Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái nhìn

27/11/201407:34(Xem: 8151)
Cái nhìn
Buddha_105

I. Khái quát
Nhìn là cái gì quen thuộc với chúng ta , mà cũng là rất xa lạ. Cái gần nhất có khi lại là cái xa lạ nhất. Có lúc nó hiện ra như dòng thác lũ phiền não nhận chìm con người. Có lúc khơi dậy những nét đẹp của cuộc sống, sự thật và hạnh phúc. Nó trở nên bí mật. Nó gây kinh ngạc, và chính nó là sự kinh ngạc.

Thông thường, nhìn có nghĩa là mắt nhìn với sự có mặt của hoạt động ý thức hay có thể nói, tâm nhìn sự vật qua mắt. Tương tự, tâm nhìn sự vật qua tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Nói đến nhìn là nói đến nội dung của cái thấy và tác dụng của cái thấy. Tác dụng này tác động đến người nhìn, vật bị nhìn và lan rộng ra ngoài như một làn sóng. Hầu như thế giới ta đang sống chỉ là hiện hữu của cái nhìn, mà không phải là thế giới của chính nó.

II. Những cái nhìn quen thuộc
Cái nhìn chụp phủ lên sự vật  những gì của nó, và nó mãi mãi chỉ thấy sự vật bị chụp phủ, mà không phải là sự vật như thật. Ca dao nói:

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai

Cái nhìn này lại phơi bày một niềm đau, một nỗi thất vọng khác. Nguyễn Du, qua truyện Kiều, nhìn xã hội Việt Nam ly loạn của thế kỳ 18 với cái nhìn rất hiền triết và rất ngậm ngùi rằng:

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Ôn Như Hầu thì nhìn xã hội Việt Nam của thế kỷ 18 với tâm trạng oái oăm, cay đắng:

Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào.

Vạn Hạnh thiền sư đời Lý nhìn cuộc đời một cách trí tuệ, thấy rõ nó là mỏng manh, vô thường; với thái độ nhìn thanh thản, tự tại:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy, vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

Tạm dịch
Thân như bóng chớp hữu rồi vô
Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô
Tùy vận thịnh suy lòng chẳng sợ
Thịnh suy đầu cỏ hạt sương phô

Vua Trần Nhân Tôn, Điều Ngự Giác Hoàng, thể nghiệm giải thoát sâu xa giữa đời nên cái nhìn trở nên rất thiền, rất tự nhiên:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
( Cư trần lạc đạo phú )

Tạm dịch:
Sống đời vui đạo cứ tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt nghỉ liền
Có báu trong nhà đừng chạy kiếm
“Vô tâm” trước cảnh, hỏi chi thiền

Mỗi cái nhìn cuộc đời chuyên chở một nội dung khác nhau tùy theo điều kiện, khả năng, và vị trí của người nhìn

III. Triết lý về cái nhìn
Cái nhìn không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lý và tâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét…Carl Jung, một nhà phân tâm học của thế kỷ 20, đã nói : “Bao giờ cái nhìn của bạn cũng bị giới hạn bởi những gì bạn đang có và đang là” Quả thực, trước cùng một sự vật, mỗi người có một cái nhìn riêng và bị đóng khung trong các điều kiện vật lý, tâm lý, sinh lý, kiến thức, tập quán, thành kiến…của mình. Văn hóa thời đại cũng góp phần vào giới hạn đó. Vì thế, trước cuộc đời, trước con người khổ đau hay hạnh phúc, đã phát sinh nhiều cái nhìn giới hạn, nghiêng lệch, dẫn đến những hệ lụy khác nhau.

IV. Hệ lụy của cái nhìn – Giáo dục và cái nhìn
Nếu không nhìn ra bản chất của cái nhìn, nếu không thấy tính tương đối và hư cấu của nó, con người sẽ rơi ngay vào các hệ lụy, cạm bẩy của nó và trở thành nạn nhân khốn đốn của chính nó. Kinh nghiệm sống cho thấy rằng cái đẹp không trói buộc – nói đúng là không  thực sự trói buộc – người nhìn nó, mà chính cái nhìn của người nhìn trói buộc mình; chính lòng ham muốn; sân hận, hay si mê khởi lên từ cái nhìn trói buộc mình.

Có những cái nhìn gây thiện cảm với tha nhân, có những cái nhìn gây ác cảm. Cũng có những cái nhìn khiến mình và người bình an hay lúng túng…Các nhà tâm lý giáo dục ghi nhận rằng phần lớn rối loạn tâm lý của một con người là do cái nhìn sai lệch của người ấy, mà không thực sự do tha nhân hay hoàn cảnh. Hầu như người đời thường đánh mất 90 % năng lượng đời sống do những rối loạn gây ra bởi những cái nhìn sai lệch ấy. Thật đáng suy gẫm.

