Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảo Tháp Borobudur, kỳ quan PG thế giới

09/04/201318:59(Xem: 19347)
Bảo Tháp Borobudur, kỳ quan PG thế giới


borobudur







Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.


borobudur-map

Bảo tháp hiện nay tọa lạc ở quận Borobudur, miền Nam Magelang, Trung tâm Java, Indonesia. Quần thể kiến trúc độc đáo này được xây dựng trên một ngọn đồi 27 mét (rộng 2 cây số rưỡi), với chiều cao của tháp 32 mét, gồm có 9 tầng, 1.600.000 phiến đá chạm trổ, 504 tượng Phật, 72 tháp hình quả chuông và 1500 tháp hình tứ giác. Bảo tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 và 8 Tây lịch. Theo các nhà khảo cổ thì công trình vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.

borobudur-sodo

Ý nghĩa và tên gọi của Bảo Tháp Borobudur:

Ở Ấn Độ gọi Tháp là Stùpa hay Thùpa;Trung Hoa gọi là Phù Đồ hay Phật Đồ; Tích Lan gọi là Dagola, Miến Điện gọi là Pagoda, Tây Tạng gọi là Chorten hay Tumulus, tiếng Anh gọi là Tower... nghĩa là chỗ cao ráo trang nghiêm, nơi hội tụ công đức, ngôi lăng mộ lớn, nơi để tôn thờ xá lợi của Phật và các vị A La Hán. Bảo Tháp đầu tiên được xây dựng tại Ấn Độ ngay sau Phật nhập diệt tại thành Câu Thi Na và Ma Kiệt Đà và về sau nó trở thành một biểu tượng quan trọng của Phật giáo.

borobudur-phat-2

Danh hiệu Borobudur (Bà La Phù Đồ) phát xuất từ nguyên ngữ Sanskrit, có nghĩa là "Ngôi chùa ở trên đồi" (Buddhist Monastery on the hill), và nhiều nghĩa khác nhau là : "Borobudur là Borobudur", nghĩa là Borobudur chỉ là một cái độc nhất vô nhị theo kiểu cách của chính nó, không giải thích, không bàn cãi được. Theo họa sĩ Nieuwenkamp thì cho rằng "Borobudur như là một đóa sen lớn rực rỡ nổi lên giữa hồ" (a big lotus flower bud ready to bloom was floating on a lake). Ý kiến này được nhà khảo cổ N. Rangkuti (1987) đồng ý rằng hình ảnh của Borobudur trông nổi bật so với tất cả những phong cảnh bao quanh nó. Rồi từ những nghiên cứ về địa lý, các chuyên gia chứng minh rằng Borobudur vào thời điểm ấy được thiết kế ở giữa một cái hồ rất lớn, tất cả những làng mạc xung quanh Borobudur đều ở độ cao 235m so với mặt biển. Mực nước này hiện nay vẫn giống nhau so với mực nước của một cái hồ cạnh Borobudur.

borobudur-mattien

Rồi dựa trên bản khắc năm 842 TL, nhà khảo cổ Casparis cho rằng "Borobudur là một nơi để cầu nguyện" (a place for praying). Borobudur là "Vô lượng Phật" (Countless Buddhas), là "Núi công đức của các Bồ tát" (A mountain of the virtues of the Bodhisattava). Đối với người Indonesia thì định nghĩa đơn giản hơn, Borobudur có nghĩa là " ngôi chùa ở Bobur " ( Monastery at Budur), vì Budur là địa danh của Java (Indonesia cũ) và Boro được biến thể từ chữ Bara và Byhara, phát xuất từ chữ "Vihara" (chùa), một từ của Sanskrit.

borobudur-phat

Kiến trúc của Borobudur:

