Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn tâm tư

29/09/201409:40(Xem: 7972)
Tản mạn tâm tư
 451_tuhoc







Không học Phật pháp thì không biết đường nào để giải thoát, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ – tuyệt nhiên không giống với những gì ta đã học. Tấm bản đồ không phải con đường, càng không phải chỗ mình muốn đến. Nhưng bỏ mất nó thì có mà chết, mà ôm cứng lấy nó cũng chết. Muốn tu học ngon lành, hãy hỏi mấy em hướng đạo sinh cách dùng bản đồ.


Công đức bố thí giúp ta được giàu có, nhưng giá trị của sự giàu có không bằng một phần triệu của cái tâm bố thí. Dẫu ta có giàu đến cỡ nào đi nữa. Người tu hành phải biết sống vô sản, nhưng không tài sản chưa hẳn là sự tu hành. Cái tâm không tha thiết vật chất là tâm của hiền thánh, sự nghèo khó trong nỗi thèm khát nọ kia chỉ là đời sống của loài ngạ quỷ.

Người ta nói té ở đâu thì phải đứng lên từ chỗ đó. Mọi khổ ải trầm luân luôn bắt đầu từ sự có mặt của ngũ uẩn, nhưng không biết nhìn lại ngũ uẩn mà có thể giải thoát thì là chuyện xưa nay chưa từng.
Những may mắn ta có được bây giờ chỉ là quả lành từ quá khứ. Một người điên hay đứa con nít chỉ biết trái xoài trên tay, không biết phải làm sao để sau đó có thêm những trái xoài khác.

Thuyết Pháp và lập chùa là giúp người khác tu tập. Nhưng người làm hai việc đó thường rất dễ quên mình. Xưa nay kẻ trúng số hiếm bao giờ là người bán vé số. Không hiểu tại sao. Kẻ tu hành cứ lo đi đứng đây kia thì tâm tư dễ bị loạn động. Nhưng ở hoài một nơi coi chừng tâm tư tù đọng. Nếu phải đi, lòng cần như gió và nếu phải ở, tâm nên như nắng, đốm nắng bên thềm.

Giới luật là dãy hàng rào bảo vệ người, đất và tài sản bên trong, chớ không phải để giam hãm, nhốt tù chủ nhân. Ý nghĩa của chuyện tu hành là để bỏ được cái gì, không phải để có được cái gì. Hai động từ này đã thay đổi lịch sử Phật giáo.

Một sợi tóc hay chiếc lá me nhỏ xíu có thể khiến ta dầm mình trong một niềm vui hay nỗi buồn chất ngất. Vậy mà nhiều lúc đi ngang một ngọn núi hay hồ nước mênh mông, ta vẫn không có cảm giác gì đặc biệt. Ở đời không có gì là nhỏ hay lớn tuyệt đối, cái cốt tử là lòng mình ra sao.

Đọc báo thấy sự ngoan hiền tuyệt đối của người dân Triều Tiên, rồi nhìn lại sự răm rắp của Phật tử và giáo dân một số nơi, nhiều người thấy tiếc đến nhói ruột. Ước gì kẻ lãnh đạo của bầy chiên lành đó biết tận dụng sự trung thành tận tụy kia một cách thông minh và thiện chí, thì chuyện tốt nào làm không xong chứ. Người ta chỉ biết chăn nuôi nhằm những mục đích rất nhỏ nhoi.

Trên mấy chiếc máy bay dân sự của Mỹ luôn có câu này ở lưng ghế trước mặt hành khách: Life Vest Under Your Seat. Phao cứu hộ nằm ngay bên dưới ghế ngồi của bạn. Ô hay, câu này nghe quen quen, hình như có một câu Pháp Cú cũng có nội dung tương tự! Mấy chục tuổi đầu, một ngày nhận ra chuyện này lạ lắm. Một người thông minh và thiện chí vị tha đến mấy cũng mặc, cứ trao tay họ chút quyền lực thì hầu hết ai cũng đột nhiên ngu, ác, và tham giống hệt nhau. Khác biệt chăng là hình thức biểu hiện. Tôi lạnh người khi tìm hoài đến giờ vẫn không thấy ngoại lệ.

Người cư sĩ càng ít hiểu biết giáo lý thì cơ hội làm nô lệ sẽ lớn hơn cơ hội làm đệ tử của Tăng ni. Ở một số cửa hàng bên Mỹ, người ta ghi câu này trên cánh cửa phòng vệ sinh: No Merchandise Beyond This Point. Tạm hiểu là đừng mang hàng hóa vào đây, hoặc chuyện buôn bán là ở ngoài kia, không phải trong này. Trời ạ, lẽ ra câu này phải được treo ở nhiều nơi lắm.

Người ta ít khi có hứng thú với món hàng mình đang bán, cần thứ gì tương đương thì vẫn thích tìm đến mua ở chỗ khác. Người tu học coi chừng mình cũng vậy, qua ngày dài tháng rộng không còn tin vào những gì mình vẫn rao giảng tuyên truyền. Đưa người vào đạo, còn mình hướng tâm về đời.

Buôn có bạn, bán có phường. Trong cửa thiền hình như cũng thế. Người tinh tấn hay giải đãi luôn đi theo nhóm, nhóm càng đông thì quan điểm của mình càng được củng cố. Cái bậy được nuôi dưỡng lâu ngày cũng thành ra một cái đạo chứ chẳng chơi!

