Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự tắm rửa trong Chánh Pháp

25/12/201405:05(Xem: 7891)
Sự tắm rửa trong Chánh Pháp

Hoa Cuc Chau Phi (17)


SỰ TẮM RỬA TRONG CHÁNH PHÁP

 

Những ai hành trì pháp

Theo chánh pháp khéo dạy

sẽ đến bờ bên kia

Vuợt ma lực khó thoát.

PC.86.

 

Đạo Phật là con đuờng giác ngộ, nhận biết rõ đích thực bản chất của mọi sự vật hiện tuợng nơi cuộc sống quanh ta, và chính ta để chuyển tiếp tịnh hóa thân tâm, mà đuợc hiện tại lạc trú ngay đây và bây giờ. Thế nhưng, sự thênh thang và lạc lỏng mãi miết xuôi theo dòng cảm thức trộn lẫn bởi bao cuồng nộ và mê lầm, nên sự tìm kiếm lại càng vô vọng, che ngăn trên đuờng trở về bổn xứ.

 

Sự che chuớng ngăn ngại ấy, chính do nhiều thời gian tích tập bởi những điều xấu ác, nó làm ra cái lồng vô hình giam hảm, hành phạt chúng ta trong quá trình ngược xuôi của từng khoảnh khắc, từng chập thời gian, và từng kiếp đời sanh tử. Tuy nhiên sự diệu dụng để đuợc chuyển hóa hay tịnh hóa thân tâm không vì vậy mà làm cản trở sự tiến bộ hướng thượng của lộ trình tâm, nếu như ta có năng lực nương tựa, biết tàm quý, có pháp hành trì để đối trị, và sự quyết định trong niềm tịnh tín đối với Tam Bảo.

 

Nhìn chung chung hiện nay, Giáo lý Đạo Phật đuợc giới thiệu rộng rãi vào nhân gian, có mặt qua từng vận hành và tốc độ phát triển của xã hội con người ngày hôm nay, như: Văn hóa, mỹ thuật tranh ảnh, kiến trúc, truyền thông.v.v… Đông cũng như Tây.

 

Về mặt cơ sở vật chất trong cũng như ngoài nước, không ai bảo ai, gần như rầm rộ thi nhau thực hiện những mô hình tổng thể đồ sộ, những trưng bày không kém phần lộng lẫy vương giả, xem như thời kỳ phát triển cơ sở hạ tầng, đưa hình ảnh đạo Phật vào đời là điều không thể thiếu, những tưởng sẽ trở thành những thắng cảnh gọi là “du lịch tâm linh” gì đó, hay để có đuợc những kỳ tích ở ngàn năm sau.

 

Thứ nữa, về mặt giáo lý cũng như các Tông phái Phật giáo đã đuợc Đức Phật, và chư tôn Thiền Tổ xiễng dương từ ngàn xưa, đã trở thành một đạo lộ tu tập duy nhất, đó là Giới-Định-Tuệ, hay nói rộng ra là 37 phẩm trợ đạo và những pháp cơ bản khác, để đuợc đắc nhập Thánh quả, thành tựu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, mục đích đưa đến chấm dứt đau khổ, vượt thoát tử sanh, tịch tịnh Niết bàn. Nếu nói đến sức mạnh, thì đây mới thật là sức mạnh của Đạo Phật.

 

Thế nhưng, từ hơn thập niên truớc đây, điều đã có xảy ra là sự thổi lồng vào bao phương thức tín ngưỡng, cầu vọng, van xin, để chiêu cảm lòng tin từ hằng triệu tâm hồn luân lạc giữa bao chất liệu cuộc đời tục lụy, để bám bíu, để giữ lấy trong bàn tay, để hóa trang ý tưởng thời cuộc, để thụ hưởng những lạc thú thấp kém thường tình một khi đối diện trước quy luật vô thường, khổ, vô ngã. Mặc dù trong những hành giả ấy tưởng chừng thế giới cực lạc hay cõi tịnh độ bình đẳng vô tranh, với vô luợng công đức, với vô lượng hào quang và tuổi thọ… đang ở truớc mặt, mà họ chỉ cần bước những bước chân suông suồng là vào đuợc, là đến đuợc.

 

Đức Phật có lần hỏi khi đến trú xứ của Bà la môn Sagarava, là nhà “Tịnh Thủy hành” tại thành Savatthi (Xá Vệ) như sau : “… có đúng vậy không, nầy Bà la môn ? với mục đích gì mà ông tin tưởng… ?”