Borobudur quay mặt về hướng đông, có 4 cửa và 9 tầng; tầng thứ nhất được thiết tạo những tháp hình tứ giác với những hình tượng Phật và Bồ tát được chạm trổ lên đó, đặc biệt là ghi lại toàn bộ lịch sử của Đức Phật Thích Ca Mưu Ni, vị khai sáng đạo Phật, với những quan cảnh từ đản sinh, xuất gia, thành đạo, giáo hóa và Niết bàn. Tầng thứ hai, chạm trổ những chuyện tiền thân của Phật Thích Ca được mô tả trong Jataka. Tầng thứ ba, bốn và năm là trình bày hình ảnh của các vị Bồ tát như Quan Âm, Địa Tạng, đặc biệt là chuyện Sudha gặp Bồ tát Di Lặc (Maitreya) được diễn tả trong Kinh Hoa Nghiêm. Và bốn tầng tháp còn lại phía trên là phần tháp hình quả chuông. Trong mỗi tháp đều có tôn trí hình tượng Phật. Toàn bộ 1.600.000 phiến đá lớn nhỏ của Borobudur được điêu khắc và chạm trổ một cách tinh tế, sắc sảo và đẹp đẽ đã tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng cho Borobudur.

borobudur-toancanh1

Về mặt tổng thể, Borobudur được nhìn từ trên cao xuống trông giống như một đồ hình Mandala, biểu trưng cho cấu trúc của vũ trụ theo quan điểm của PG, trời tròn đất vuông (xin xem hình của Borobudur).

borobudur-toancanh

Thời gian xây dựng Tháp Borobudur:

Borobudur được xây dựng từ năm 750 đến 850 TL trong khoảng thời gian của hai triều đại Sailendra và Sanjaya.

Triều vua Sailendra trị vì một phần lớn ở Sumatra và tầm ảnh hưởng của hoàng gia này kéo dài đến miền Đông Ấn Độ. Các vị vua của triều đại này đều là tín đồ thuần thành của PG Đại Thừa, một tông phái PG xuất phát từ bắc Ấn Độ, kinh điển viết bằng ngôn ngữ Sanskrit. Triều đại này đã phát tâm kiến tạo công trình vĩ đại này vào năm 750 TL như để dánh dấu sự vững mạnh của PG tại Indonesia vào thời bấy giờ.

Thời gian khám phá và trùng tu tháp Borobudur:

Bảo tháp Borobudur được khám phá vào năm 1814 do công của Toàn quyền Anh quốc tại Indonesia, ông Thomas Stanford Raffles, trong một tình trạng bị đổ nát và chôn vùi dưới một vùng cây cối um tùm. Người ta tin rằng bảo tháp đã bị mất tích sau cơn núi lửa xảy ra tại vùng này vào thế kỷ thứ 14. Sau đó, toàn quyền Raffles đã cho dân làng khai quật và mọi ngưòi đều sửng sốt trước “một ngôi vườn tháp” của Java vĩ đại như thế mà bấy lâu họ không hề biết.

Đến năm 1900, chính quyền Hòa Lan tiếp thu Indonesia và họ đã thành lập một Ủy ban bảo trì Borobudur, một dự án trùng tu lại Borobudur được thực hiện ngay lập tức vào năm 1907 đến 1911 bởi tiến sĩ Th. Van Erg, một kỷ sư quân sự Hòa Lan, công trình trùng tu này đã bị ngưng lại vì những biến động của thế chiến thứ nhất (1913-1917). Trong hai thập niên 1950 và 1960, chính quyền Indonesia có nhiều chương trình trùng tu nho nhỏ. Đến năm 1967, giáo sư Soekmono, chủ tịch Viện Khảo cổ Indonesia, kêu gọi tổ chức Unessco cứu vãn Borobudur và tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc này đã ghi nhận Borobudur là một di tích lịch sử quan trọng của thế giới và đã tài trợ để trùng tu lại thánh tích này từ năm 1973 đến 1983. Công việc đại trùng tu này kéo dài ròng rả 10 năm, với 700 công nhân làm việc toàn thời, sáu ngày mỗi tuần, để khai quật, cạo rửa, tô đắp và sắp xếp lại phiến đá bị đánh cắp... đặc biệt hãng máy tính IBM đã tài trợ cho ban trùng tu một máy điện toán để giúp tính toán đo đạt và thay thế những phiến đá chạm trổ bị đánh cắp vào những chỗ trống sao cho cân xứng.

