Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kẻ gánh cỏ khô trên đường thiên lý

14/10/201408:45(Xem: 8159)
Kẻ gánh cỏ khô trên đường thiên lý

ganh co kho

 

 

          Con đường ấy, khởi bước, ngỡ không mấy khó và chắc cũng chẳng có chi dài, vì nương theo sự chỉ bảo của các vị Đạo Sư, các bậc thiện tri thức giảng giải lời Phật dạy, thì sự giải thoát, giác ngộ có bao xa! Tùy căn cơ người nghe, lời giảng dạy chỉ gom về một mối, là muôn kinh, vạn kệ, hằng hà pháp môn cũng chỉ để giúp ta nhận ra, rằng mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh sáng chói như nhau, nhưng nếu không thấy, chỉ bởi vô minh che lấp mà thôi. Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”.

 

Không phải vô cớ mà Đức Phật khai thị Hội Pháp Hoa bằng lời xác định một sự thật mới mẻ như thế. Sự thật này là kinh nghiệm của chính bản thân Đức Phật khi ánh sao mai canh ba hiện lên rực rỡ, chiếu sáng cả khu rừng mà sa môn Gotama đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề suốt bốn mươi chin ngày đêm.

Đó là phút giây kỳ diệu của sự chứng ngộ.

Cũng khu rừng đó, gốc cây đó, con người, đó, ánh sao đó, nhưng tất cả đều hoàn toàn mới mẻ, vì con người đó vừa bứt phá được mọi gông cùm xiềng xích phiền não bằng thanh gươm trí tuệ. Phải nhận ra cội rễ khổ đau mới có thể chặt đứt chúng để trở thành con người tự do, tự tại, vốn sẵn tiềm ẩn nơi mỗi chúng sanh.

Nhưng ở không gian và thời gian đó, sự thật này lại khó tin đến mức khiến hơn năm ngàn vị Thanh Văn Duyên Giác hốt hoảng đứng dậy, rời Pháp Hội, xuống núi!

          Làm sao tin nổi là mọi chúng sanh, bất kể sang hèn giầu nghèo, khi nhận ra được là trong hình hài phàm phu này, có một vị chân nhân, thì kẻ đó đang là Phật! Và, nếu chịu tin như thế rồi, việc còn lại chỉ là ân cần chăm sóc và quán sát cái thân tâm phàm phu này, hăng hái lau chùi bụi bậm đi, tẩy rửa uế nhiễm đi, sẽ thấy được vị chân nhân bên trong.

 

Nhưng vị chân nhân đó, dung mạo ra sao, già trẻ thế nào, để có thể thấy hay không thấy? Dùng cái thân tướng phàm phu giả tạm, do kết hợp từ đất, nước, gió, lửa, để đi tìm cái không hình không tướng, không biết từ đâu đến và chẳng biết sẽ về đâu thì có dễ không?

Chắc là không, vì cõi ta-bà, muôn “Phật sẽ thành” vẫn nổi trôi trong biển khổ, hoặc phó mặc trầm luân, hoặc nhọc nhằn cầu học. Kẻ phó mặc trầm luân, ví như đã an phận theo dòng sinh tử, còn người cầu học mới phải khổ công nhọc trí, bôn ba tìm thầy, nương pháp để chỉ cho cách tìm ra cái “đang ở trong ta”.

 

Một vị giảng sư, mỗi lần đăng tòa thuyết pháp, đều nhắc nhở đại chúng: “Ngoài đời-thường, học vị nào, công việc nào cũng có lúc hoàn tất. Đạt kết quả rồi, người đó có thể nghỉ ngơi, hưởng thụ công trình của mình, bằng cách này hay cách khác. Nhưng với người cầu sự giác ngộ giải thoát thì không có phút nào được ngưng nghỉ, bởi phút nào giải đãi, phút đó mất ngay chánh niệm; mất chánh niệm thì thân, tâm, ý, theo vọng mà hành xử ngay!”

 

Đây là lời nhắc nhở rất quan trọng cho những ai thực tâm cầu đạo. Lời nhắc này cũng nói lên sự dễ, hoặc khó, trong việc lau bụi vô minh, hiển lộ Phật Tánh. Loại bụi này chẳng phải chỉ bám vào một nơi, một chốn, cũng chẳng phải chờ gió, chờ mưa nó mới di chuyển, lây lan. Để cho một ý bất thiện khởi lên mà không kịp nhận diện, nó có thể biến thành hành động, nhanh như tia chớp. Tác hại hơn, nếu nó còn mưu lược phác họa chương trình, rồi thân tâm ý cùng hỗ trợ nhau tích cực hành động thì chẳng bao lâu, giọt nước sẽ biến thành sóng thần, thành cuồng phong bão tố! Nhân vật Hitler chỉ không ngăn được thành kiến không ưa một chủng tộc, mà dẫn đến việc sát hại hơn sáu triệu dân Do Thái vô tội trong những lò hơi ngạt!