 

Được trả lời : “ Với mục đích rửa sạch hắc nghiệp, tin tưởng vào nước thanh tịnh, nên sáng chiều xuống nuớc… Nếu ban ngày tôi làm ác nghiệp, thì chiều tôi xuống tắm để gội sạch ác nghiệp ấy, buổi tối tôi làm ác nghiệp gì, thì buổi sáng hôm sau tôi xuống tắm để gội sách ác nghiệp ấy. Đó là mục đích của tôi là như vậy !”

                                                                                                Kinh Tương ưng, 1, 182.

 

Với dòng tâm thức chấp vào cái biết, bám níu và thực hiện pháp hành như thế, chính là một trong những nguyên nhân đưa đến tái sanh và khổ đau. Mọi hành động ác quấy do mình tạo ra lại đuợc sự dung túng bởi ý tuởng tà tin tà niệm tà tư duy như thế, nó không thể vô hiệu đạo lý nhân quả mà đức Phật hay chư Thánh đức đã trình bày.

 

Do đó, sau khi nghe Bàlamôn Sagarava trình bày trên, Đức Phật nói lên lời kệ, nhằm chuyển hóa tâm thức người Bàlamôn nầy như sau :

 

“Chánh pháp là ao hồ

Giới là bến nước tắm

Không cấu uế, trong sạch

Được thiện nhân tán thán.

Là chỗ bậc có trí

Thường tắm trừ uế tạp

Khi tay chân trong sạch

Họ qua bờ bên kia” 

Kinh Tương Ưng I, 182.

 

Chúng ta luôn kiên định với một niềm tin rằng : chánh pháp của chư Phật luôn tồn tại giữa muôn sự biến ảo vô cùng của dòng nghiệp chuyển lên hay xuống của con người trong thế gian, cho dù dưới bao vận hành của một cơ chế xã hội nào trên hành tinh nầy. Đồng thời, qua mọi hình thức phát sinh tha hóa, uể oải của những hành sự, cho dù đó là một đơn vị, hay nhân danh nào đi nữa, nếu không phù hợp với tinh thần “tuỳ duyên bất biến” thì coi như cái bóng đen loạn choạn, rồi cũng phải đi qua, tàn phai và tắt mất. Bởi vì, sự truyền thừa tiếp nối dòng mạch mạng của Đạo Phật chính là sự “ấn tâm truyền tâm”, sự ấn truyền tâm ấy từ pháp mầu của Diệu hạnh, Chánh hạnh, Như lý hạnh, và Trực hạnh, mắt Phật sinh nơi tâm nầy “nhứt điểm tâm đăng Phật nhãn sinh…”, vượt thoát mọi cơ cấu hình thức, tổ chức, danh phận.v.v… của thế gian.

 

Nếu một mặt chỉ cổ xướng về hình thức tín ngưỡng quá nhiều đến với mọi người qua sự cầu nguyện hay ước nguyện, điều ấy sẽ trở thành vô số sự chấp thủ cái “tôi, cái bản ngã”, nếu được, dễ tạo nên sự tự phụ, tự mãn hay không đuợc thỏa mãn, sẽ dẫn đến thất vọng chán chường, thối thất niềm tin.v.v… Mặc khác, nếu không gia tăng sự tu tập, không sống và an trú vào pháp của bậc Thánh, thì khác nào “cành lá của phạm hạnh” tự đắc danh xưng, đánh liều cho ngày tháng đi qua, mặc tình cho cuộc ruỗi dong phù phiếm vô định.

 

Ở một thời điểm khác, cũng tại thành phố Savatthi, vườn ông Cấp cô độc (Anathapindika), nơi đây Đức Phật có giải thích về những ác pháp, những pháp nầy làm cấu uế, nhơ bợn cho tâm, như : “Nầy các tỳ kheo, khi nào chư tỳ kheo biết được rằng “ tham dục, tà tham là cấu uế của tâm”, tham dục tà tham đuợc diệt trừ… “phẩn, hận, hư ngụy, nảo hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống… là cấu uế của tâm… đuợc diệt trừ…”

                                                                                                        Kinh Trung Bộ số 7.