borobudur17

Cuối cùng công việc trùng tu đã hoàn mãn với tổng chi phí là 25 triệu đô la, tăng gấp ba lần so với dự tính ban đầu. Trong ngày khánh tạ Borobudur, 23 tháng 2 năm 1983, Tổng thống Indonesia, ông Suharto đã phát biểu rằng : "chính quyền Indonesia luôn quan tâm đến những di sản của lịch sử và có những kế hoạch để bảo trì. Từ nay Borobudur đã có thể chịu đựng với thời gian một ngàn năm nữa...."

borobudur-mandala
borobudur14
borobudur01

Lời kết:

Nhiều nhà khảo cổ học và sử học tin rằng ngôi bảo tháp vĩ đại này được xây dựng bởi vua Sailendras như để biểu dương sức mạnh chính trị của mình. Cũng có ý kiến cho rằng Borobudur chỉ là sản phẩm của những vị vua Phật Giáo chuyên chế, tự nhận mình là những vị Bồ tát để thực hiện công trình vĩ đại này để vinh danh PG và cũng để tôn vinh chính mình. Cho dù mục đích của người tạo dựng ra nó là gì, Borobudur vẫn là Borobudur như thuở nào mà người Phật tử Indonesia thường gọi như vậy để nói lên niềm tự hào của mình.

Borobudur được xem là hòn ngọc của vùng Nam bán cầu, rõ ràng Borobudur đã trở nên nổi tiếng từ khi tổ chức Unessco biết đến, hằng năm có nhiều chục ngàn người đổ xô về chiêm bái thánh tích này. Bốn khách sạn lớn được dựng lên ở một thành phố gần Borobudur để cung ứng cho nhu cầu du lịch nơi vùng này.

Ngày nay Borobudur nằm giữa một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi thấp, và đặc biệt là nằm ở giữa hai con sông lớn của Indonesia là Progo và Elo. Borobudur cách 90 km về hướng Đông Nam của tỉnh Semarang và khoảng 42 km hướng Tây Bắc của thành phố Yogyakarta. Du khách có thể chọn xe Taxi hoặc xe buýt để viếng thăm Thánh tích nổi tiếng này.

Tổng hợp theo các tài liệu:
-Chris Scarre (1999), The Seventy Wonders of the Ancient World, Thames and Hudson Ltd, London.
- Robert Storey (1992) Indonesia, A Travel SurvivalKit, Lonely Planet, Australia
- Gerald Cubitt and Christopher Scarlett (1995), This is Indonesia, New Holland Publishers, Sydney.
- Bedrich Forman (1980) Borobudur, The Buddhist Legend in Stone, Octopus, London.
- Mitra, D (1971), Buddhist Monuments, Culcutta, India




Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì ngôi đền tháp Phật giáo vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành .
blank
blank
Nằm ở miền Trung đảo Java của Indonesia , Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo khổng lồ nổi lên đột ngột giữa vùng lòng chảo , xung quanh là rừng rậm . Vào năm 2012 ,
Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới .
blank
Tên gọi Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn , có nghĩa là " ngôi Phật tự trên ngọn đồi " . Từ chân đồi khách phải leo hơn 15m mới lên tới nền đền tháp .
blank
Ngôi đền tháp này được xây dựng trong khoảng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật vào khoảng thế kỷ thứ 8 - 9 .
blank
Cấu trúc Borobudur gồm 9 tầng chồng lên nhau , tầng trên nhỏ hơn tầng dưới , tổng chiều cao 42m , tương đương chiều cao của một tòa nhà 10 tầng hiện đại .
blank
6 tầng dưới của Borobudur có bình đồ hình đa giác với 20 cạnh , trong khi 3 tầng trên có bình đồ hình tròn - là phần tinh túy nhất của công trình .
blank
Trên vòng tròn thứ nhất có 36 stupa ( phù đồ hay tháp bà ) , vòng tròn thứ hai có 24 stupa . Các stupa ở 2 tầng này được gọi tên là Parinirwana và đều được đục lỗ trống chung quanh
hình thoi .
blank
Vòng tròn thứ 3 có 16 stupa , được đục lỗ trống hình vuông và gọi tên là Nirwana , bao quanh một stupa lớn nằm ở trung tâm .
blank
Theo ước tính , nếu trèo lên từng tầng một và đi dọc chu vi của tất cả 9 tầng thì quãng đường tổng cộng sẽ là 5 km .
blank
Các vách tường 6 tầng dưới của Borobudur đều được phủ kín phù điêu , chạm trổ rất công phu , mô tả về cuộc đời của đức Phật , các bồ tát và các anh hùng đã giác ngộ Phật pháp ,
cũng như các giáo lý của đạo Phật .
blank
Tổng chiều dài các bức điêu khắc là hơn 4km . Để cảm nhận được hết nội dung của tác phẩm đồ sộ này sẽ phải mất đến 2 ngày .
blank
Ngoài các phù điêu , còn có trên 400 tượng Phật được đặt trong các stupa và 4 mặt của Borobudur .
blank
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì công trình vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành .
blank
Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ , Borobudur đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt 10 thế kỷ .
blank
Công trình đã được một phái đoàn các nhà khoa học châu Âu , do chính quyền thuộc địa Hà Lan ở Indonesia cử đến tái khám phá vào năm 1814 .
blank
Khi đó Borobudur đã đổ nát nhiều và nằm dưới một vùng cây cối um tùm .
blank
Người ta tin rằng ngôi đền tháp đã bị chôn vùi sau vụ phun trào lớn của núi lửa Merapi tại vùng này vào thế kỷ thứ 14 .
blank
Đây có thể là một điều may mắn , khi tro bụi đã phủ kín Borobudur , giúp hạn chế sự hủy hoại của thời gian và con người .
blank
Sau đó , chính quyền thuộc địa đã cho dân địa phương khai quật Borobudur , và sự kì vĩ của công trình khi hiện lộ đã khiến tất cả những người chứng kiến kinh ngạc .
blank
Vào năm 1970 , chính phủ Indonesia phải kêu gọi UNESCO giúp đỡ để phục hồi toàn diện Borobudur . 600 nhà phục chế có tên tuổi trên thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền
trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đôla Mỹ .
blank

Ngày nay , Borobudur đã trở lại với dáng dấp gần như ban đầu và trở thành một trong những kì quan nổi tiếng của thế giới


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2016(Xem: 7699)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”.
04/04/2016(Xem: 7938)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 9062)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
31/03/2016(Xem: 9979)
Bài này tôi muốn tặng Phật-tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật-tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa cùng các bạn đồng tu ở Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng và các bạn đồng tu xa gần.
31/03/2016(Xem: 8421)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 7984)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
29/03/2016(Xem: 8101)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã, là kho tàng quý báu cho người biết chịu khó, kiên trì, bền chí, và cố gắng đứng lên sau khi thất bại; ngược lại, nó là hố sâu vực thẳm cho những kẻ hay ỷ lại, cầu cạnh vào người khác, mà không chịu cố gắng nỗ lực vươn lên làm mới lại chính mình.
29/03/2016(Xem: 8212)
Không cần phải nói, Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống.
29/03/2016(Xem: 12006)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon ) của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985
29/03/2016(Xem: 17679)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực với đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]