Mọi kiến thức và suy tư ngoài kinh điển phải được quy chiếu trên kinh điển, nhằm chứng minh Phật pháp uyên nguyên, không phải những thứ có thể thay thế lời Phật. Vào youtube nghe Tăng ni bây giờ thuyết giảng dễ thấy mọi sự đang đi ngược lại.

Người có nghe thấy chút ít về Phật, mỗi khi có chuyện đau buồn thì thường muốn tìm về bên chân Phật. Khổ nỗi có được mấy người lúc vô sự lại chịu nghĩ đến việc xây dựng một Phật giáo ngon lành. Thế là cái Phật giáo mà thiên hạ tìm đến lúc hữu sự chỉ là một biển hiệu mang tính biểu hiện.

Ai cũng sợ chết, sợ bị đoạ, nhưng kiểu sống của thiên hạ thì giống hệt như hai chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Dù chúng có thể đến ngay đêm nay hay sáng mai không chừng. Ngộ thiệt.

Lời dạy nguyên thủy của đức Phật rất thực tiễn, dễ chứng minh qua đời sống thực tế. Nhưng không hiểu sao người học Phật hôm nay lại chỉ dốc lòng tin vào những điều huyễn hoặc xa vời, và chê lời dạy thứ thiệt của Phật là tiểu thừa nhỏ bé. Sợ sách cắn hay sao mà ngại nghiên cứu kỹ lưỡng một chút. Thời mạt thế rồi sao chứ!

Ăn gì cũng sợ dư mỡ, dư đường hay cao huyết áp. Vậy mà về tinh thần thì bất cẩn đến khó hiểu, ai nói gì cũng tin, cũng cố nhét vào óc như là lời thánh. Bảo là ngu thì giận. Người ta thương mình mà lại hận người ta. Thế có nên không?

Học vị hay bằng cấp trong đạo lẫn ngoài đời luôn rất cần thiết, nhưng nó là bảo chứng cho một trình độ kiến thức có thiệt, không phải cái có thể thay thế cho kiến thức mà mình chưa có. Không gì nguy hiểm cho bằng việc ngồi lên một phi cơ mà người lái không có đủ kiến thức của một phi công.

Kẻ viết bài này chỉ là một gã tục tử, chọn cách nói để chúng chửi, còn hơn là im lặng ỡm ờ để mặc những điều trái khoáy mặc nhiên tồn tại ở đời. Viết xong có vì vậy mà chết cũng tốt hơn là sống trăm tuổi mà làm con hến vô tri, vô trách nhiệm.

Mong lắm vậy thay!

TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2018(Xem: 6882)
Chưa bao giờ mà quyền lực mềm mang tên nhà bếp tại đa số các chùa lại lên ngôi đến vậy. Nó dần trở thành điểm đen nhạy cảm nhất tại các chùa khi Phật tử luôn được cảnh báo trước về những bất cập cho những ai đang có ý định phát tâm ở lại công phu, công quả lâu dài.
03/08/2018(Xem: 11596)
Tiệc Chay Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Tu Viện Từ Ân, Victoria, Úc Châu (Thứ Sáu, 28-9-2018) tại Nhà Hàng Maxim Sàigòn, Springvale, Victoria, Australia
30/07/2018(Xem: 7111)
Hôm nay, chúng tôi hẹn nhau đi ăn cơm chay vì đang là ngày 14 âm lịch. Nhưng cuối cùng, chúng tôi không vào các nhà hàng bán đồ chay trong vùng hay đi đâu xa mà cùng mang đồ ăn, trái cây đến thăm một người anh em huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đang lâm trọng bệnh: Huynh trưởng Quảng Quý Huỳnh Kim Lân (HKL). Tôi và anh Bạch Xuân Khỏe đến thăm anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân khi nghe tin bệnh tình anh đã đến giai đoạn cuối, khó lòng qua khỏi.
30/07/2018(Xem: 7488)
Trang Nghiêm Lễ Xuất Gia Của Đội Bóng Bị Mắc Kẹt Trong Hang Động Ở Thái Lan, Các chú bé vừa được cứu thoát khỏi hang động ở Thái Lan đầu tháng này, một sứ mệnh quốc tế thu hút cả thế giới đã xuất gia gieo duyên nhằm tưởng nhớ đến người thợ lặn tình nguyện đã chết trong thử thách đầy đau khổ giải cứu các chú.
30/07/2018(Xem: 8745)
Một vị cư sĩ hỏi vị Sư: - Bạch Thầy cho con hỏi vì sao có người tu thì an lạc, có người tu lại chẳng an lạc? Vị Sư không đáp mà thủng thẳng hỏi: Chẳng hay tâm của Đạo hữu đang an hay chẳng an? Cư sĩ: Bạch thầy tâm con vừa an, vừa bất an. Vị Sư: Cho tôi hỏi đôi điều, Đạo hữu nghĩ sao cứ thẳng thắn mà đáp. Khi nào Đạo hữu thấy an?
28/07/2018(Xem: 5676)
CHÙA NHỎ MIỀN QUÊ Tôi đứng lặng im trước bức thư pháp đề thơ lộng khung kính treo trên vách của ngôi điện im ắng. Thư pháp của chính Thầy trú trì. Thi phẩm bất hủ của Trương Kế, đã được truyền tụng nhiều đời, đưa tiếng chuông của một ngôi chùa ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gian và thời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.
28/07/2018(Xem: 8830)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6980)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10319)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7591)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]