 

Chừng ấy, chúng ta cũng đủ thấy rằng ; muốn tiếp nối ngọn truyền đăng đuợc sáng soi từ nơi mắt Phật, muốn tịnh hóa thân tâm vuợt thoát khổ đau, chấm dứt tử sinh, là phải chính mình tự thấy mình với bao nhiêu pháp cấu uế ở trên, sau khi nhận diện, biết rõ và trừ diệt các pháp ấy, đó là cảnh giới tâm thức siêu hóa ngay trong hiện tại. Đây là một sự dừng lại bất tuyệt trên những buớc kỳ cùng phiêu bạt xưa nay theo muôn dặm đuờng mây. Đồng thời, với lời dạy rất mực cho thế gian, là một sự đóng góp đích thực bình an cho loài người hơn bao giờ hết, đó là Đức Phật nói với Bà la môn Sundarika về ý nghĩa sự tắm rửa như sau :

 

“…Kẻ ngu dầu thường tắm

Ác nghiệp không rửa sạch

Không thể rửa nghiệp đen

của kẻ gây ác tội….

“Nầy Bà La Môn

Chỉ nên tắm ở đây

Khiến mọi loài chúng sanh

Được sống trong an ổn

Nếu không nói dối trá,

Nếu không hại chúng sinh

Không lấy của không cho

Có lòng tin khôngtham,

Đi Gayà làm gì,

Gayà một giếng nước.!”

  Trung bộ kinh số 7.

 

Có thể nói lời dạy của Đức Phật luôn phát xuất từ nền tảng nhân bản, và luôn tạo nên muôn vẽ đẹp tinh túy, và an bình cho đời sống nhân bản ấy tự ngàn xưa và cho đến mãi tận ngàn sau. Và đã là sự thắp sáng nhân bản ấy từ nơi lời dạy của Đức Phật, đó là nơi gội rửa tâm hồn cho những ai có sự cần cầu hướng thượng, mà cũng là nơi tu hội những bậc hiền trí, thức giả, để từ đó tỏa ra khắp mọi phương trời du hóa, vì lợi ích an lạc cho chúng sinh, chư thiên hướng về sinh lộ bình an hiện tại và mai sau.

 

Thiển nghĩ, nếu như có sự diệu dụng ban tặng và tự thân hành trì đúng pháp như lời Phật dạy, không để lạc hút vào những mê lộ thế gian, không bị sự sai xử theo dòng lực cảm thọ hấp dẫn từ phía thế gian, không bị lợi dưỡng danh vị thế quyền chi phối. Đấy là điều “Vượt ma lực khó thoát” đối với người đệ tử Phật và cũng là một hành động thiết thực giới thiệu đạo lý giác ngộ vào đời, muôn trùng hạnh phúc và yên bình luôn được tươi mát bất tận trong nhân gian.

 

                                                                                                   Louisiana, tháng 12.2014.

