Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Chúng Sinh và Tâm Phật

06/09/201417:06(Xem: 12971)
Tâm Chúng Sinh và Tâm Phật
chu-Tam
Tâm Chúng Sinh và Tâm Phật
 
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
-Tâm Phật an nhiên tự tại, tâm chúng sinh như ngồi trên đống lửa, như mặt hồ gợn sóng, như sân khấu kịch nghệ, như bãi hí trường lúc rày lúc khác, lúc thương lúc ghét, lúc khóc lúc cười, nay tôn thờ mai phỉ báng, nay bạn mai thù, nay vợ chồng thân thiết, mai biến thành oan gia nghiệp chướng. Tâm chúng sinh quay đảo như chong chóng. Vui đó lại buồn đó, hứa hẹn đó rồi bội hứa. Cam kết thượng đỉnh đó rồi đánh nhau. Nâng ly chúc tụng tình đồng minh nhưng sau đó nghe lén nhau. Vừa ngồi ăn nhậu với nhau, phút sau rút dao chém bạn không thương tiếc. Tâm chúng sinh xao xuyến, lo âu, nóng giận, buồn nản, chán đời rồi cùng đường tự vẫn. (*)
-Tâm Phật là tâm trí tuệ, dùng huệ nhãn mà quán xét sự vật. Tâm chúng sinh là tâm mê tín không khoa học kiểm chứng. Nghe nói có tận thế vội bán cửa bán nhà hoặc tự vẫn chết vi lo sợ. Làm sao có thể tận thế? Dù là sóng thần -đại hồng thủy- như ở Nhật Bản cũng chỉ tàn phá một vùng chứ không thể tận thế. Chỉ cần vài ngàn trái bom nguyên tử nổ trên trái đất này thì con người sẽ tận thế. Không một đấng thần linh nào có thể hủy diệt con người ngoại trừ chính con người. Tâm Phật tin vàoluật vô thường và nhân quả. Tâm chúng sinh tin vào sấm truyền vu vơ, lời tiên tri nhảm nhí. Làm sao chết đi mà có thể sống lại được? Đức Phật chết đi đó có sống lại được đâu? Câu tam-đoạn-luận của triết học thuần lý Hy Lạp thật phù hợp với luật “Sinh Lão Bệnh Tử” của nhà Phật: Người ta ai cũng chết. Socrate là người. Socrate phải chết. Do đó tâm Phật là tâm khoa học.Tâm chúng sinh là tâm nghe lời đồn thổi, đoán mò. Tâm Phật là tâm có kiểm chứng sự vật. Tâm chúng sinh là tâm hoài nghi. Nghe đồn nơi đó linh thiêng lắm vội vàng đến quỳ lạy khấn vái, khẩn thiết cầu xin. Xin không được rồi phỉ báng rồi lại tiếp tục tin vào nhảm nhí. Phật dạy không có phước đức nào lớn cho bằng tâm địa thảo ngay và bố thí cho kẻ nghèo khó. Các cụ nhà Nho xưa kia đã dạy “Đức trọng quỷ thần kinh”. Vậy thì muốn quỷ thần kính sợ thì hãy lo tu phước và xa lìa mê tín, quỳ lạy, van vái, cầu xin.
-Tâm Phật “đối cảnh vô tâm, như như bất động” còn tâm chúng sinh mê luyến vào cảnh, đắm nhiễm
trần cấu. Hễ thấy cảnh vui thì vui. Thấy cảnh buồn thì buồn. Thấy cảnh đâm chém nhau thì hăng máu nhảy ra đâm chém. Thấy ca sĩ hát hò trên sân khấu thì mê mẩn cả tâm thần rồi cũng gào thét như điên loạn. Thấy mẫu quần áo, kiểu cọ thời trang mới ra là mê tít,thèm khát. Thấy người ta chơi games không có tiền chơi bèn về nhà giết bà nội lấy tiền chơi. Thấy người đeo ta nữ trang đầy người mà mình không có bèn tính chuyện lường gạt. Thấy người ta xây “biệt thự khủng” nổi máu tham bèn móc ngoặc, ăn của đút hoặc tham ô hối lộ…cuối cùng vào tù thân bại danh liệt. Thấy người ta có điện thoại “xịn” thì thèm khát và tìm cách cho có. Thấy người ta ăn nhậu, bao gái, không có tiền bèn đi ăn cướp. Thấy người ta phi xì ke ma túy tưởng hay bắt chước rồi nghiện ngập rồi gia nhập tổ chức bán buôn, chuyển vận rồi …lên đoạn đầu đài. Nghĩ thật đáng thương!
