thứ di sản văn hóa phi vật thể, truyền thống tốt đẹp này cần phải phát triển mạnh hơn nữa, góp phần tăng đậm nét bản sắc văn hóa tâm linh dân tộc.

Người dân Trung Quốc xem đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng, vào ngày này dân khắp nơi đều đến các Tự viện Phật giáo, Kính mừng kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, ăn Cháo Bát Lạp, cầu nguyện được sức khỏe và hạnh phúc, một di sản văn hóa lịch sử rất sâu sắc, hy vọng ngày này có thể trở thành một ngày Lễ hội truyền thống cấp Quốc gia trong tương lai”.

10 giờ, Thiếu Lâm Tự đã hoàn thành tất cả cho 20 nghìn Cơ sở, 12 điểm phân phát Cháo Bát Lạp tại Thành phố Trịnh Châu, sự kiện tổ chức được thập phần viên mãn.

 

(Báo Đại Hà-Ký giả: Chu Kim Trung-Ảnh: Lý Khang) 




























Trung Quốc:

Thiện nguyện 300.000 hộp cháo Lạp Bát nhân ngày đức Phật thành đạo


Hôm thứ Ba, ngày 01/12/Giáp Ngọ (20/01/2015) Cổ sát Linh Ẩn tự, Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc tổ chức từ thiện 300.000 hộp cháo Lạp Bát. Quý phật tử mặc đồ trắng, mũ trắng cùng chư tăng bổn tự hoàn thiện việc múc cháo Lạp Bát vào các hộp, đậy nắp lại.

Nữ cư sĩ phật tử mặc quần áo màu trắng, đội mũ trắng bưng khay sắp xếp cháo vào các kệ tủ. Cô nói rằng: “Hôm nay là ngày mồng 01/12/Giáp Ngọ, cô dâng các bát cháo Lạp Bát cúng chư Phật Bồ tát, thứ đến dâng cúng Thiên Vương điện...
Trầm cư sĩ cả hai tay cung kính bưng từng bát cháo Lạp Bát lên các điện Thiên Vương, Vi Đà Thiên Hộ pháp Bồ tát, Đại hùng Bảo điện, Quan Âm điện, Tế Công điện . . . Linh Ẩn tự mỗi bàn thờ đều dâng cháo Lạp Bát, đảnh lễ cúng dường xong đem phân phát cho các nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi.
 
 
Cháo Lạp Bát Linh Ẩn tự, đa số phật tử và người dân Hàng Châu ưa thích, trong đó có các tài liệu chế biến đặc biệt không thể tách rời. 

Pháp sư Thánh Mẫn, phụ trách Trai đường Linh Ẩn tự giới thiệu ý nghĩa cháo Lạp Bát như sau: “Ngày nay món cháo Bát Bảo chúng ta thường ăn được bắt nguồn từ “Cháo Lạp Bát”. Theo truyền thuyết, đức phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia tu hành, đó đây khắp bốn phương tham vấn học đạo. Một hôm, vì đói và mệt đức Phật Thích Ca bị ngất xỉu trên đường, được một cô gái nhà nông phát hiện, cô bèn chạy về nhà tìm một ít đồ ăn.
 
 
Nhưng nhà cô rất nghèo, cơm chẳng đủ ăn, áo không đủ mặc. Nguồn lương thực do gia đình tự trồng cấy cũng đã ăn gần hết, trong nhà chỉ còn lại một ít các loại hạt ngũ cốc. Cô gái xưa nay vốn hay giúp đỡ mọi người, cô bèn gom một chút lương thực còn sót lại cùng với những loại ngũ cốc do gia đình cô trồng được đem nấu thành một bát cháo mang đến cho đức Phật ăn. Sau khi ăn xong bát cháo thơm ngon, đức Phật nhanh chóng tỉnh lại, Ngài đến con sông gần đó tắm rửa rồi ngồi lại tĩnh tâm dưới gốc cây Bồ đề, cuối cùng vào ngày mùng 8 tháng Chạp Âm lịch năm ấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác (quả Phật).

Từ đó vào ngày mùng 8 tháng Chạp hàng năm, các tăng ni phật tử đều dâng cháo cúng Phật. Bởi vậy, “Cháo Lạp Bát” còn được gọi là “Cháo nhà Phật”. Mỗi năm cứ đến ngày này, chư tăng, ni, phật tử trong các tự viện Phật giáo đều dùng các thực phẩm chay nấu thành cháo, dâng lên đức Phật, sau khi cúng Phật đem chia cho những người nghèo ăn. Sau này, “cháo Lạp Bát” được lưu truyền rộng rãi, trở thành một tập tục đẹp trong dân gian. “Cháo Lạp Bát” cũng trở thành một món ăn mang đậm những nét đẹp dân gian, có ý nghĩa mang lại một năm được mùa, thu hoạch thành công trong năm cũ cũng như đem lại sự cát tường như ý, mưa thuận gió hòa cho năm mới”.

Thích Vân Phong
 
***
chao lap bat2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2016(Xem: 11386)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 10716)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
29/07/2016(Xem: 6246)
“Viễn-ly chư vọng-nghiệp, Viên-thành vô-thượng đạo.” Thật ra bảo rằng tin tưởng mình cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới: "Viễn ly chư vọng nghiệp, Viên thành vô thượng đạo" là hoàn toàn chưa chính xác. Mình tin tưởng cố gắng nghĩa là mình vẫn chưa cố gắng và chưa đủ đức tin tưởng. Vả lại, "Nguyện thử diệu hương vân"... không là mây lành thơm ngát vi diệu mà là giới đức tự tánh vốn đã là diệu hương, Phật dạy:
28/07/2016(Xem: 23178)
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
23/07/2016(Xem: 8968)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân.
20/07/2016(Xem: 7539)
Tôi đi châu Âu chuyến này và nằm trong tâm chấn 3 câu chuyện rất bất an của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Đó là cuộc khủng bố ở sân bay Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là tại thành phố Nice miền nam nước Pháp và mới đây là đảo chính bất thành lại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có thật sự nằm trong lửa, thật sự có mặt ở đây, bạn mới có cảm nhận của sự bất an trong người dân và xã hội, những lo lắng hiện ra xung quanh. Chính mình có mặt ở nơi đây, bạn mới nghĩ đến bình an cho chính mình và đến bình an cho cả thế giới. Có trải nghiệm thật, bạn sẽ tự giác ngộ và biết mình nên và có thể làm gì.
19/07/2016(Xem: 11474)
Ông ra đi đã để lại một nỗi niềm xúc động trong trái tim tôi bởi vì nếu không có Ông, con trai tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời nên làm sao chúng tôi không khỏi bàng hoàng đau đớn khi hay tin Ông đã lìa cõi trần!
18/07/2016(Xem: 8688)
Ăn chay ở đây có nghĩa là không ăn thịt, không ăn cá, không giết hại chúng sinh quanh ta để làm thực phẩm nuôi dưỡng thân ta. Mặn hiểu ở đây không có nghĩa mặn lạt.
16/07/2016(Xem: 12926)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
16/07/2016(Xem: 7453)
Như bạn biết đấy, bắt đầu bất cứ khóa thiền nào cũng là phần orientation mà tiếng Việt gọi là hướng dẫn tổng quát. Ở đó ban tổ chức hướng dẫn cho chúng ta cần phải làm gì trong cả khóa thiền cũng như mỗi ngày. Phần quan trọng nhất và không thế thiếu được là cách hành thiền như thế nào. Khóa thiền của chúng tôi đang diễn ra cũng như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]