Thế nên, để sống vui mình, vui người, người ta phải biết nhìn như thế nào để tránh các phiền não hệ lụy. Cái nhìn, cách nhìn là một nghệ thuật sống cần được nghiên cứu, học hỏi và truyền đạt. Trong một tập thể xã hội, cái nhìn của đa số cũng quyết định sự hưng suy của tập thể, xã hội ấy. Vì thế, cái nhìn càng được trân trọng và cẩn trọng quan tâm. Đổi mới tư duy là đổi mới cái nhìn. Nói ngược lại cũng thế.

Cái nhìn tốt đẹp đòi hỏi trình độ văn hóa, trí thức, tình người, và trí tuệ của người nhìn. Nó cần được huấn luyện, giáo dục và cần thời gian. Phật giáo đã nói rất nhiều về cái nhìn và đã giới thiệu với đời con đường chuyển đổi cái nhìn thành cái nhìn đầy tình người, trí tuệ, an lạc, và giải thoát.

V. Phật giáo và cái nhìn
1- Cái nhìn duyên khởi, vô ngã
Nếu đêm cuối cùng dưới cội Bồ đề, Đức Phật không phát hiện ra cái nhìn duyên khởi thì sự thật về Tứ đế, Nhân quả và Duyên khởi của cuộc đời chưa được phát hiện, và đạo Phật chưa có mặt ở đời. Vì thế cái nhìn duyên khởi, vô ngã là cái nhìn Phật giáo giải thoát con người ra khỏi các hệ lụy khổ đau của cuộc đời.

Con người xưa nay chịu khổ đau vì tự giam hãm mình trong cái nhìn hữu ngã, cho rắng mọi cái nhìn hiện hữu đều có tự ngã, rồi cái nhìn hữu ngã ấy khởi lên tham lam, sân hận, tà kiến, sợ hãi kiêu căng, thị phi… làm nên dòng cuồng lưu của tâm lý và cuồng lưu của cuộc đời nhận chìm mình trong sanh tử.
 
Sau ngày giác ngộ đạo vàng, Đức Phật suốt 45 năm giáo hóa đã giới thiệu với đời cái nhìn duyên khởi, vô ngã ấy để dập tắt các sầu bi, khổ, ưu não ngay trong hiện tại. Con đường xây dựng cái nhìn này là đạo đế hay còn gọi là con đường thiền định Phật giáo.

2- Kinh Pháp cú
Bài kệ 170, Kinh Pháp cú ghi:

Hãy nhìn đời như bọt nước
Nhìn đời như ảo ảnh
Hãy nhìn đời như thế
Thần chết không bắt gặp
(Bản dịch của HT, Minh Châu)

Do vì biết hết thảy hiện hữu là do nhân duyên sinh nên hết thảy hiện hữu là không có tự ngã, là vô thường và dẫn đến khổ đau. Bài kệ trên đã giới thiệu một cái nhìn về hiện hữu, thấy nó mòng manh, vô thường, không thật như bọt nước ảo ảnh như chúng đang là. Thấy như vậy, người nhìn sẽ thức tỉnh ra khỏi cái tâm lý tham lam, sân hận, ngã mạn…và từ đó xuất hiện tâm lý giải thoát, trí tuệ giải thoát.

3- Kinh Kim Cang Bát Nhã
Tương tự với bài kệ Pháp Cú trên, bài kệ kết thúc kinh Kim Cương dạy:

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn, bào ảnh
Như lộ diệc, như điển
Ứng tác như thị quán

Dịch nghĩa toàn kệ:
Nên khởi lên cái nhìn hết thảy moi hiện hữu ( Các pháp bị duyên tác thành) là như sương, như chớp, là huyễn hư, là bọt nước. Cứ nuôi dưỡng cái nhìn đó thì dần dần tất cả các tưởng về các tự ngã sẽ bị dập tắt. Từ đó cái gốc để làm dấy lên tham sân si không còn cái nhìn đó sẽ đưa chúng ta đến giải thoát sau cùng: giáp mặt với sự thật và hạnh phúc.

