Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nửa bước quy y

24/10/201416:34(Xem: 8265)
Nửa bước quy y

nua buoc quy y

Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào  đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen.

Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một  sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.

Thỏ ngọc ở cung trăng, lắm kẻ dưới trần  ngước mắt trông lên thấy thỏ đẹp như trăng, lắm người tin thỏ với trăng là một. Dung nhan thỏ khác gì với mấy cô tiên, khiến dưới trần lắm người mơ ước: ước gì mình sinh được cô con gái mỹ miều như thỏ ngọc kia.

Thế rồi, điều kỳ diệu đã xảy ra: ngay nơi làng Cổ Tích, có đôi vợ chồng nọ, dày công tu nhân tích đức, nhân duyên nhiều kiếp vợ chồng hội tụ, khiến cho ngày kia họ sinh được cô con gái “mà dưới trần lắm người mơ ước” ấy.       

Ôi! Đúng là phúc ấm gia đình, vợ chồng vô cùng mãn nguyện nên đặt tên con là NGỌC THỐ. Mỗi khi ngắm nhìn con, họ nghĩ đây chính là thỏ ngọc nhà trời, thỏ từ cung trăng mà đến, thỏ với trăng làm một, thỏ đích thị là một vầng trăng rất thực, rất chơn, rất tròn, rất sáng… Từ đó mới xuất hiện duyên thơ. Thơ rằng:

Một vầng chơn nguyệt tỏ chơn tâm.

Vô ngại đại bi Quán thế âm .

Ngũ uẩn giai không vần chiếu diệu,

Tam đồ nhi huyễn điệu hành thâm.

Tinh mơ ngọc thố phô ngời ánh,

Lấp lánh kim ba rạng đúng tầm.

Nửa bước quy y về tự tánh…

Tung tăng tròn trĩnh hạnh quang lâm.

TRỤ VŨ

Rõ ràng đích thực đây là khí vị, là phong cách, là phong thái của tiền bối thi nhân Trụ Vũ, người sinh từ khoảng năm ba mươi của thế kỷ trước, thời mà tao đàn Việt Nam đã xuất hiện khá đông những thi nhân mới ảnh hưởng Tây phương, với những tên tuổi như Đông Hồ, Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Huy Cận…

Điều may mắn cho thế hệ chúng ta là đã chẳng những có thể thưởng thức những bài thơ đầu tay của Trụ Vũ từ những năm 1946 (với giải thưởng trang trọng về thơ do chính nhà văn Hải Triều Nguyễn Khoa Văn trao tặng), mà cho đến bây giờ vẫn còn có thể, nếu muốn, thưởng thức dòng thơ liên tục của chính tác giả này, bất tuyệt, không hề gián đoạn.

Quả vậy, dòng thơ Trụ Vũ đúng là một suối nguồn vô tận. Ông đã viết hàng chục ngàn bài thơ, hàng trăm ngàn câu thơ với tất cả mọi thể loại.

Với các nhà thơ, có thể khó nhất là thể loại thơ Đường luật. Nhưng với Trụ Vũ thì chỉ cần phẩy ngọn bút lên tờ giấy dó, ông có ngay một bài thơ tám câu năm vận vô cùng chỉn chu, lóng la lóng lánh như viên ngọc bích, không tỳ, không vết.

Cụ thể như bài thơ Đường luật với năm chính vận ông đọc cho tôi nghe đây.

Lỡ gieo vận gần như là một tử vận, thế mà dòng thơ ông cứ như dòng suối hồn hậu tuôn chảy, bất chấp những chướng ngại do từ các niêm luật nhiêu khê ràng buộc của chính thể thơ luật này.

Phần lớn các nhà làm “thơ Đường”, của Trung Quốc – là nơi xuất xứ của thể thơ này –  cũng như ở nước ta, hễ khi lỡ tay gieo một vận khó, thì đều có thái độ “bỏ khó tìm dễ”. Có nghĩa là: thay vì tuân thủ chính vận, họ đã ngả theo thông vận. Riêng Trụ Vũ, trong hàng trăm bài thơ Đường luật của mình đã sáng tác, ông đều giữ đúng theo chính vận. Cụ thể, chẳng hạn như với bài Nửa Bước Quy Y này, năm vận (vận bằng, cuối câu) của nó là: tâm, âm, thâm, tầm, lâm. Như thế là hoàn toàn theo chính vận. Giữ đúng nếp chính vận như thế, nhất là giữ đúng một cách tự nhiên, một cách hợp lý, không hề là chuyện dễ dàng. Những nhà thơ lớn của nước ta, như Hồ Xuân Hương hoặc Nguyễn Khuyến chẳng hạn, cũng ít khi giữ đúng nếp chính vận như thế. Với nữ thi hào họ Hồ, bài thơ nổi tiếng Đèo Ba Dọi (tử vận), cũng chỉ giữ được 4 vận trong 5 vận mà thôi. 5 vận cuối của bài ấy, là đèo, leo, rêu, gieo, trèo. Đèo, leo, gieo, trèo thì đã đành là chính vận; nhưng rêu thì đã lạc sang thông vận mất rồi, giảm sự toàn bích đi rồi. Lại bài Thu Điếu của thi hào Nguyễn Khuyến, gồm 5 vận veo, teo, vèo, teo, bèo thì tuy đã thần tình giữ đúng 5 chính vận, song vẫn vướng vào chút khuyết điểm là lặp lại đến 2 lần chữ teo. Mà làm thơ, thì vướng một khuyết điểm nhỏ, cũng chẳng khác chi viên kim cương vướng thoáng bọt rồi. Đâu thể gọi là toàn bích nữa.