                                                                                                         MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2021(Xem: 4127)
Vào buổi sáng ngày 13 tháng 1 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức một buổi tiếp kiến ảo với ông Robert A. Destro, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, và Điều phối viên đặc biệt Hoa Kỳ về các Vấn đề Tây Tạng. Ông đã tham gia cùng các đồng nghiệp của mình từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Robert A. Destro được bổ nhiệm làm Điều phối viên đặc biệt Hoa Kỳ về các Vấn đề Tây Tạng theo Đạo luật Chính sách Tây Tạng vào ngày 14 tháng 10 năm ngoái.
15/01/2021(Xem: 4617)
Tháng một năm 2021, dự kiến một nhóm gồm 10 nhà khoa học quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ đến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, điều tra nguồn gốc bệnh cúm Covid-19. WHO đang cố tìm ra nguồn gốc của virus gây bệnh cúm Covid-19 để ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai. Dù virus xuất phát từ các chợ động vật hay các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, các nhà khoa học đều nhất trí giả thuyết virus có từ động vật. Loài dơi. Tháng 1 năm ngoái, khi Vũ Hán xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên, các nhà dịch tễ học đã tìm thấy chủng virus corona ở một chợ bán động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Những hình ảnh về sở thích ăn dơi sống, tiết canh dơi của người Vũ Hán lập tức được lan truyền khắp thế giới ngay khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của đại dịch là do virus corona lây lan từ động vật sang người.
15/01/2021(Xem: 4797)
Người xuất gia khi cạo râu cắt tóc (thế trừ tu phát, 剃除須 髮 [1]), từ bỏ cuộc sống gia đình, thệ nguyện theo con đường học đạo, giải thoát cho mình và cho chúng sinh. Người xuất gia nguyện không bị ràng buộc bởi phiền não của quá khứ và lo toan của tương tai. Bởi quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới. Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi Bỏ mặc nơi đây, bỏ mặc người Bỏ trăm năm sau, ngàn năm nữa[2]
15/01/2021(Xem: 4678)
Niết Bàn là đích của người tu. Kinh văn Phật đề cập Niết Bàn, nơi chốn cực đẹp, ở đó không có phiền não, có bảy tầng lan can, bảy tầng lưới mành, bảy lớp hàng cây, đều bằng bốn báu vây quanh trọn khắp (thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thụ, giai thị tứ bảo châu táp vi nhiễu-七 重 欄 楯。七 重 羅 網。七 重 行 樹。皆 是 四 寶 周 繞[1]; Niết Bàn, một trạng thái viễn ly điên đảo mộng tưởng(遠離顛倒夢想[2].)
13/01/2021(Xem: 4504)
Vào thời đại này, kể cả đứa trẻ ba tuổi cũng biết dùng máy vi tính rất rành. Ngay trong sự sanh hoạt ngày thường, con người chỗ nào cũng đều có cơ hội tiếp xúc đến máy vi tính, như là xe hơi, dụng cụ nhà bếp, máy móc thương nghiệp, cơ giới công nghiệp, dụng cụ điều trị, thậm chí trong đồ chơi của trẻ con cũng có trang trí máy vi tính lớn nhỏ phức tạp và đơn giản không giống nhau. Đến nỗi ở trong cơ quan điều khiển tinh vi, máy vi tính lại càng không thể có khuyết điểm, chẳng hạn như Phi Cơ, Tàu Thủy, Tín Hiệu Vô Tuyến Truyền Đạt..v..v.... đều an trí máy vi tính rất đầy đủ cao cấp. Chính nơi trang bị quân sự, máy vi tính lại càng trọng yếu hơn. Cho nên con người hiện nay sanh hoạt đều càng ngày càng ỷ lại nhiều vào máy vi tính thì nó càng quan trọng hơn.
13/01/2021(Xem: 4628)
Tăng đoàn của Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley đã thông báo rằng, Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman (Tông Thuần, Sōjun, 宗純), vị Trưởng lão Thiền sư đáng kính của Thiền phái Tào Động (Sōtō Zen, 曹洞宗), Phật giáo Nhật Bản, vị Giáo thọ sư nổi tiếng đã viên tịch vào hôm thứ Năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021. Hưởng thượng thọ 91 tuổi. Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman, người cùng với Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki Roshi (pháp danh Shōgaku Shunryū, 祥 岳俊隆, 1901-1971), đồng sáng lập Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, một trung tâm thực hành Thiền phái Tào Động, Phật giáo Nhật Bản tại Berkeley, California, Hoa Kỳ vào năm 1967.
12/01/2021(Xem: 6386)
Kính thưa quý Phật tử, đồng hương xa gần kính mến, Trái đất xoay tròn, một năm nữa lại đến. Gió xuân, mai đào, bánh chưng, bánh tét... đang đem niềm vui mùa xuân đến cho hành tinh chúng ta. Quý Ni sư kính lời vấn an sức khỏe đến quý Phật tử, tri ân tình thương của quý vị trong thời gian qua, nhất là trong mùa đại dịch Covid Corona, quý vị luôn đồng hành ủng hộ để Chùa Hương Sen được yên ổn sinh hoạt và an tâm tu tập, tụng niệm.
12/01/2021(Xem: 4515)
Vương quốc Phật giáo Bhutan với diện tích và dân số khiêm tốn trên Himalaya đã báo cáo có ca COVID-19 đầu tiên tử vong, khoảng 10 tháng sau khi ca đầu tiên phát hiện Viruscorona, và cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng cách phong tỏa phần lớn đất nước phụ thuộc vào du lịch. Trong một thông báo đưa ra vào cuối ngày thứ Năm, ngày 7 vừa qua, Bộ Y tế Bhutan cho biết một người đàn ông 34 tuổi đã tử vong tại một bệnh viện ở thủ đô Thimphu do Covid-19, tiền sử có bệnh nền như gan mãn tính và suy thận, có kết quả xét nghiệm dương tính.
09/01/2021(Xem: 6901)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
07/01/2021(Xem: 6016)
Vào năm 2004, Thư Viện Anh Quốc đã mở cửa đón khách vào thưởng một “pháp bảo” của Phật giáo Trung Hoa mang tên “Kinh Kim Cang”, đó là một trong những cổ vật chính được trưng bày tại cuộc triển lãm “Con Đường Tơ Lụa. Bên cạnh cuốn “Kinh Kim Cang” còn có những cổ vật khác được giữ gìn hoàn hảo hơn 1000 năm qua như : một súc lụa, một tấm thảm trải trước lò sưởi tại ngôi nhà bỏ hoang đã 1.100 năm, một cuộn len 1300 năm tuổi … Phần lớn cổ vật trưng bày tại triển lãm được lấy từ bộ sưu tập của Sir Marc Aurel Stein.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]