4- Kinh Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa thì nhằm chỉ cho thấy sự thật duyên sinh, vô ngã, ngộ, và nhập sự thật ấy. Phẩm Phổ Môn đã giới thiệu sự tu tập, huấn luyện cái nhìn như sau:

Chơn quán thanh tịnh quán
Quảng đại trí tuệ quán
Bi quán cập từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Vô cấu thanh tịnh quang
Huệ nhật phá chự ám
Năng phục tai phong hỏa
Phổ minh chiếu thế gian
Bi thể giới  lôi chấn
Từ ý diệu đại vân
Chú cam lồ pháp vũ
Diệt trừ phiền não diệm

Dịch nghĩa:
Hãy nhìn sự thật hãy nhìn với cái nhìn trong sáng
Hãy nhìn với trì tuệ rộng lớn
Hãy nhìn với lòng từ bi
Ánh sáng (trí tuệ) không cấu uế của cái nhìn ấy
Sẽ như mặt trời phá tan các hôn ám (vô minh)
Làm tiêu tan các tai nạn chiếu sáng khắp thế gian
Lòng bi như là sấm kéo lại
Tâm từ như đám mây lớn (bủa ra)
Rơi xuống cơn mưa Pháp
Dập tắt lửa phiền não

Huấn luyện cái nhìn như phẩm kinh Phổ Môn giới thiệu ở đây thì người đời sẽ nhận ra cái Nhìn xuất hiện như là một phép lạ tạo thành cơn mưa Pháp trong tâm và dập tắt hết phiền não khổ đau từ tâm. Cái nhìn rất từ bi và trí tuệ ấy là cái nhìn giải thoát khổ đau của Phật giáo.

5- Tứ Thánh đế: Giáo lý thánh đế là giáo lý căn bản của các bộ phái Phật giáo. Vừa nói lên sự thật vừa giới thiệu phương pháp nhìn sự thật của các hiện hữu.

– Các hiện hữu vốn không thật, vô thường và dẫn đến khổ đau .
– Nguyên nhân của khổ đau ấy là lòng tham ái mọi hiện hữu và vô hữu.
– Lòng tham ái bị dập tắt là khổ đau hết. Niết-bàn xuất hiện.
– Con đường dập tắt khổ đau.

Nhìn cuộc đời thế nào để dập tắt lòng tham ái kia. Cái nhìn ấy thường được lập đi lặp lại mãi cho đến khi khổ đau diệt. Nuôi dưỡng cái nhìn ấy là thực hiện con đường hay gọi là tu tập Tứ Niệm xứ (hoặc tu tập đạo đế).

VI- Cái nhìn thiền định Phật giáo.
Tứ niệm xứ là pháp môn thiền định của Phật giáo, cơ sở của sự thực hiện 37 phẩm trợ đạo (đạo đế). Đây là phần công phu huấn luyện cái nhìn đơn thuần và tỉnh giác. Niệm là sự tập trung chu ý vào cái Nhìn, theo dõi một trong bốn đối tượng: hơi thở, cảm xúc, tâm lý, và các đối tượng của nhận thức.

Đại để có thể giới thiệu công phu giáo dục, huấn luyện này qua bảy bước đi chính. Bước đi làm ổn định thân, lời và hơi thở; thuộc giới học. Bước di làm tịch lặng năm thứ ngăn che tâm (trạo cử, hôn trầm, dục, sân, nghi ) và các tạp tưởng khác, sao cho cái nhìn dán chặt vào đối tượng được theo dõi; gọi là bước đi thanh tịnh tâm.

Bước đi thấy rõ, hiện rõ ràng là đúng đối tượng theo dõi đó là một chuỗi quá trình vật lý và tâm lý do nhân duyên sinh, chúng rỗng không không có tự ngã, và không có mặt cái ta ở đó hay ở nơi nào khác cả. Con người và thế giới chỉ là quá trình tâm lý duyên sinh ấy; đây là bước đi “thanh tịnh kiến” (thanh tịnh cái thấy).

Tiếp tục bước đi thứ ba với cái thấy suy diễn rộng hơn lan ra mọi hiện hữu và thấy rõ tất cả là duyên sinh. Vô ngã. tại đây, một nguồn hạnh phúc vô biên tuôn trào ra từ cái nhìn và cái thấy ấy; đây là bước đi qua khỏi các nghi ngờ. 
Nhưng tại đây, cái nhìn trí tuệ cần được an trú để nhận rõ cái nguồn hạnh phúc đang tuôn trào ra ấy là chướng ngại cho công phu phát triển cái nhìn trí tuệ, và để giữ tâm an tịnh tiếp tục huấn luyện cái nhìn trên; đây là bước đi thứ năm thấy rõ những gì là đạo, những gì không phải đạo.

