Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Xuất Gia Của Cô Gái 17 Tuổi Người Hoa Kỳ

18/08/201407:24(Xem: 16138)
Lễ Xuất Gia Của Cô Gái 17 Tuổi Người Hoa Kỳ
Ngày chủ nhật 10-8-2014 tại Thiền viện Chân Nguyên có một buổi lễ đặc biệt dành cho một gia đình người Mỹ phát tâm qui y và xuất gia với Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp. Viện chủ Thiền viện Chân Nguyên. Người xuất gia là một cô bé xinh đẹp 17 tuổi tên là KAYALA JARAMILLO và 2 người phát nguyện qui y là Cha và Mẹ của KAYALA, ông KERAY JARAMILLO, và bà ARMIDA JARAMILLO, cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.

blank
Ông Bà Jaramillo bố mẹ của cô KAYALA.

Được biết gia đình JARAMILLO là một gia đình Hoa Kỳ có truyền thống tôn giáo không phải là Đạo Phật nhưng gia đình thỉnh thoảng cũng có đến chiêm bái và thỉnh sách Phật giáo bằng Anh ngữ về nhà đọc vì nghe nói tại Thiền viện có tượng Quán Thế Âm rất linh ứng và mầu nhiệm. đã cứu độ cho rất nhiều người khi có niềm tin và tâm thành kêu cứu đến Ngài, mọi tai ách, bệnh tật đều được cứu độ và chửa lành.

Như thường lệ vào mỗi chủ nhật có chương trình sinh hoạt Phật sự của Thiền viện bắt đầu lúc 7 giờ 30 sáng, khi phật tử của Đạo tràng qui tụ về, khởi đầu là tập thể dục Dưỡng sinh Hồng Gia, sau đó là Tam bộ Nhất bái và Thiền hành đến 9 giờ. Đặc biệt hôm nay vì là ngày Rằm tháng 7 là ngày Tự Tứ Vu Lan Thắng Hội báo hiếu Phụ Mẫu, mặc dù Thiền viện sẽ tồ chức lễ Hội Vu Lan vào tuần sau 17-8-2014 nhưng Phật tử cũng đến hành hương và chiêm bái hôm nay cũng khá đông. Lễ Quy y và xuất gia được tiến hành lúc 9 giời 30 sáng tại chánh điện, quả là một phước duyên lớn cho gia đình JARAMILLO vì có được sự trợ duyên của đông đảo đại chúng chứng kiến.

blank
Cô Kayala trước giờ xuất gia.

Buổi lễ Xuất gia của cô KAYALA được sự chứng minh của Hội Đồng Giáo Phẩm gồm Thầy Bổn sư của cô là Thượng Tọa Viện chũ, Thầy Thích Đăng Pháp và hai Thượng Tọa Thích Linh Quang, Phó Viện chủ và Thượng tọa Thích Linh Như, Quản chúng của Thiền viện cùng sự chứng kiến trong chánh điện với gần 100 phật tử. Sau nghi thức làm lễ Qui Y cho ông KERAY và bà ARMIDA JARAMILLO đến phần nghi thức xuất gia và xuống tóc cho cô KAYALA. Trước tiên Thượng tọa Thích Linh Quang và Thượng tọa Thích Linh Như có đôi lời bằng Anh ngữ đón chào và chúc mừng đến gia đình và bạn bè cùa cô KAYALA cũng như nói sơ qua các nghi thức quy y và xuất gia, kế đế là phần dâng hương của Hội Đồng Giáo Phẩm trước chánh điện, kế đến Thầy trụ trì dá kéo, tức cắt trọn chõm tóc thắc bính và sau đó là cắt sạch toàn bộ tóc của cô. Trong suốt thời gian cô được xuống tóc thì tiếng tụng niệm liên tục cùng tiếng mõ âm vang “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” của Phật tử hiện diện làm cho không khí trong Chánh điện thật trang nghiêm vi diệu.

Kể từ giây phút này gia đình Jaramillo có thêm pháp danh Phật:

- Ông KERAY JARAMILLO có pháp danh là NGUYÊN ĐẠT

- Bà ARAMIDA JARAMILLO có pháp danh là CHÂN THÀNH

- Cô gái17 tuổi KAYALA JARAMILLO từ nay là Tiểu Ni CHÂN GIÁC

blank
Hội Đồng Giáo Phẩm chứng minh cùng gia đình Jaramillo và đệ tử Chân Giác.

Sau lễ qui y và xuất gia, Bố Mẹ của Cô Chân Giác cho biết rất vui mừng và sẽ cố gắng tìm hiểu và học hỏi Phật pháp nhiều hơn. Đươc biết Cô Chân Giác là học sinh trung học ở Ontario, từ ngày theo bố mẹ đến Thiền viện Chân Nguyên thì cô bắt đầu tìm hiểu Phật Giáo qua những quyển sách Anh ngữ nói về Đạo Phật tại Thiền viện Chân Nguyên cũng như qua Internet trên webbside Làng Mai của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh từ đó cô để ý đến sự hiện thực của những lời Phật dạy trong các kinh điển đạo Phật đã giúp cô tìm đến con đường giải thoát cho chính cô và cho mọi người.

blank
Thượng tọa viện chủ Thích Đăng Pháp, Thầy Bổn Sư của Cô Chân Giác.

