Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật pháp trong đời sống (sách)

23/10/201409:35(Xem: 13003)
Phật pháp trong đời sống (sách)

phat-phap-trong-doi-song-bia-2



LỜI GIỚI THIỆU


Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.

Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.

Phát xuất từ nhận thức đạo Phật không thể bị đồng hóa với những tôn giáo nhất thần và đa thần, tác giả giới thiệu các vấn đề Phật học căn bản dưới hình thức vấn đáp. Từ những câu hỏi liên hệ đến bản chất của đạo Phật, các học thuyết nền tảng của Phật giáo như tứ diệu đế, thiện và ác, nhân quả, nghiệp báo… cho đến các câu hỏi về sự tu học… đều được tác giả giới thiệu khái quát trong tác phẩm này.

Tác giả phê phán hủ tục đốt vàng mã, vừa mê tín dị đoan, vừa lãng phí và ô nhiễm, vốn có nguồn gốc từ tín ngưỡng Trung Quốc, không nên tiếp tục tồn tại trong đạo Phật.

Do sợ hãi và cường điệu hóa vai trò của phong thủy, nhiều người đã bị lệ thuộc vào các hình thức bói toán và tử vi. Không chỉ tự rước về nỗi lo, người mê tín còn tốn kém nhiều tiền bạc một cách vô ích trong việc dâng sao giải hạn, cầu Thượng đế và thần linh gia hộ. Nhờ tiếp cận chánh tín, người tu học Phật giải phóng khỏi ách nô lệ về Thượng đế và thần linh.

Tụng kinh trong Phật giáo là phương pháp giúp cho tâm an và tăng trưởng trí tuệ nhờ hiểu thấu đáo lời Phật dạy. Hộ niệm cho người bệnh, cúng kiến và cầu siêu cho người quá cố là sự thể hiện quan tâm của thân quyến, nhằm giúp cho người bệnh được bình an, người quá vãng được siêu thoát.

Phân tích nhân quả qua tục ngữ, nhắc nhở những điều không nên làm trong dịp đầu xuân, phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm thầy tu, thầy chùa, thầy cúng, đánh giá về hôn nhân đồng tính… được tác giả giới thiệu từ cái nhìn Phật giáo, vừa mang tính khai phóng, vừa mang tinh thần định hướng chân chính cho người đọc trong việc xây dựng đời sống bình an.


Tác giả khéo phân tích sự khác nhau về quan điểm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo, nhằm khẳng định Phật giáo không phải là tôn giáo tích hợp tín ngưỡng Bà-la-môn giáo. Chân lý được Phật khám phá có khả năng soi sáng nhận thức, huấn luyện đạo đức và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau. Phối hợp thiền trong thể dục, kể chuyện tái sinh thời hiện đại nhằm giáo dục đạo đức, giới thiệu mô hình sống hạnh phúc hiện tiền… được tác giả khái quát thiệu rất cô đọng, gợi mở, nhằm hướng đến lối sống lành mạnh và thanh cao theo tinh thần Phật dạy.

Các bài viết trong tác phẩm này được phổ biến trên trang nhà “thư viện hoa sen” do chính tác giả thiết kế và chủ biên, nay được xuất bản trong tuyển tập này nhằm giúp người đọc có cái nhìn bao quát về những điều Phật giảng dạy, vốn rất khác và vượt lên trên các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các tôn giáo nhất thần và đa thần.

Giá trị của tác phẩm ngoài việc giới thiệu một đạo Phật chánh tín, còn góp phần định hướng lối sống đạo đức, thiền định và trí tuệ của đạo Phật. Vì tính dẫn nhập bao quát về đạo Phật, tác phẩm này được xem là tuyển tập về các thông tin nhập môn về Phật giáo.

Vì những thông tin bổ ích của tác phẩm, tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến quý độc giả và mong rằng người đọc không còn ngộ nhận và đồng hóa đạo Phật với những tín ngưỡng và tôn giáo khác.