 -Tâm Phật là tâm siêu thoát. Tâm chúng sinh là tâm trầm luân khổ ải. Tâm Phật không dính vào nhà cửa, chức vụ, tiền bạc, ngọc ngà châu báu, danh vọng, chức vụ, mâm cao cỗ đầy. Tất cả những thứ này đối với chư Phật và chư vị Bồ Tát đều như “hoa đóm ở hư không” phiền não. Tiền bạc, châu báu chất chứa trong nhà là mồi nhử giặc cướp. Sắc đẹp là hoa nhử bướm ong. Danh vọng, quyến thế là chỗ đấu trường tranh đoạt, dùng thủ đoạn tàn độc để giết nhau. Thế nhưng đối với tâm chúng sinh, tiền bạc, ngọc ngà châu báu, danh vọng, sự nghiệp, vợ đẹp con khôn là chỗ lý tưởng, chân hạnh phúc của đời người. Kẻ thành đạt thì hân hoan, hãnh tiến, người đời ngưỡng mộ. Kẻ thất bại thì khổ đau, cay cú, oán hận thậm chí cho tới chết vẫn còn nuối tiếc. Chính vì thế mà khi có thân nhân chết đi, người ta thường đến chùa để cầu cho vong linh siêu thoát. Với tâm nguyện chí thành của chư tăng ni, với oai lực của chư Phật, chư vị Bồ Tát, may đâu vong linh nghe được mà xả bỏ thì siêu thoát. Còn nếu cứ than van, níu kéo, tiếc nuối, ân hận, xót xa thì trầm luân khổ ải muôn kiếp. Rồi hồn ma cứ vất vưởng lang thang đi đòi nợ, ân đền oán trả, xục xạo tìm kiếm danh vọng, tiền bạc, ái tình ở cõi Âm Ty. Nghĩ thật đáng thương!
 -Tâm Phật là tâm từ bi hỉ xả. Tâm chúng sinh là tâm chất chứa hận thù. Chính vì thế mà trong kinh Phật không bao giờ có chữ hận thù và báo thù. Không có chuyện ân đền oán trả. Tất cả đều là từ bi hỉ xả. Còn đối với thế gian thì ân oán phải phân mình, ăn miếng phải trả miếng. Đụng chạm tới quyền lợi phải đưa nhau ra tòa hay mướn “xã hội đen” hay băng đảng Mafia thanh toán…không thể có chuyện “chín bỏ làm mười”. Trong cuộc sống này, nếu chúng ta lỡ nói một câu chạm tự ái người ta, chắc chắn sẽ rắc rối to. Khó có chuyện từ bi hỉ xả. Khác tôn giáo, khác chính kiến, khác chủng tộc, đảng nọ phái kia đang đang là nguy cơ chia rẽ và phá nát các nước nhỏ, hận thù chồng chất.
