Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thật sự rằng tôi làm việc tôi hạnh phúc

25/09/201405:05(Xem: 8964)
Thật sự rằng tôi làm việc tôi hạnh phúc

 

 toi-lam-viec-toi-hanh-phuc-4

Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.

 

Và nếu như vào ngày 20 và 21/09/2014 vừa qua tôi dành thời gian để ngủ sau những ngày làm việc khá mệt mỏi để bỏ lỡ khóa thiền thì đó có lẽ là một sự hối hận lớn. Chỉ hơn 30 tiếng trở thành một thiền sinh thực sự trên đồi thông của IOGT Việt Nam được tổ chức bởi Vườn Yêu Thương của Công ty CP Sách Thái Hà và thầy Nguyễn Mạnh Hùng – CEO Thaihabooks mà tôi đã có những kết quả bất ngờ. Ít có những lần đầu tư nào của tôi lãi như lần này. Tôi đã thực sự được hòa mình vào thiên nhiên núi rừng Sóc Sơn, được trải nghiệm cái bình an trong tâm hồn, được thực hành thiền mỗi ngày, mỗi phút giây: Thiền tọa, thiền hát, thiền ngồi, thiền hành, thiền đứng, thiền ăn, thiền ngủ, thiền sẻ chia, thiền lắng nghe, thiền trà.... Không thể tin nổi thiền lại dễ, lại thực tế và sống động, lại có tác dụng lớn với con người đến vậy.

Tôi rất ấn tượng với chủ đề “Tôi làm việc, tôi hạnh phúc” mà thầy Hùng đã chia sẻ. Thầy nói từ tâm mình những kinh nghiệm quý báu trong suốt hơn mười năm thực hành thiền. Để hạnh phúc trong công việc, rất đơn giản chúng ta chỉ cần yêu lấy công việc mình đang làm. Hãy thay đổi ngay tự trong tâm mình thái độ với công việc, rằng mình được làm thay vì bị làm, nên yêu quý ngay lập tức những đồng nghiệp của mỗi chúng ta vì thời gian ta bên họ còn nhiều hơn cả với những người thân nhất như bố mẹ, vợ chồng, con cái.

 

Yêu người rồi người sẽ yêu ta, yêu công việc rồi công việc sẽ yêu lại mình – những trải nghiệm này từ TS Nguyễn Mạnh Hùng với bao câu chuyện có thật và đắt giá làm tôi giật mình. Tôi thích nhất khi thầy Hùng hỏi “Khi yêu, ai là người không hạnh phúc? Khi yêu thương người khác, ai là người hạnh phúc trước và nhiều nhất?”

 

 

 

Khi thiền ăn tôi mới nhận ra rằng hàng ngày mình ăn như một cái máy. Mình không hề ăn cơm mà ăn suy nghĩ, ăn lo âu, ăn tivi, ăn trò chơi… Thật là lãng phí mấy chục năm của đời tôi. May thay đã có thầy Hùng dạy và may thay có khóa thiền “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” quý giá này.

 

 

Trong lúc thiền hát, cảm nhận từng câu chữ rất đỗi bình dị đó lại cho tôi cái cảm giác ấm áp, hạnh phúc đến kỳ lạ. Đã bao lâu tôi quên không ngắm mưa, những giọt mưa tươi mát. Đã bao lâu rồi tôi không ngắm cây, những hàng cây xanh, vững trãi đứng dưới gió mưa, bão bùng…

 

Thay những bước vội vã hàng ngày, trên 60 thiền sinh chúng tôi bước chầm chậm bên thầy Hùng. Tôi cảm nhận đất mẹ đang vuốt ve đôi chân mình, đang giữ lại những muộn phiền, lo âu, tính toán chỉ để lại cho tôi sự thanh thản, vui tươi, để tôi có thể nhìn sâu vào trong tâm mình. Tôi đã có những giờ phút quý báu chuyên tâm chăm sóc bản thân mình. Ôi quý giá vô cùng!

 

 

Buổi sáng chủ nhật ngày 21 tháng 9 này, tôi đã không ngủ nướng đến tận 8:00 – 9:00 sáng. Tôi dậy từ sớm lúc hơn 4 giờ sáng. Tôi hít hà cái không khí trong lành mà thiên nhiên và rừng núi Sóc Sơn ban tặng. Chúng tôi cùng thầy Hùng ngồi thiền, tụng kinh. Sớm nay tôi cùng các bạn đồng tu tụng kinh Bát nhã, kinh Đại phước đức, kinh Sức mạnh Quan Âm, kinh Vu lan. Thật ấm cũng và xúc động.

 
toi-lam-viec-toi-hanh-phuc-2

Sớm nay, chúng tôi đón nhận những lời giảng giải của thầy Hùng để chuyển hóa những tâm hành xấu, buông bỏ những phiền muộn trong cuộc sống, công việc. Đó là bài học thật khó quên trong cuộc sống. Tôi nghe như nuốt lấy từng lời. Tôi nghe để chuyển hóa tâm hành xấu thành tâm hành tốt. Tôi nghe để ngấm và để chuyển tham sân si thành tâm từ, bi, hỷ, xả.

