Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiến thắng sợ hãi

11/10/201411:33(Xem: 8659)
Chiến thắng sợ hãi

Thai Ha book (3)

18 giờ tối ngày 9/10/2014, đông đảo Phật tử, doanh nhân, sinh viên và các bạn yêu đọc sách đã được học hỏi rất nhiều từ thiền sư Minh Niệm, tác giả cuốn sách “Hiểu về trái tim” tại nhà sách Thái Hà ( số 119, C5, phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Cá nhân tôi cũng vậy. Tôi học được rất rất nhiều. Thầy Minh Niệm đã chia sẻ nhiều trải nghiệm sâu sắc, phong phú của chính thầy đến với những ai may mắn có mặt để giao lưu, để lắng nghe. Đối với rất nhiều người, đó là những điều mới mẻ và hữu ích.

Thầy Minh Niệm, tác giả của một cuốn sách sâu sắc như vậy mà sinh năm 1974. Thầy còn quá trẻ nhưng lại viết được một tác phẩm vô cùng có giá trị và xúc động. Thầy có 12 năm sống và tu học tại Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, trái tim thầy vẫn luôn quan tâm về Đạo Pháp ở quê hương Việt Nam. Bởi vậy thầy luôn có những trải nghiệm đa chiều về văn hóa và cuộc sống ở hai quốc gia cách nhau nửa vòng trái đất.

Người Mỹ có thể văn minh về vật chất và khoa học, nhưng người Việt Nam văn minh về tâm linh và tình cảm. Cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt lâu nay luôn có sự quây quần trong gia đình, có sự hòa đồng và chia sẻ với làng xóm bạn bè. Trong khi người Mỹ sống độc lập song cô đơn, vì luật lệ qui định tôn trọng không gian riêng và quyền tự do của công dân Mỹ.

Chính vì họ sống nguyên tắc biệt lập, nên cũng có lúc người Mỹ rất muốn sống có tình cảm bên gia đình sum họp như ở Á Đông, đặc biệt là vào những lúc gặp khổ đau và những cú shock về tình cảm. Cuộc sống tình cảm của người Mỹ khá là cô đơn, vì họ không muốn nhờ bạn bè chia sẻ động viên mình và không nghĩ rằng bạn bè phải có trách nhiệm về mình, do thói quen sống tự lập của họ. Bởi vậy, khá nhiều người Mỹ mắc bệnh trầm cảm, dù kinh tế và khoa học phát triển.

Thai Ha book (1)

Thầy Minh Niệm chia sẻ rằng hạnh phúc có mặt ở những nơi vắng bóng văn minh của nhân loại. Ở đó sự tư lợi hưởng thụ hạnh phúc cá nhân được thay thế bằng sự đồng cảm , tình thương yêu dành những điều tốt đẹp cho người. Ở đó con người sống chân thật tự nhiên và tình nghĩa.

Thầy chia sẻ với đại chúng rằng, dường như nhờ những năm tháng thầy nhập thất tu thiền trên núi hoang sơ vắng bóng con người, nên sau này xuống núi thầy đã cảm động khi nhìn thấy hình bóng con người đi trên đường, một hình ảnh thân quen mà lâu rồi mới gặp lại; từ đó nhận thấy sự bình yên và tình người đáng quý vô cùng, và thầy trân trọng đồng loại giữa vô thường, tâm hồn trở nên rộng mở.

Đối với người tu Phật, tâm hồn họ không còn sự phân biệt người tốt người xấu, người hay người kém. Tuệ giác nhờ thiền định giúp họ tách biệt giữa bản chất và hiện tượng.

“Mặt hồ nhăn nhó do gió thổi

Ngọn núi già do tuyết phủ quanh năm”

Tức là mặt hồ vốn trong nhưng ta nhìn thấy nó nhăn nhó (sóng lăn tăn) là do gió thổi. Còn núi vốn trẻ nhưng ta trông già vì có tuyết bao phủ trên đầu! Bản chất con người vốn thiện, nên có lúc nào đó trong đời, bản chất thiện lành của họ bị vô minh tham sân si che khuất thì cái chưa tốt đó chỉ là hiện tượng gió thổi tuyết phủ. Bản chất của mỗi con người chúng ta không xấu hoàn toàn và xấu mãi được, mà chỉ trong một thời điểm nhất định mà thôi.

Thai Ha book (4)

Sự tồn tại của người đem lại sự tồn tại của mình, cũng như hoa hồng được tạo nên bằng những yếu tố không phải hoa hồng như đất và nước, hạt giống. Vậy tu về tâm là tôn trọng người khác như thể tôn trọng chính mình, yêu người như thể thương thân mình. Sống một cuộc đời hạnh phúc như vậy thì cuộc sống đó dù ngắn hay dài đều đẹp và đáng quý.