Trong cuộc phỏng vấn của Đài truyền hình VNA.TV 57.3 sau đó, Thầy Trụ trì cũng là Bổn Sư của Cô Chân Giác cho biết sẽ gửi cô Chân Giác lên Tu viện Vạn Phật Thánh Thành ở San Francisco, Bắc California để tiếp tục con đường học vấn và tu hành vì cơ sở phòng ốc của Thiền viện Chân Nguyên còn đang xây dựng. Khi nào Ngôi Tam Bảo của Thiền viện Chân Nguyên hoàn thành, nơi đây sẽ là một trung tâm Văn Hóa Phật Giáo có tầm vóc của người Việt tỵ nạn tại Hải ngoại, chừng đó Thiền viện sẽ tổ chức thường xuyên những khóa Tu học dài hạn và ngắn hạn cho chư Tăng Ni và Phật tử không phân biệt chủng tộc khắp nơi trên thế giới về tu học và sẽ thỉnh các vị Cao Tăng nổi tiếng trên thế giới về giảng dạy.

blank
Tiểu Ni Chân Giác.

Trong năm vừa qua, trước nhu cầu tìm hiểu về Đạo Phật của rất nhiều người ngoại quốc kể cả các vị thức giả giáo sư Đại học tại Hoa Kỳ cũng đến Thiền viện Chân Nguyên để tìm hiểu Đạo Phật, do vậy năm 2013 Thiền viện có tổ chức 2 khóa học Thiền cho người Mỹ, Mể, Lào, Thái Lan, v.v... vào mỗi chiều thứ bảy từ 5 giờ đến 8 giờ tối., mỗi khóa khoảng 10 đến 12 tuần. Khóa thứ nhất có 16 thiền sinh đa số lả người trẻ Hoa Kỳ và cuối khóa có 5 thiền sinh người Mỹ phát tâm qui y. Khóa thứ hai có 17 thiền sinh và có 8 người Mỹ phát tâm xin qui y, ngày hôm nay thêm 2 người là ông NGUYÊN ĐẠT KERAY JARAMILLO và bà CHÂN THÀNH.ARMIDA JARAMILLO Như vậy có tổng cộng là 15 người Mỹ qui y và một vị xuất gia là cô CHÂN GIÁC. Do đó trên những sinh hoạt Phật sự của Thiền viện, ban Tu Thư thường kèm thêm những dòng tiếng Anh trong các thông báo hay thư mời phổ biến rộng rải trên trang webbside của Thiền viện Chân Nguyên để đến cộng đồng quốc tế chứ không còn riêng của Đồng hương và Đồng bào Phật tử chúng ta nửa.

Hiện tại Thiền viện Chân Nguyên sắp hoàn thành Trai đường (nhà ăn) có sức chứa khoảng 1200 chổ ngồi. và tầng trên là 30 phòng ngủ cho Phật tử và chư Tăng Ni về có nơi nghĩ ngơi để tu học, ngoài ra sẽ xây thêm 10 cái cốc (tịnh thất) dành cho chư Tăng Ni về nhập thất. Lễ Lạc Thành Trai Đường dự trù trong năm nay.

blank
Ngôi Trai Đường sau chánh điện sắp hoàn thành.

Thầy Trụ trì Thích Đăng Pháp cũng thường nói trước đại chúng trong những dịp lễ là Thiền viện này không phải là của Thầy hay của các Thầy mà là của quý Phật tử từ các nơi đóng góp tịnh tài tịnh vật mà thành. Với hạnh nguyện là để hoằng dương Chánh Pháp cũng như để duy trì và phát triển Đạo pháp nơi hải ngoại này. Đến khi hoàn thành ngôi Tam Bảo này, Thầy sẽ trao truyền lại cho thế hệ Tôn túc trẻ để kế thừa và Thầy sẽ tiếp tục tu ẩn dật nột nơi sơn lam cùng cốc nào đó, còn nếu ngôi Tam Bảo chưa hoàn thành, theo hạnh nguyện của Thầy thì kiếp sau Thầy sẽ trở lại Thiền viện Chân Nguyên để hoàn thành Ngôi Tam Bảo rồi mới thanh thản về cõi Phật.

Biết đâu từ một cơ duyên nào đó như hôm nay sẽ có nhiều thêm nửa Chư Tôn Túc trẻ kề thừa sẽ nối tiếp theo bước chân của Thầy Thích Đăng Pháp? Ước mong mọi Phật tử đều có căn lành thêm lớn, duyên lành thêm lớn để thế hệ trẻ nối tiếp con đường của Trưởng Tử Như Lai hầu gìn giử và phát huy Đạo Pháp được mãi mãi phát triển và tường tồn. Mong lắm thay!