 

Tôi nhớ mãi không gian 3 chiều mà Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng giảng rất kỹ. Ở đây là THAM, SÂN, SI. THAM, tức tham lam. Vì tham lam mà chúng ta không muốn buông bỏ dẫn đến sự đau khổ trong cuộc sống khi không được điều mình mong muốn. Khi tham quá, không đạt được nó lại dẫn đến SÂN. Vì tham mà chúng ta giận, hận với người khác khi thấy họ hơn mình rồi chính bản thân mình lại đau khổ, phiền muộn vì nó. Còn SI là si mê, là tình yêu mù quáng, không có trí tuệ. Thầy Hùng đưa ra các ví dụ như việc ông bà yêu quý cháu mà cháu đòi cái gì được cái đó. Chính điều đó làm hại các cháu ngay từ khi còn bé, tạo thói quen xấu, tư duy lệch lạc cho các cháu.

 

4 chiều mà thầy Hùng nhấn rất mạnh và phân tích sâu sắc chính là: TỪ, BI, HỈ, XẢ, là Tứ vô lượng tâm. Bốn tâm này đối trị với bốn phiền não là sân hận, ganh tị, buồn bực và tham muốn. TỪ là tâm từ, từ tâm giúp ta xóa bỏ sự sân hận trong lòng thay vào đó là tình yêu vô bờ bến đối với tất cả chúng sinh vạn vật mà không vì tư lợi gì cả. BI là sự thương xót cảm thông, liều thuốc chữa lành sự hung ác, giúp ta giảm nhẹ đi sự đau khổ của người khác. HỈ là tâm hoan hỷ, vui thích với hạnh phúc, thành công của người khác, nó sẽ giúp cho ta từ bỏ được lòng đố kỵ, ganh ghét. XẢ tức giũ bỏ lòng tham lam, ích kỷ coi mình là trung tâm. Tâm xả giúp ta bình thản trước những thay đổi của cuộc đời, tức không luyến ái cũng không lãnh đạm không bất mãn, không vui quá.

 

Có lẽ điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi và tất cả hơn 60 thiền sinh là vào buổi thiền trà khi mọi người đều hân hoan ngắm nhìn những cái ôm ấm áp mẹ dàng cho con, con dành cho mẹ, vợ dành cho chồng, chồng dành cho vợ….Nhưng cũng lúc đó như một bàn tay vô hình bóp nghẹn trái tim tôi. Tôi giật mình rằng: ta đã ôm mẹ, ôm cha cách đây bao lâu rồi, bao năm rồi. Có lẽ là từ khi còn bé tí xíu. Hình ảnh mẹ, cha hiện lên đã có phần già nua, đã có những nếp nhăn trên làn da rám nắng vì gió sương… làm tôi cũng chảy nước mắt.

 

 

 

 

 

Sau những giây phút im lặng cả thiền đường như vỡ òa trong buổi chia sê trước lúc ra về. Những chia sẻ của người con sau khi được tặng lên mẹ mình bông hoa tươi thắm, hình ảnh người mẹ đứng đó ngóng chờ con về từng ngày, những người thân thương gần bên ta mà ta chưa hề cảm nhận được... Những câu chuyện của mỗi thiền sinh đều rất xúc động. Những bài hát, bài thơ thật là hay. Tự nhiên tôi nhớ lại các tiết mục vilon, đàn tranh và đàn organ do 2 thành viên nhỏ nhất, 1 thiền sinh ít tuổi nhất là bé Minh Anh và bé Thùy Dương mới 8 và 9 tuổi biểu diễn đêm thứ 7. Thật hay, thật bất ngờ.

 

Những giọt nước mắt lăn dài trong niềm xúc động. Có cả trong ai đó sự hối hận. Nhưng cũng là những giọt nước mắt đầy niềm tin, hi vọng rằng ngay sau khi trở trong mỗi người tình yêu dành mọi người xung quanh đều lớn hơn, mạnh dạn hơn.

 toi-lam-viec-toi-hanh-phuc-1

 

Bên cạnh những giọt nước mắt cũng chứa cả những nụ cười vui tươi. Khi mọi người được lắng nghe những tiếng hát, những chia sẻ của các thiền sinh. Vui lắm.

