Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về văn hóa tâm linh...

03/09/201419:12(Xem: 6985)
Nghĩ về văn hóa tâm linh...
lotus_52
NGHĨ VỀ VĂN HÓA TÂM LINH
VÀ TÍN NGƯỠNG NGÀY NAY.

 “Chúng sanh chìm bùn dục

 Những kẻ không thấy đời…” 

 Subha. 
 

 

Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.

 

Thế nhưng từ bao thuở xưa xa cho đến tận bây giờ, số đông con người vẫn miệt mài, nôn nã, ước vọng đi tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, để rồi có được chăng, chỉ là bao mơ hồ huyền hoặc của lớp khói sương phù phiếm mà thôi, bởi sự tham cầu vô vọng, do niềm tin được thông qua sự sợ hãi, do tầm cầu để được thỏa mãn các dục lạc. Và nếu như bao hình thức cả nội dung ấy vẫn còn duy trì một cách đắm đuối, thiết nghĩ cũng lắm nỗi mịt mù, mục nát cho hướng nẻo tương lai trong cuộc tử sinh nầy. Mà tác nhân đứng phía sau đó là một vài đạo sư, đạo sĩ, đạo nhân, nhân danh, tư tách, thậm chí còn cho là bổn phận từ cõi nầy cõi kia đến để cứu đời với bao hình thức cầu nguyện, bùa chú, phép linh mầu nhiệm.v.v…

 

Ngày nay, đứng trước bao hiện cảnh trong cuộc sống, chúng ta thường cho rằng thời đại phát triển khoa học, tầm vóc vĩ đại và văn minh của nhân loại, thậm chí còn cho rằng : “văn hóa, văn minh tâm linh” hô hào tuyên truyền những tính đặc thù vượt thoát siêu hóa đến cộng đồng loài người, thế nhưng thực chất, có việc lại đi lùi lại sự tiến bộ văn hóa, văn minh đạo lý tâm linh ấy một cách cực kỳ nguy hiểm đến mức đáng được báo động hơn bao giờ hết, đó là vấn đề tín ngưỡng. Đến đây, chúng ta cùng nghĩ và đề cập đến lỉnh vực tinh thần đạo lý của Đức Phật cũng như hiện tượng gọi là văn hóa tâm linh tín ngưỡng đang sinh hoạt trong tổ chức Phật giáo hiện nay (ở góc độ hẹp).

Từ xa xưa, tín ngưỡng được thổi vào loài người bằng niềm tin đa thần giáo, rồi kế đến nhất thần giáo… mãi về sau cho đến thời kỳ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện, thì được Ngài chủ xướng bằng một ý thức giác ngộ, nhận diện, minh triết qua mọi hiện tượng và các pháp sanh diệt, khám phá và tuyên bố chân lý thâm diệu sau khi chứng nhập quả vị tối thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đó là bốn chơn lý cao thượng Tứ Thánh Đế hay còn gọi là Tứ Diệu Đế, được Đức Phật mở đầu công bố vào thế gian tại vườn Lộc Uyển (Isipatana) và cũng chính nơi đây giáo pháptăng già được Đức Phật thành lập.“Cửa bất tử đã mở, cho những ai chịu nghe…” (Kinh Thánh Cầu, Trung Bộ I).

 

Như đã được đề cập ngay từ đầu “chúng sanh chìm bùn dục, những kẻ không thấy đời…” (Subha). Vì rằng : không thấy được hiện tượng Sanh, Già, Bệnh, Chết bị chi phối bởi Vô thường, Khổ, Vô ngã…đến với các loài hữu tình, và Thành, Trụ, Hoại, Không… đến với không gian và thời gian… Đồng thời, cũng không rõ biết được những pháp thiện pháp bất thiện, không thấy sự nguy hại, tàn phá khốc liệt đưa đến nhiều khổ đau, đọa xứ ác thú địa ngục ngay trong hiện tại. Đó là vô minh, đó là “không thấy đời”, vì họ đã chìm đắm trong những lạc thú thấp kém thường tình và đầy dẫy tội lỗi từ nơi Thân, Khẩu, Ý  tạo tác từ hiện đời hay trải qua nhiều đời trong lộ trình sinh tử.

 

Một điều nữa, chúng ta có thể hiểu thêm rằng : “không thấy đời…” không chỉ riêng cho một ai, dù có hình thức tín ngưỡng hay không hình thức tín ngưỡng, dù người tu xuất gia hay người tu tại gia, mà là do hành xử trong cuộc sống không phù hợp với lý tính đạo đức, không có tâm xã ly, không khắc phục những ác hạnh dục tham nơi thân và tâm, hại mình và hại người, không cảm thông và thương tưởng đến mọi người, mọi tầng lớp, nhất là tầng lớp chịu nhiều bất hạnh trong gia đình, xã hội và kể cả trong một đất nước, chỉ biết phục vụ lợi dưỡng cho bản thân, cho người của mình, không biết chia sẻ sâu sắc từ những cảm thọ thuộc về khổ thọ của con người qua nạn đói nghèo, chiến tranh tàn phá cướp giựt, thiên tai đói rét và chết chóc, những bất công đàn áp, cậy thế lực quyền hành hay giàu có.v.v… Đồng thời, qua những điều đó nếu chính mình là một phần nhân tố, nếu chính mình đem đến hệ quả hay cộng sự với hệ quả…, không có sự thương tưởng tốt đẹp phù hợp với lý tính đạo đức, để có được an lạc lâu dài từ thân và tâm, không làm hại mình và người. Thời như vậy là kẻ “không thấy đời…”. Chúng ta có dịp đọc những lời thơ tự nhận nơi chính mình, như :

 “Ta cứ chạy hoài

 Qua những bước đời say men

 Qua những ước mơ trắng màu ký ức

 Qua những dấu hỏi trầm lên khuôn mặt

 Ta chạy đuổi một đời

 Không tới đích.”