Phổ Nghĩa Võ Thiện Hiếu

Mùa Vu Lan 2014
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2020(Xem: 7120)
Dù Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không tránh khỏi nạn sanh lão bệnh tử trong đời này. Là một vị Sa-môn khiêm tốn, Đức Phật đã chọn nơi nhập diệt của mình ở một làng mạc xa xôi hẻo lánh, đó là làng Kushinagar, nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời tu hành của Ngài trong một kiếp xa xưa. Tuy đã chuẩn bị như thế, nhưng những ngày tháng cuối cùng của Ngài vẫn là những ngày tháng làm việc không ngừng nghỉ. Mặc dù tuổi già sức yếu, nhưng Đức Phật không ngần ngại đi bộ trên những con đường chập chùng xa tắp, lên đèo xuống dốc, băng rừng vượt suối...
02/11/2020(Xem: 7036)
Hằng năm những người con Phật khắp nơi trên thế giới đều làm lễ cúng vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày âm lịch: - Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm đản sinh. - Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm thành đạo. - Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm xuất gia. Vào Triều Lý tôn Phật giáo Quốc đạo, dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực:
02/11/2020(Xem: 5683)
Trong các đề tài trước, chúng ta đã thảo luận về bản đồ của các Phật tử ở Jepara, tỉnh Java, Indonesia. Tuy nhiên, những Phật tử “tồn tại” (ada) ở jepar, tỉnh Java ngày nay, theo các vị bô lão, chỉ sinh sôi và phát triển vào năm 1965. Vậy thì Phật giáo ở Jepara trước năm 1965 có còn dấu tích gì không? Từ quá khứ rất xa xưa trước khi Indonesia “tồn tại” các Vương quốc lớn đã chiến thắng ở quần đảo Nusantara. Jepara là một trong những trung tâm của Vương quốc đã từng chiến thắng. Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi vua cai trị đất nước.
01/11/2020(Xem: 6367)
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) ở huyện Thạch Thất thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chốn già lam thánh chúng còn lưu giữ đến 60 bức tượng cổ, đã trở thành bảo vật của chùa, và cũng là bảo vật quốc gia. Những pho tượng cổ này đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, có tượng được tạc to hơn hình thể dáng vóc của người thường, và tất cả đều toát vẻ uy nghi thanh thoát...
01/11/2020(Xem: 5218)
Đại sư Tây Sơn (서산대사, 西山大師, 1520-1604), có đạo hiệu Thanh Hư Đường Tập (휴정휴정, 淸虛堂集) hay còn gọi là Đại sư Thanh Hư đường Hưu Tĩnh (청허당 휴정, 淸虛堂 休靜). Vị cao tăng thạc đức danh tiếng nhất Triều Tiên vào giữa cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Cuộc đời của Ngài nổi bật qua công cuộc phát huy ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, truyền bá tư tưởng tự do bình đẳng của đạo Phật, triết lý và biên soạn các tác phẩm Thiền tông.
31/10/2020(Xem: 4947)
Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, vị tăng sĩ Phật giáo Sri Lanka, người kiến tạo Tu viện Phật giáo Mahamevnawa và Mạng lưới Truyền thông Shraddha. Ngài sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo, khi lên 6 tuổi cả gia đình Ngài đều quay về với đạo Tổ tiên Phật giáo. Năm 1979, vào ngày 26 tháng 3, 17 tuổi xuân, Ngài đến ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara, miền đông Sri Lanka, đảnh lễ cầu xin xuất gia với Đại lão Hòa thượng Dambagasare Sumedhankara Mahā Thero, Trưởng của Sri Kalyaniwansa Nikāya và là Trụ trì ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara vào thời điểm đó. Và thụ giáo học Phật pháp với Trưởng lão Hòa thượng Dikwelle Pannananda Thero tại ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara.
31/10/2020(Xem: 18826)
Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa Sư Bị (835-908) Vị Thiền Sư đặt nền móng cho Thiền Phái Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/10/2020 (15/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phật pháp trụ trì Huyền lão gia Tây thiên Đông độ diễn ma-ha Thường ngồi hành đạo Hiếp tôn giả Ít muốn khiêm cung lão thượng tòa Nghìn dặm mang thư toàn giấy trắng Vạn thiên hùng biện vẫn không ngoa Tài ba xuất chúng hàng long tượng Pháp hội nương nhờ đạo mật-la (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
31/10/2020(Xem: 4787)
Hội thảo Học thuật sẽ được tổ chức để Kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Đại sư Tây Sơn (서산대사-西山大師, 1520-1604), người sẵn sàng quên mình vì nước, khi tổ quốc lâm nguy san hà nguy biến, khi triều đình liên tục bị đánh bại trong Chiến tranh Nhật-Hàn năm Nhâm Thìn (1592). Sự thiệt hại khủng khiếp trong cuộc chiến tranh này:
31/10/2020(Xem: 6191)
Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật. Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
31/10/2020(Xem: 7933)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Chưa lúc nào bản thân chúng tôi thấm thía Lý Duyên Sinh Phật dạy như lúc này. Quả thật..''Cái này sinh thì cái kia sinh'', chân lý này vận hành trong mọi sự vật và mọi sự kiện, bởi vậy một khi Dịch Covid còn kéo dài là nạn đói xứ Ấn còn tiếp tục lê thê..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]