Cuộc sống này còn đáng quý hơn, sau khi thầy Minh Niệm đã trải nghiệm ranh giới sinh tử qua 6 lần đối diện với cái chết ở đèo tử thần, trong hành trình 8 tháng đi qua 52 tiểu bang của Mỹ. Đó là những lần gặp sư tử rừng, gặp bão cát sa mạc, nhảy xuống vực cứu người, bị lạc trong rừng và kiệt sức, đứng trên đèo chờ xe thì xe tông vào người, một lần khác có người cho thầy quá giang thì thầy bị rơi xuống đèo.

Khi trải qua một hành trình dài với nhiều gian nguy thử thách như vậy, thầy đã ngồi tĩnh tâm để tự nhắc mình cần hoàn thành hành trình mình đã chọn. Tu hành đối với thầy là dấn thân vào thử thách và gian khổ hiểm nguy để tôi luyện bản lĩnh và bản năng thương người giúp người. Lúc đó thầy quán chiếu cái thân tứ đại này là vay mượn và là không thật có, thầy liền thấy giải thoát tự tại. Khi gặp hiểm nguy quá trong những chuyến đi tu bụi, lúc nhập thât, thầy Minh Niệm tự nhủ: nếu số phận cho thầy ở lại tiếp tục sứ mạng hoằng Pháp thì thầy sống tiếp, còn nếu không thể tiếp tục, thầy cũng hiểu rằng kiếp sống này không phải kiếp sống duy nhất, cái kết thúc đời sống này là sự mở đầu cho một cuộc sống mới.

Người tu Phật phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi, phải biết giải thoát tự tại giữa ranh giới sinh tử, kẻ cả đối diện với cái chết. Tất cả để tôi luyện theo phẩm chất đại hùng, đại lực, đại bi, đại tri của Đức Phật và Tăng đoàn thuở trước.

Học tập theo tấm gương của thầy Minh Niệm đã chiến thắng nỗi sợ hãi trong hành trình gian khổ hiểm nguy, Phật tử tại gia chúng ta có thể học thiền và hành thiền để có thể đối trị những nỗi sợ hãi từ nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày với nhiều điều kiện thuận lợi đến những nỗi sợ lớn hơn ví dụ như lo sợ tâm mình nhiễm độc tham sân si thêm lần nữa.

Thiền Phật giáo có mặt ở phương Tây hơn 100 năm, đến nay Thiền vẫn là lối sống lành mạnh của đa số người  dân Mỹ cũng như người dân Việt Nam. Hành thiền là khả năng quán sát ý nghĩ khởi và diệt, lời nói và việc làm của chính mình, hay còn gọi đó là khả năng chính niệm. Tuổi hành thiền đẹp nhất của con người là khi có ý thức về cuộc sống. Sống thiền là làm mọi việc, mọi thứ trong tỉnh thức và chuyển động một cách nâng niu, đầy trân trọng và yêu thương đối với mọi vật và mọi người, nhờ đó tâm hồn tự nhiên tươi vui tràn đầy năng lượng.

Tu thiền là liệu pháp hàn gắn những mảnh vỡ của tâm hồn con người qua mỗi lần gặp sóng gió khổ đau trong đời. Vì sự lắng đọng an tĩnh của thiền giúp tâm trí con người hướng vào bên trong để nhận diện và phát triển nội lực để cảm nhận sự bình yên trong lúc ở một mình :

“ai mà không thích kết thân

Với người thế tục hay hàng xuất gia

Lang thang đơn độc, không nhà

Không còn ham muốn dục tình

Bà la môn thật xứng danh”

( kệ 404, phẩm Bà la môn, kinh Pháp Cú).

Hành thiền cần động lực chính đáng thì người tu đạt được kết quả tốt đẹp. Thân bệnh được chữa lành do tâm được hồi phục. Bởi mọi bệnh tật thường gặp đều bắt nguồn từ sự căng thẳng trong cuộc sống thiếu chính niệm. Bệnh tật và cái chết là một trong những nỗi lo sợ thường trực của con người, nay đã được giải thoát.

Thai Ha book (1)

Buổi giao lưu đã hoàn mãn trong niềm hỷ lạc của thầy trò chúng tôi, nhờ những hiểu biết đáng quý về cuộc sống. Và đặc biệt trong thời gian tới Thầy Minh Niệm sẽ gửi đến các thiền sinh những cuốn sách tiếp theo đó là “Nhìn vào bên trong” và “100 bước tu thiền”, 100 bước để khám phá thế giới nội tâm cho từng trình độ.

Chúng con biết ơn Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books là doanh nhân Phật tử tu thiền trên 10 năm nay đã dẫn dắt rất thành công buổi tọa đàm. Những chia sẻ rất quý báu và những trả lời thắc mắc của người nghe làm ai cũng hoan hỷ. Những ai có mặt đã học được cách chiến thắng nỗi sợ hãi, cách chiến thắng chính mình. Bây giờ chỉ còn là thực hành mà tôi

DIỆU HÒA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 8351)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6101)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 7955)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12136)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8097)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7495)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13828)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8042)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9245)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6697)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]