Lịch sử nhân loại từng chứng minh vô vàn sự bi thảm, mà Đức Phật đã cảnh giác: “Không tỉnh thức nhận diện để kịp ngăn chặn những bất thiện ý, thì cũng như coi thường một con rắn nhỏ, có thể khiến ta mất mạng, coi thường một đốm lửa nhỏ, có thể thiêu rụi thôn làng”.

Suy ra từ lời dạy này, cũng chớ coi nhẹ điều thiện nhỏ, mà không làm, vì dù sự việc điều thiện đó có nhỏ, nhưng khởi được ý-thiện và hành động theo ý-thiện đó thì kết quả có thể vô lượng.

 

Trong sáu căn, Ý là kẻ chỉ đạo, rồi với sự hợp lực và tuân theo của năm căn kia, Ý nào khởi lên cũng có thể thành hành động. Chính vì thế mà chúng ta tìm thấy trong Tạp A Hàm, riêng sự quan trọng về việc hộ trì sáu căn đã được lồng vào câu chuyện về tỳ-kheo Vangisa, suốt mười ba kinh. Câu chuyện dẫn cho thấy những tiến trình nguy hiểm khi sáu căn được thả lỏng. Thầy Vangisa là vị tỳ-kheo xuất sắc trong nhiều lãnh vực nghệ thuật, từng được Đức Thế Tôn ngợi khen tài sáng tác thi kệ, nhưng vì không dành đủ sự quan tâm tới sáu Căn khiến khi chúng đối trước Trần, đã dễ nẩy ra Thức ngã mạn, rồi mất chánh niệm đến nỗi suýt bi lụy vì nữ sắc. May nhờ có nội lực tu tập, thầy sớm nhận ra, bèn tìm tới Ngài Ananda, xin giúp đỡ.

Do việc này, một lần, Đức Thế Tôn đã nghiêm túc dạy rằng:

- Này các thầy tỳ-kheo, sáu căn của các thầy, mỗi căn là một đại dương mênh mông, sâu thẳm. Trong mỗi đại dương đó đều có vô số loài thủy quái sống giữa những dòng xoáy ngầm vô cùng hung hãn. Các thầy chỉ là những chiếc thuyền nan, bập bềnh trên biển cả, nếu không cẩn trọng trong từng phút giây, thuyền sẽ bị sóng ngầm và thủy quái nhận chìm, tiêu diệt ngay!

 

Quả là một thí dụ gợi hình, đầy linh động, khiến kẻ lơ mơ như tôi mà qua lời cảnh giác quý báu này, tôi đã bật nhớ, trong một lần giảng pháp, giảng sư đã viết lên bảng một câu, bằng Hán tự:

“Phù vi đạo giả, như thị càn thảo, hỏa lai tu tỵ”

Nghĩa nôm na, tôi hiểu đại ý là “Người cầu đạo, ví như kẻ đang gánh cỏ khô, thấy lửa, phải tránh xa.”

Lửa ở đây, tạm nhận diện là những tư duy và hành động sai lầm, từ mười sử tiêu biểu, gồm tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới thủ. Mười sử này khai triển thành tám vạn bốn ngàn trần lao, cuốn ta trôi lăn trong dòng phiền não, sinh tử luân hồi. 

Lửa tinh vi và mênh mông vô hình vô tướng như thế, lúc nào cũng vây quanh đời sống, ẩn hiện dưới muôn hình vạn trạng, làm sao mà sự chểnh mảng chẳng khiến ta dễ dàng bị đốt cháy!

 

Vừa chợt nhớ lại ví dụ này, tôi tưởng như gánh cỏ khô trên vai đang được ai đó chất cho đầy hơn, nặng hơn, vì nó mang theo một thông điệp không thể không đáng sợ : “Này, thân mạng đang vùi trong cỏ khô, hãy nhìn cho rõ, những gì là lửa nhé!”    

 

Trên đường thiên lý hôm ấy, gió đi theo, và cùng cất tiếng hát với đoàn người gánh cỏ:

“Nhờ ơn Thầy chỉ dạy,

Cám ơn gánh cỏ khô

Vì cỏ, ta tránh lửa,

Xa lửa, gần Chân Như…” 

 

                                          Huệ Trân                                               

                               (Cuối hạ,Cốc Thảnh Thơi )

                   

 

 

   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2021(Xem: 4564)
Myanmar, đất nước chùa tháp, đang khổ đau. Hưởng ứng lời hiệu triệu kêu gọi của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo “vì dân, do dân và của dân”, hàng triệu người dân trong mọi tầng lớp đã đổ ra đường phố ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Phật giáo Myanmar để phản đối cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.
25/02/2021(Xem: 7402)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 4800)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 4909)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5356)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10337)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9157)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6457)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8856)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5041)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]