Tiếp tục công phu huấn luyện cái nhìn theo hướng tiến triển ấy, mọi hiện hữu sẽ tan biến tự ngã ngay trước cái nhìn của ta đến nỗi ta có cảm nhận tát cả hầu như không có hiện hữu nữa. Cứ tiếp tục nhìn rồi dần dần các hiện hữu sẽ hiện rõ trở lại với sự thật duyên sinh của nó. Hành giả tại đây sẽ có kinh nghiệm loại bỏ các sợi dây tâm lý trói buộc trí tuệ giải thoát (loại bỏ các kiết sử), lần lượt đi vào kết quả trí tuệ giải thoát của các bậc Thánh; đây là bước đi thấy các đạo, các quả.

Tiếp tục an trú trong công phu nhìn kia cho đến kết quả thấy và biết hoàn toàn thanh tịnh, an ổn, thì hành giả đi vào sức mạnh của tâm lý giải thoát ( năm căn và năm lực) cho đến quả vị A-la-hán chặt đứt hoàn toàn mọi nhân tố tâm lý đưa vào sinh tử, khổ đau.


Cái nhìn được giáo dục và huấn luyện trên đây gọi là cái nhìn của sự chú ý thuần túy. Nó là cái nhìn vừa đầu tiên vừa cuối cùng của công phu thiền định. Nó là chánh niệm, tỉnh giác. Có thể gọi đó là cái nhìn trí tuệ giải thoát. Bám chặt công phu nhìn này, các tạp tưởng, vọng tưởng sẽ lần lượt ra đi, và đối tượng nhìn (trong tâm và ngoài cảnh) sẽ tự phơi bày sự thật của nó. Bây giờ những gì mà trước đó được gọi là ảo hóa, hư huyễn đều tiêu biến.

Từ bước đi thứ sáu, hành giả đã nhìn sự vật với tâm tự tại không vướng mắc, cáí điều mà Điều Ngự Giác Hoàng gọi là “đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (vô tâm trước cảnh hỏi chi thiền). Có thể nói rằng cái nhìn “vô tâm” của Điều Ngự là cái nhìn trí tuệ của bước đi thứ sáu và thứ bảy của công phu thiền định kia. Tại đây, vắng mặt các phiền não hệ lụy.