-Tâm Phật là tâm không phân biệt. Tâm chúng sinh là tâm phân biệt.. Đối với chư Phật,chư vị Bồ Tát thì ông vua cũng giống kẻ ăn mày, ông tỷ phú và người nghèo chẳng khác nhau, công chúa và cô gái làng quê cũng cùng một bản thể. Cho nên trong thế giới của chư Phật không có giàu-nghèo, sang-hèn, thông minh-ngu độn, đẹp-xấu. Trong con người Phật tử chân chính không có phân biệt chủng tộc. Kinh -thượng đều một nhà, Nam-Bắc đều là anh em. Phi Châu hay Nam Mỹ đều có Phật tánh và nếu biết tu đều thành Phật, không có chuyện phân biệt. Vì tâm không phân biệt nên không có chuyện đúng-sai, thị-phi, phải-trái. Phân biệt đúng-sai, bàn chuyện thị-phi là giết chết tâm lành, làm hoen ố tâm hỷ xả và xa lìa tâm từ bi. Muốn biết thị-phi, đúng-sai, có tội hay không có tội nên đến chính quyền hay hỏi luật sư, tòa án, đừng đến chùa hỏi Phật.
Tâm Phật là tâm trang nghiêm thanh tịnh. Còn tâm chúng sinh thì ô uế, ngụp lặn trong ái dục. Trong thế giới của chư Phật không hề có chuyện khiêu gợi,lả lơi, lên sân khấu khoe chân dài, mông to, vú lớn hay chụp hình dâm ô rồi gửi lên hoặc nhờ người gửi lên Internet để quảng cảo trá hình. Trong thế giới của chư Phật không có chuyện nỉ non, than vãn. Trong thế giới của chư Phật không có chuyện ăn nhậu say sưa mất cả nhân cách. Trong thế giới của chư Phật không có chuyện nói năng dâm ô, tục tĩu. Chính vì thế mà chư tăng ni trước hết phải ăn mặc kín đáo, khiêm tốn, không son phấn, lụa là, nữ trang lòe loẹt. Trú dạ lục thời lúc nào cũng phải giữ gìn chánh niệm và tứ đại oai nghi. Người ta quỳ lạy Phật và đảnh lễ tăng ni là đảnh lễ cái oai nghi, cái trang nghiêm thanh tịnh của Phật, của chư tăng ni. Cũng chính những con người đó, nếu mất oai nghi, mất trang nghiêm thanh tịnh thì chẳng còn ai vái lậy. Cũng giống nhu chẳng ai cung kinh vái lạy các cô hoa hậu dù là hoa hậu thế giới vì hoa hậu không phải là hình ảnh và biểu tượng của thanh tịnh, oai nghi.
Bạn ơi,
Tâm chúng sinh không xấu nhưng gây khổ đau cho mình và cho người.
Tâm chúng sinh là đặc thù của cõi Diêm Phù Đề này. Còn những cõi khác chưa chắc tâm chúng sinh giống như tâm của chúng ta, chẳng hạn như cõi nước của Phật A Di Đà.
Tâm Phật lành biết bao,
Tâm Phật vui biết bao.
Tâm Phật nhẹ nhàng biết bao.
Tâm Phật không gây tội lỗi, không kết oán thù.
Tâm Phật lợi lạc cho đời và đem hòa bình an vui cho thế giới.
Vậy thì bạn ơi,
Đừng chạy lòng vòng tìm kiếm đâu xa.
Hãy ngồi xuống, lắng đọng tâm tư.
Rồi quán xét xem tâm minh thuộc loại nào.
Nếu là tâm Phật thì vui mừng khôn xiết.
Nếu chưa phải là tâm Phật thì từ từ ngả về tâm Phật.
Nhưng không phải một sớm một chiều đâu bạn nhé.
Mà cần nhiều đời, nhiều kiếp.
Nhưng không bắt đầu thì bao giờ “tới bến”?
Câu chào hỏi “ A Di Đà Phật” là lời cầu chúc,
Cùng nhau hướng về tâm Phật.
 Ý nghĩa,thực tiễn và ngắn gọn nhất.
Đào Văn Bình
(California Mùa Vu Lan 2014)
 
(*)Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc mỗi năm trên thế giới có khoảng 800,000 người tự vẫn.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 6401)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6425)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5577)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 3910)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 3994)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4764)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4771)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5140)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5299)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6572)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]