Tản mạn một thoáng cho vui. Nay chúng ta hãy trở lại với chính “bài thơ trong cuộc”, bài Nửa Bước Quy Y. Chúng ta hãy thưởng thức 2 câu phá, thừa:

Một vầng chơn nguyệt tỏ chơn tâm

Vô ngại đại bi quán thế âm.

Đã đành vần tâm và vần âm đã tròn trĩnh chính vận, nhưng đó chỉ mới là tròn trĩnh về hình thức – về âm vận. Nghĩa là chỉ mới tròn trĩnh về sự “ăn vần”. Nhưng cái tuyệt vời của hai câu phá thừa nói trên còn tuyệt vời hơn nơi chỗ “ăn ý”. Bởi chưng bản thân mỗi người khi cha mẹ sinh thành đã là chơn nguyệt, viên nguyệt, biểu hiện tính thể của chơn như, của chơn tánh, chơn tâm. Chơn tâm ấy là bản tâm nguyên vẹn  trong sáng, vô nhiễm của em bé sơ sinh, tâm ấy là tâm Phật, tâm ấy là tâm Bồ tát ma ha tát. Bản tâm ấy gắn với cái điển tự đốt thân mình, tự hiến thân mình do bản hoài đại bi tâm của thỏ ngọc ngàn xửa ngàn xưa, thế nên mới có câu thơ thứ hai thảng thốt thần kỳ tuyệt bích:

Vô ngại đại bi Quán thế âm.

Tiếp theo, là 2 câu thực. Người đã sống với đại bi tâm, học theo hạnh nguyện Đức Quán thế âm, ắt phải nhận ra ngay :

Ngũ uẩn giai không vần chiếu diệu.

Rõ ràng : năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức; cơ cấu của thân và tâm khi chưa nhiễm bụi trần, tự thể nó đều vốn là KHÔNG, vốn là tịch chiếu, vốn là niết bàn.
hanhphuong

Bản thân hành giả khi đã quán chiếu được ngũ uẩn giai không, thì dẫu bị buộc hay tự nguyện dấn thân vào tam đồ bát nạn, những đường đi gập ghềnh, những khúc khuỷu gian nan cay đắng, những địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; những hỏa đồ, huyết đồ, đạo đồ...tất cả mọi trở lực... thảy đều là nhi huyễn, như mộng, như ánh chớp…

Đã dấn thân vào đời, vào cuộc hiện sinh với tâm nguyện dấn thân học theo hạnh nguyện của đức Quán thế âm  thì thảy đều như thế. Khi nguyện đã đi sâu vào trí tuệ Bát nhã thì ai cũng thảy đều như thế. Do vậy Trụ Vũ mới có câu tiếp này:

Tam đồ nhi huyễn điệu hành thâm.

Tam đồ đối ngũ uẩn, giai không đối nhi huyễn, chiếu diệu đối hành thâm... Kết cấu toàn bích của hai câu thực, chuyển mạch cho hai câu luận:

Tinh mơ ngọc thố phô ngời ánh,

Lấp lánh kim ba  rạng đúng tầm.

Mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều huyền ảo, hào quang nhật nguyệt lóng la lóng lánh những ánh sóng vàng, những tia ngọc bạc, ấy chính là biểu thị hạnh phúc tròn đầy nơi tâm nguyện bản hoài của hành giả đại bi tâm. Tư tưởng luận hay, cấu trúc từng cặp từ và nghĩa sóng sánh đối nhau thực như bạn bầu xứng đôi vừa lứa; như xuân xanh xấp xỉ tương phùng.

Sau hết, mời người đồng điệu hãy cùng bước vào hai câu kết thâm hậu của bài thơ :

Nửa bước quy y về tự tánh

Tung tăng tròn trĩnh hạnh quang lâm.

Thay vì cất bước, trẩy bước, nhớm bước, đặt bước… vào thể điệu hành thâm bát nhã, nhà thơ bảo hành giả chỉ cần “nửa bước” thôi – nửa bước dụng công quán chiếu về nửa bước khởi tâm, nhất cử nhất động vô phi thị niệm thì hành giả đã có thể tự mình trở về nương tựa CHÍNH MÌNH, đã tự mình là ốc đảo cho CHÍNH MÌNH, đã “ Nửa bước quy y về tự tánh”.

Đã quy y về tự tánh được rồi thì hai bàn chân tha hồ tung tăng trong chánh niệm, tha hồ tung tăng giữa ngũ uẩn giai không, tha hồ bay nhảy giữa tam đồ bát nạn, tha hồ đi về giữa ba cõi sáu đường.