 

Ta cứ chạy, rượt đuổi, tầm cầu vô vọng bởi những niềm tin được tẩm ướp bằng chất liệu dục tưởng thì biết bao giờ mới có sự yên vui đích thực ngay trong hiện tại, nơi mà chúng ta đang có mặt. Chúng ta hoàn toàn vuột khỏi tầm tay hay không với được do tầm tay, bởi những ký ức quá khứ lừa gạt, bởi những vị ngọt ảo huyền chứa đầy chất độc thời gian hứa hẹn, để rồi từ đó sân tưởng và hại tưởng phát sinh, ác hận phát sinh sẽ đưa đến đau khổ đọa lạc tái sinh. Như vậy, không phải chỉ chạy đuổi một đời mà còn băng qua nhiều đời, không tìm đâu đích điểm để dừng cuộc phiêu bạt bao nẻo luân trầm. Từ đây, chúng ta mới thấy lời dạy tuyệt diệu nơi Đức Phật : “…Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát…” (Kinh Tương Ưng IV).

 

Như vậy, từ hình thức tín ngưỡng sẽ biến thành niềm tin đúng pháp, tin vào sự vấn thân và thành tựu của Đức Phật, tin vào những năng lực Diệu Pháp mà Đức Phật đã trình bày, và tin vào những đệ tử của Đức Phật đã thực tập để được đắc nhập vào Thánh hạnh, đem lại sự tươi mát, an lạc hạnh phúc cho chúng sanh, chư thiên và loài người, niềm tin đó sẽ hóa giải khổ đau, sẽ đem lại lạc trú hiện tại. Đồng thời niềm tin phải luôn được nuôi dưỡng bởi có sự tu tập Giới-Định-Tuệ.

 

Ngày nay trong cũng như ngoài nước, chúng ta thấy có nhiều nơi vận động, kêu gọi tổ chức, thiết lập đàn tràng, lễ cầu nguyện, lễ chiêm bái khá phổ biến, nếu không nói đó là hình thức “cành lá phạm hạnh”. Gần đây, lễ chiêm bái xá lợi, và lễ chiêm bái Phật Ngọc Thế giới cũng đã được diễn ra nhiều năm qua, có nhiều nơi đăng ký tổ chức như; tại các Tự viện, Tịnh xá... Xét thấy việc tổ chức chiêm bái nói trên nhằm để mọi người đệ tử Phật và mọi giới trong xã hội đến với lòng kính tin, đến do phát khởi tín tâm (thiện), đến để trưởng dưỡng bồ đề tâm, tự mình rõ biết và hộ trì chánh pháp, giúp người rõ biết và hộ trì chánh pháp, điều ấy rất phù hợp tinh thần “sứ giả Như Lai”. Nhưng nếu trái lại, nó sẽ có tác dụng ngược cho cả hai chúng đệ tử (xuất gia và tại gia), nhất là Ban tổ chức. Đối với người tổ chức nếu ngoài mục đích trên, sẽ bị lạc mất quỉ đạo, chệch hướng đi khi thực hiện việc làm hiện hóa Đức Phật vào đời, điều nầy (có lỗi với Tam Bảo), đối với người tại gia, số đông sẽ chỉ biết dựa dẫm vào niềm tin để cầu nguyện, không hiểu được ích lợi của sự tu tập để chuyển hóa tâm hồn, hướng cầu dứt trừ chướng nghiệp ác quấy về thân-khẩu-ý , tích tụ công đức lành ngay trong hiện tại.

 

Như vậy, sự phát triển đích thực về “Văn hóa tâm linh” là đồng nghĩa với hành động hướng vào một nếp sống có ý thức giác ngộ, có nhận chân được mọi sự vật hiện tượng, có chế ngự được khổ thọ và lạc thọ (dục lạc) không bị các lợi dưỡng chi phối, có sự tỉnh giác về Thân-Khẩu-Ý, có nhu nhuyễn về sự tu tập, vượt thoát khuôn sáo bên ngoài, tự mình có tu tập, hướng dẫn người biết tu tập, tự mình an hòa, giúp người được pháp an hòa.

 

Có thể nói ; đó là kẻ thấy đời, không bị chìm trong bùn dục. Mà cũng là sự cộng hưởng tịnh hóa vào nguồn mạch tâm linh của Chư Phật, của những bậc Thánh, và Chư Tổ, bậc giác ngộ tự ngàn xưa cho đến ngàn sau. Đến đây, để kết thúc bài viết nầy, chúng ta cùng đọc lại lời dạy của Bồ Tát Shantideva (Tịch Thiên) như sau : “ Nếu không biết tâm nầy, bí yếu của tất cả Phật Pháp, thì dù có mong muốn thoát khổ và được an vui, rốt cuộc vẫn phiêu bạt trong ba cõi một cách vô nghĩa” (Trích: Nhập Bồ Tát Hạnh).

 

 New Orleans, tháng 9. 2014.

 MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2012(Xem: 8925)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
27/12/2012(Xem: 13089)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
26/12/2012(Xem: 10243)
Người đời ai cũng muốn tìm cầu hạnh phúc, nên chạy đuổi theo tiền của, sắc đẹp, danh vọng, quyền thế, ăn uống và ngủ nghỉ… Họ lầm tưởng rằng sẽ được vui sướng lâu dài, nhưng cuối cùng vẫn phải gánh chịu nhiều đau khổ!
23/12/2012(Xem: 6692)
Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên. Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại
19/12/2012(Xem: 11301)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11532)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6376)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8281)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
04/12/2012(Xem: 7194)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 6562)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]