Bí mật của cuộc sống là ở chỗ giữa khi hiện hữu là một dòng duyên sinh trôi chảy thì con người và tư duy ngã tính của con người đi tìm một cái ngã không bao giờ thực sự có mặt. Sự thật của khổ đau và hạnh phúc không phải ở trong tay một đấng quyền năng thiêng liêng nào cả, cũng không phải ở ngoại cảnh, mà là ở trong chính ta, trong chính cái nhìn của ta vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2018(Xem: 8935)
Để thay vào những con số khảo sát khô khan, tôi xin đưa ra một trường hợp minh hoạ: Chiều thứ Bảy (19-5-2018), anh chị Hồ Đăng Định, tức nhà văn Quế Chi, tác giả Chuyện Ngày Xưa Nhớ Nhớ Quên Quên, Lê và tôi được chị Kim Anh, một phụ huynh thân hữu ở trong khu vực Little Saigon Sacramento mời dự tiệc Tốt Nghiệp của hai cháu út trai, và út gái của chị tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Medical Doctor) từ UC Davis và Internship ở New York.
21/05/2018(Xem: 7647)
Lưỡi là một cơ quan của thân thể con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra và nơi mỗi con người khoẻ mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt mặn đắng chua hay cay này đều y hệt như nhau, ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn…nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai. Không chỉ là một cơ quan giúp phân biệt vị mặn ngọt chua cay của một thức ăn hay bất cứ vật gì được bỏ vào miệng, lưỡi còn là một cơ quan giúp con người biểu lộ cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói, ngôn ngữ. Không có lưỡi thì lời nói không thể thốt ra rành mạch, chính xác mà nhờ đó con người có thể hiểu nhau, giao tiếp với nhau. Tuy rằng cũng có ít người đặc biệt nói được bằng…bụng, không thấy họ động đậy cái miệng, môi mép và chắc chắn là lưỡi cũng không dùng đến nhưng họ có thể phát ra âm thanh và lời nói qua hơi thở điều khiển từ bụng lên đến
17/05/2018(Xem: 6103)
Màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt bao trùm mọi vật. Ánh trăng đêm nay yếu ớt nhưng dịu dàng và dễ chịu, vẫn đủ để cho tôi chiêm ngưỡng dung từ tượng Đức Phật Lộ Thiênngồi yên dưới tàn cây, mắt Ngài như đang nhìn xuống chúng tôi, nhìn xuống chúng sanh, nhìn xuống cuộc đời và kiếp người. Đôi mắt Ngài từ bi, miệng Ngài mỉm cười như chưa bao giờ tắt, hình ảnh Đức Phật ngồi yên đã đi vào tâm thức tôi bao điều kỳ diệu.
16/05/2018(Xem: 9874)
Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một số thầy Tỳ-kheo. Một hôm năm trăm Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường và bàn luận: - Chư hiền, điều gì là hạnh phúc nhất trên đời?
15/05/2018(Xem: 6136)
Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Hau Pham Ngoc, nguyên Đoàn phó Đoàn HSPT Mục Kiền Liên, sáng sớm hôm nay đã chia sẻ về một kỳ niệm tuyệt vời nhân mùa Phật Đàn mà những tường mình đã lãng quên với bao lo toan trong hiện tại.
15/05/2018(Xem: 5787)
Bài này được viết trong ngày gần Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ, để cúng dường Tam Bảo, và dâng tặng tất cả các bà mẹ từ vô lượng kiếp trên đời này. Bài này ghi về một số vị Thánh Ni thường được nhắc tới trong kho tàng Kinh Tạng Pali, cụ thể tổng hợp từ Therigatha, các sách “Psalms Of The Sisters” của dịch giả Mrs. Rhys Davids, “Inspiration from Enlightened Nuns” cùa dịch giả Susan Elbaum Jootla, “Buddhist Women at the Time of The Buddha” của dịch giả Hellmuth Hecker (dịch từ bản tiếng Đức của Ni Trưởng Khema). (1) Các Thánh Ni này trước khi xuất gia đã là những bà mẹ trong những hoàn cảnh rất mực đau khổ.
15/05/2018(Xem: 8470)
Nếu phải mất mười ngày để trả lời cho một sự phân vân hay một thắc mắc thuộc về môi trường và tâm lý thì cũng rất nên làm thử xem sao. Số là sau ngày hưu trí vào năm 2008, tôi vẫn thường đặt sinh hoạt ưu tiên cho mình là đi cho biết đó biết đây.
15/05/2018(Xem: 15389)
Vở Hài Kịch: Thuộc Kinh Mới Lấy Làm Chồng, soạn giả: Quảng Hương Phương Giang; diễn viên: Nguyên Giác, Nguyên Hỷ, Nguyên Nhật Thơ, Tâm Hương (Huệ), Quảng Tịnh Kim Phương & Quảng Hương Phương Giang; biểu diễn tại Buổi Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Pháp Xá Quảng Đức, Sunday 6-5-2018, quay phim: Mỹ Hạnh Nguyên Nhật Khánh
09/05/2018(Xem: 7382)
MC Lâm Ánh Ngọc chia sẻ bí quyết “ĐỂ ĐƯỢC HẠNH PHÚC”, Cuối tháng 4 vừa qua, MC Lâm Ánh Ngọc(LAN) là khách mời trong khóa tu "An nhiên từng phút giây" tổ chức tại chùa Huệ Viễn – Đồng Nai do Thầy Thích Pháp Đăng làm trụ trì. Đi cùng LAN còn có diễn viên Quý Ân – Người đóng vai anh 3 Đặng trong phim điện ảnh Về Phía mặt Trời. Chia sẻ với hơn 100 bạn trẻ nội dung "Để được hạnh phúc" , Mc Lâm Ánh Ngọc đã được Thầy Thích Nguyện Truyền đặt ra những câu hỏi về cuộc sống và con đường LAN đang đi. Những trắc trở và cách LAN vượt qua để giúp các bạn trẻ có thêm kinh nghiệm cho cuộc sống của mình Các bạn sinh viên nghỉ được vài ngày lễ, thay vì không về nhà với Ba Mẹ thì cũng sẽ rong chơi phiêu lãng cùng chúng bạn nhưng các em sinh viên lại về đây để tìm hiểu về chính mình, nuôi dưỡng chính mình.
08/05/2018(Xem: 7739)
Vàongày 28 tháng 4 năm 2018, GiáosưTiếnsĩ Stephen Lloyd-Moffett, TrưởngkhoaTôngiáohọccủatrườngĐạihọcBáchkhoa Cal Poly (California Polytechnic State University), San Luis Obispo, CalifoniađãhướngdẫnsinhviênnămthứtưđếnchùaTâmTừtọalạctạisố 610 Fisher Avenue, Morgan Hill đểtìmhiểuPhậtgiáoViệt Nam. ĐoànđãđượcThượngtọatrụtrìThíchPhápChơnhướngdẫnmộtngàytuhọcchánhpháp qua nghithứclễPhật, thamthiền, đikinhhànhvàcâuhỏivấnđáp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]