 

 

Hai ngày thiền cuối tuần đã kéo mọi người đến gần nhau hơn. Những cái nắm tay thật chặt. Nững cái ôm đầy ấm áp. Mọi người cùng nhau thiền hành lên đồi thông. Chúng tôi được nói chuyện với nhau sau hơn 30 tiếng hoàn toàn im lặng. Thật ý nghĩa khi có 2 ngày tịnh khẩu hoàn toàn.

 

Khi trên xe về thành phố Hà Nội chúng tôi nói chuyện vui lắm. Sau chương trình tu tập tôi thấy mình yêu những con người xung quanh mình hơn, hiểu được ý nghĩa của việc mình tồn tại trên đời này. Đặc biệt hơn nữa, tôi đã có thêm một gia đình nữa, gia đình thứ 2, gia đình tâm linh, với những con người thật đáng yêu và chân thật.

 

 

 

Cuối cùng, khi kết thúc bài viết này, con xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Vườn yêu thương của Công ty CP Sách Thái, cảm ơn Thầy Hùng và những bạn đồng tu, cảm ơn cô Hảo đã xây dựng nên trung tâm IOGT, cảm ơn những bác nhà bếp đã cho chúng con những bữa cơm ngon và những chén trà thơm. Con tin rằng tất cả các thiền sinh mỗi người đã tìm được hạnh phúc cho riêng mình trong cuộc sống hàng ngày.

 

 

 Thiền sinh Tuyết Minh

 

 
Xem file PDF đầy đủ hình ảnh: Toi Lam Viec Toi Hanh Phuc

 

****

 

www.quangduc.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2018(Xem: 6886)
Chưa bao giờ mà quyền lực mềm mang tên nhà bếp tại đa số các chùa lại lên ngôi đến vậy. Nó dần trở thành điểm đen nhạy cảm nhất tại các chùa khi Phật tử luôn được cảnh báo trước về những bất cập cho những ai đang có ý định phát tâm ở lại công phu, công quả lâu dài.
03/08/2018(Xem: 11600)
Tiệc Chay Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Tu Viện Từ Ân, Victoria, Úc Châu (Thứ Sáu, 28-9-2018) tại Nhà Hàng Maxim Sàigòn, Springvale, Victoria, Australia
30/07/2018(Xem: 7122)
Hôm nay, chúng tôi hẹn nhau đi ăn cơm chay vì đang là ngày 14 âm lịch. Nhưng cuối cùng, chúng tôi không vào các nhà hàng bán đồ chay trong vùng hay đi đâu xa mà cùng mang đồ ăn, trái cây đến thăm một người anh em huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đang lâm trọng bệnh: Huynh trưởng Quảng Quý Huỳnh Kim Lân (HKL). Tôi và anh Bạch Xuân Khỏe đến thăm anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân khi nghe tin bệnh tình anh đã đến giai đoạn cuối, khó lòng qua khỏi.
30/07/2018(Xem: 7492)
Trang Nghiêm Lễ Xuất Gia Của Đội Bóng Bị Mắc Kẹt Trong Hang Động Ở Thái Lan, Các chú bé vừa được cứu thoát khỏi hang động ở Thái Lan đầu tháng này, một sứ mệnh quốc tế thu hút cả thế giới đã xuất gia gieo duyên nhằm tưởng nhớ đến người thợ lặn tình nguyện đã chết trong thử thách đầy đau khổ giải cứu các chú.
30/07/2018(Xem: 8745)
Một vị cư sĩ hỏi vị Sư: - Bạch Thầy cho con hỏi vì sao có người tu thì an lạc, có người tu lại chẳng an lạc? Vị Sư không đáp mà thủng thẳng hỏi: Chẳng hay tâm của Đạo hữu đang an hay chẳng an? Cư sĩ: Bạch thầy tâm con vừa an, vừa bất an. Vị Sư: Cho tôi hỏi đôi điều, Đạo hữu nghĩ sao cứ thẳng thắn mà đáp. Khi nào Đạo hữu thấy an?
28/07/2018(Xem: 5678)
CHÙA NHỎ MIỀN QUÊ Tôi đứng lặng im trước bức thư pháp đề thơ lộng khung kính treo trên vách của ngôi điện im ắng. Thư pháp của chính Thầy trú trì. Thi phẩm bất hủ của Trương Kế, đã được truyền tụng nhiều đời, đưa tiếng chuông của một ngôi chùa ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gian và thời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.
28/07/2018(Xem: 8830)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6982)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10319)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7592)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]