Giác Ngộ, ngày 3-7-2014

TT. Thích Nhật Từ

Tổng Biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay


phat-phap-trong-doi-song-bia-2


LỜI TỰA


Trong một bài giảng về chánh tín và mê tín trong đạo Phật, Hòa thượng, Thiền sư Thích Thanh Từ, một bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại đã nói:

Mê tín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín.

Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi.

Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, phải can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp.

Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bản đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng bảo”.(1)

Để tránh tình trạng đạo Phật dạy một đàng, mà Phật tử làm một nẻo, khiến Phật giáo từng có những thời kỳ bị coi là một tôn giáo mê tín, không gì hơn là người học Phật hãy tìm hiểu và nghiên cứu những giáo lý của nó trên cơ sở chánh tín, hãy suy xét thấu đáo để hiểu rõ hơn về đạo Phật, mới hiểu được thế nào là chánh tín theo đúng tinh thần nhà Phật.

Trong quyển sách nhỏ này chúng tôi giới thiệu những nét căn bản và cốt tủy của giáo lý nhà Phật qua dạng hỏi đáp, sau đó là một số bài nói lên tình trạng mê tín dị đoan đang hiện diện trong đời sống xã hội hiện nay để quý độc giả suy xét và cuối cùng là một vài bài ứng dụng Thiền trong đời sống hàng ngày.

Với hoài bão Phật giáo không còn bị coi là một tôn giáo mê tín, ước mong “người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm, phải can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp” như lời khuyên nhủ của Hòa thượng Thích Thanh Từ nói ở trên.

Tâm Diệu
phat-phap-trong-doi-song-bia-2


MỤC LỤC
Lời giới thiệu 
Lời tựa
1. Phật pháp căn bản
2. Đạo nào cũng là đạo
3. Đốt vàng mã một hủ tục mê tín cần hủy bỏ
4. Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem tử vi bói toán
5. Cúng sao giải hạn
6. Cầu nguyện và tụng kinh
7. Vấn đề cúng lễ người quá vãng 
8. Xét lại câu tục ngữ “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” qua lăng kính đạo Phật
9. Hái lộc đầu xuân
10. Bơ và những viên đá cuội (dịch)
11. Hôn nhân đồng tính 
12. Thầy tu, Thầy chùa hay Thầy cúng
13. Bài pháp rất ngắn của đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho Phật tử Việt Nam trên đỉnh Dharamsala
14. Quan niệm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo
15. Đức Phật có thuyết pháp hay không thuyết pháp
16. Tâm chân như và tâm sinh diệt
17. Ứng dụng Thiền vào việc luyện tập thể dục
18. Cuộc đời thì vô thường, sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại 
19. Sống trong giây phút hiện tại

Phat Phap trong doi song
Xem nội dung dưới dạng PDF:
Phật Pháp Trong Đời Sống tác giả Tâm Diệu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2020(Xem: 7867)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
05/03/2020(Xem: 9027)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 8866)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6580)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 6495)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
27/02/2020(Xem: 6445)
Xã hội hiện đại này là một loại hình xã hội cần đến sự cập nhật kiến thức liên tục vì tốc độ tăng trưởng thật nhanh . Do đó con đường tốt nhất là đọc sách và học tập suốt đời dù ở bất cứ tuổi nào . Tuy nhiên nếu không có được sự tu tập để tìm được sự bình thản tĩnh lặng trong tâm thì sẽ không nhận được điều gì xảy ra và để nhân thấy được Sự Huyền Diệu của cuộc đời . Khi chúng ta không có tĩnh lặng( những giờ phút riêng tư ) dù phải chịu cảnh cô đơn hay cô độc thì sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được sự huyên diệu ấy. Một tâm trí khỏe mạnh là đã loại trừ được những suy nghĩ tiêu cực nhờ vào những suy nghĩ bình tĩnh , biết tập trung để thanh lọc những nỗi sợ hãi, buồn đau khi gặp phải vấn đề rắc rối .
26/01/2020(Xem: 5415)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8252)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6445)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 7310)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]