Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Thiện và Tâm Bồ Đề

29/07/201409:09(Xem: 8760)
Từ Thiện và Tâm Bồ Đề

quan_am

Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ.

Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.

Tâm Bồ Đề là nền tảng khởi đầu đi đến giải thoát, trong quá trình thiết lập Bồ đề tâm, buộc phải qua công hạnh lợi tha, lợi tha cả hai mặt: thế gian pháp và Phật pháp.

Thế gian pháp là hành trạng tâm từ vô điều kiện đối với mọi đối tượng; với Phật pháp là Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh; trên hướng đến giải thoát, dưới hoằng giáo độ sanh. Một hành giả thiết lập được nền móng vững chắc như thế là Phước Huệ song tu, hành đúng Bồ tát đạo, cho dù hành giả nắm trong tay vô số điều lợi dưỡng mà vẫn không phạm giới, ngoại tướng như là hưởng thụ mà vẫn không phạm luật; ngược lại: “Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp”. Hành giả đánh mất tâm Bồ đề, cho dù tu vô lượng thiện nghiệp cũng chỉ là nghiệp ma, vì không đủ để giải thoát, hưởng phước báu nhân thiên vẫn còn trôi lăn sanh tử đó là ma nghiệp.Vì thế, người làm từ thiện của nhà Phật, cần phát tâm Bồ đề để đường đi được thoáng đản. Phát tâm Bồ đề là tự trang bị giây cương để tâm viên ý mã không bị lệch hướng theo danh pháp. Không chỉ lãnh vực làm từ thiện, mọi việc trong cuộc sống, mọi hành trạng thường nhật của người con Phật cũng cần khởi phát tâm Bồ Đề. Nếu phát tâm Bồ đề thì hành sự thế gian pháp nhưng vẫn là Phật pháp, bằng không, những việc được mệnh danh là Phật sự thì cũng chỉ là ma sự ẩn danh, vì không có chất Phật.

Ngày nay, phong trào làm từ thiện khá phổ biến, có những đoàn một năm đi cứu trợ hàng tỷ bạc, làm theo thói quen, mỗi phần quà trị giá vài trăm nghìn đồng, đến các vùng sâu vùng xa, thậm chí những vùng đã có sự lót ổ sẵn của tôn giáo khác, vẫn đến tặng quà để giúp họ sống hơn mươi bữa, rồi đâu lại vào đấy, tập cho họ có thói quen đợi chờ sự bố thí. Mỗi chuyến đi, xa phí gần bằng số tiền ủy lạo, trong khi đó, tại Thành phố còn rất nhiều mãnh đời đói khổ, bệnh tật không ai quan tâm, một số Phật tử chật vật không có tiền cho con ăn học, điều trị bệnh tình thì bỏ mặc. Có những gia cảnh chỉ cần số vốn nhỏ để bán vé số hoặc gầy dựng công việc thì chẳng có điều kiện;thế thì việc từ thiện lấy muối bỏ biển như thế được ích gì, rồi năm nầy tháng nọ buông làng đó nghèo vẫn nghèo, đói vẫn đói vì họ chỉ được cá mà không được cần câu để giải quyết cơ bản cho cuộc sống hầu dứt điểm cái đói nghèo. Làm vậy có thể hiểu Từ mà không Thiện ( thiện đây không có nghĩa là ác mà là thiếu hoàn hảo thiếu khôn khéo).

Việc hành thiện của thế gian đã được hiểu là chưa thiện thì đối với hành giả nhà Phật lại càng bất cập. Hành thiện nhà Phật không chỉ thể hiện lòng Từ mà còn hướng đến việc xây đắp nền tảng giải thoát trong tương lai. Từ theo nghĩa rộng hơn, không chỉ thể hiện tình thương đối với mọi đối tượng mà còn từ bỏ mọi chấp trước tham dục nội thân khi hành thiện, hướng đến chân trời rộng mở giải thoát.Một hành giả xuất gia, cạo bỏ râu tóc là từ bỏ mọi phiền não chướng duyên để bản thân nhẹ nhàng, Tổ Quy Sơn dạy: “phù xuất gia giả,phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân”, thì tục tử tại gia cũng phải :”ly dục, ly ác pháp” trên con đường du phương hành thiện, hành thiện đối với tha nhân cũng như đối với tự thân.

Muốn được như thế phải khởi phát Bồ Đề tâm như một định hướng ắc có và đủ cho mọi hành động, trong đó là từ thiện không bị lạc vào ma đạo. Và từ thiện đó mới có tố chất Phật sự.



MINH MẪN

28/7/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2014(Xem: 8387)
Có một cậu bé trong một gia đình nghèo đông con, vì là anh cả nên ngoài giờ học cậu còn tranh thủ đi bán báo để phụ giúp gia đình. Sáng hôm đó đã gần 10 giờ mà cậu chưa có miếng gì trong bụng nên tay chân rã rời, tâm thần mệt mỏi. Tiền lời bán được không đủ để mua thức ăn cho mọi người trong nhà nên cậu không dám dùng số tiền đó để mua chút gì lót dạ.
16/04/2014(Xem: 10830)
Phật tử ngoài việc quy y Tam bảo, quy hướng Phật-Pháp-Tăng và phát nguyện thọ trì 5 giới cấm thì còn phải học hỏi lời Phật dạy, tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng thay đổi những nỗi khổ niềm đau thành an vui, bình yên và hạnh phúc.
16/04/2014(Xem: 13134)
Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay tinh thần. Sự nghèo khó là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc, của cải vật chất, hàng hóa, sự bần cùng thiếu thốn về mọi thứ. Thứ nhất là không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia. Thứ hai là gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác. Thứ ba là không tích cực, siêng năng làm việc. Thứ tư là không biết tiết kiệm trong tiêu xài. Thứ năm là hay phóng túng, vui chơi sa đọa.
16/04/2014(Xem: 7946)
Có một Phật tử thắc mắc việc uống rượu, ăn thịt là nên hay không nên, do đó đến hỏi một vị Thiền sư. Thiền sư trả lời: “Uống rượu, ăn thịt là "lộc" của mỗi người. Không uống rượu, ăn thịt là cái "phước" của mỗi người.” Vì chúng ta có phước mới được hưởng lộc, có phước mới được ăn sung mặc sướng, có phước mới sống thọ. Nếu chúng ta không có phước thì sao được hưởng lộc ăn thịt, uống rượu; sao có được đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
10/04/2014(Xem: 13832)
Vào ba ngày Tết của người Thái, các bức tượng Phật được đặt bên ngoài hiên chùa để người dân đến làm lễ tắm Phật, dâng hương và cầu may mắn.
06/04/2014(Xem: 19296)
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
02/04/2014(Xem: 16692)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 10786)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
27/03/2014(Xem: 12250)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng (Vice Chancellor and President) Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới.
26/03/2014(Xem: 11218)
Trị liệu ung thư bằng chánh niệm là một tập sách ghi chép lại kinh nghiệm của thầy Chân Pháp Đăng về quá trình trị liệu thành công căn bệnh ung thư ruột già của thầy mà không sử dụng những phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, xạ trị….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]