Mỗi nửa bước, mỗi mỗi nửa bước của hành giả sẽ là tất cả các bước trên lộ trình hành thâm... bây giờ mỗi bước thảy thảy đẹp xinh, mỗi bước bây giờ thảy đều tròn trĩnh, thảy đều tỏa sáng hạnh phúc, an trú lạc pháp. Hiện thị đương chân.       

Đẹp thay! Mỗi từng giây phút giữa cuộc đời ánh sáng hạnh phúc đang đến với chính mình, tràn ngập trái tim mình, chơn tâm mình. Mỗi mỗi bước thảy đều “đúng tầm” cho ánh sáng quang lâm :

Tung tăng tròn trĩnh hạnh quang lâm.

Tư tưởng thi nhân thâm hậu, liễu ngộ tuệ giác thiền quán. Tình cảm, cảm xúc thi nhân sâu xa, trầm lắng. Người được tặng thơ hẳn cảm thấy vui một niềm vui của cảnh giới tri âm. Tôi mơ màng thấy người ấy đang chấp tay sen tịnh tâm thốt niệm: “Nam mô A di đà Phật”, ngay khi vừa cảm thụ.

Bản thân chúng tôi thật hạnh phúc khi được nhà thơ Trụ Vũ đọc cho nghe bài thơ. Sau khi đã lắng lòng, toàn tâm thưởng lãm từng câu chữ thơ ông, bất giác tôi cầm bút ghi lại những âm giai cung bực đang khởi phát, đang dội lên, đang vọng về trong tâm thức, rung động nơi trái tim :

Đã gặp nhau từ ngàn trùng sanh diệt

Biết nói răng chừ !

Quán tự tại hành thâm mới biết

Mối tình thơ chơn nguyệt vô dư.

 HẠNH PHƯƠNG

27/8/2014

Giáp Ngọ - Phật lịch 2558

 

 

HẠNH PHƯƠNG

HOÀNG KIM BÍNH    Ấp Suối Cát 1- Suối Cát – Xuân Lộc – Đông Nai.

ĐT 0985.734.265

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2021(Xem: 4175)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3631)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6915)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 7094)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5109)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
27/04/2021(Xem: 4036)
Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. Cây bên đường có thể bị nhầm là kẻ trộm đối với cảnh sát, và sẽ là cảnh sát đối với kẻ trộm (1). Giây thừng hay con rắn. Con chim hay con quạ. Con sóc hay con mèo. Người hay quỉ. Mọi vật đều một màu đen. Trong bóng đêm, mọi thứ đều dễ trở nên ma mị, huyễn hoặc.
27/04/2021(Xem: 3846)
Cũng như tình trạng nghiêm trọng của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi chỉ có thể theo đuổi một trong ba trường hợp – chiến đấu, bỏ chạy, hay đàm phán. Ngài có thể tập họp lại đội quân ít ỏi, vũ khí thô sơ, rèn luyện sơ sài và đưa họ đối mặt với một lực lượng quân sự mạnh mẽ vượt trội, biết rằng ngài gần như chắc chắn đang kết án tử hình cho đội quân của ngài và xứ sở của ngài cuối cùng sẽ bị đánh bại. Ngài có thể trốn chạy khỏi đất nước, nhưng như vậy sẽ để lại dân tộc ngài không có lãnh đạo và vẫn chịu sự thương hại của những kẻ xâm lược. Hay, ngài vẫn ở lại Tây Tạng và cố gắng để đàm phán một thỏa hiệp với Tàu Cộng để bảo vệ dân tộc ngài và nền văn hóa của họ. Để thực hiện một quyết định đúng đắn, ngài phải biết hơn về Trung Hoa.
27/04/2021(Xem: 6003)
Được sự cho phép của lãnh đạo chính quyền và sự trợ duyên của nam nữ Phật tử, câc nhà hảo tâm khắp nơi, chùa Diên Khánh đã khởi công trùng tu ngôi Tam Bảo vào ngày 12/3 năm Tân Sửu, nhưng kinh phí còn quá khiêm tốn, nên việc tái thiết trùng tu ngôi chánh điện đang dang dở, trì trệ... Nay nhà chùa một lần nữa tha thiết đăng lại bức "Thư Ngỏ", kính gửi lời đến quý đạo hữu, nhà hảo tâm, Phật tử gần xa để công việc trùng tu sớm được hoàn thành.
19/04/2021(Xem: 11244)
Phật Điển Phổ Thông DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT Common Buddhist Text: Guidance and Insight from theBuddha. Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU). Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ Ban biên dịch: Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình. Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành.
15/04/2021(Xem: 9203)
Bài viết này (phần B) cập nhật và tóm tắt buổi trình bày về bài viết "Tản mạn về tiếng Việt và Hán Việt: tại sao Trung Quốc dùng danh từ khoái 筷 còn Việt Nam dùng đũa (trợ 箸)?" tại hội thảo UNC2021_0116 tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (sẽ diễn ra vào ngày 24/4/2021). Các trang bên dưới được trích từ các trang của Power Point Presentation, dựa vào bài viết đã đăng và dán lên đây theo dạng word cho dễ đọc hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]