Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Thiện và Tâm Bồ Đề

29/07/201409:09(Xem: 8863)
Từ Thiện và Tâm Bồ Đề

quan_am

Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ.

Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.

Tâm Bồ Đề là nền tảng khởi đầu đi đến giải thoát, trong quá trình thiết lập Bồ đề tâm, buộc phải qua công hạnh lợi tha, lợi tha cả hai mặt: thế gian pháp và Phật pháp.

Thế gian pháp là hành trạng tâm từ vô điều kiện đối với mọi đối tượng; với Phật pháp là Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh; trên hướng đến giải thoát, dưới hoằng giáo độ sanh. Một hành giả thiết lập được nền móng vững chắc như thế là Phước Huệ song tu, hành đúng Bồ tát đạo, cho dù hành giả nắm trong tay vô số điều lợi dưỡng mà vẫn không phạm giới, ngoại tướng như là hưởng thụ mà vẫn không phạm luật; ngược lại: “Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp”. Hành giả đánh mất tâm Bồ đề, cho dù tu vô lượng thiện nghiệp cũng chỉ là nghiệp ma, vì không đủ để giải thoát, hưởng phước báu nhân thiên vẫn còn trôi lăn sanh tử đó là ma nghiệp.Vì thế, người làm từ thiện của nhà Phật, cần phát tâm Bồ đề để đường đi được thoáng đản. Phát tâm Bồ đề là tự trang bị giây cương để tâm viên ý mã không bị lệch hướng theo danh pháp. Không chỉ lãnh vực làm từ thiện, mọi việc trong cuộc sống, mọi hành trạng thường nhật của người con Phật cũng cần khởi phát tâm Bồ Đề. Nếu phát tâm Bồ đề thì hành sự thế gian pháp nhưng vẫn là Phật pháp, bằng không, những việc được mệnh danh là Phật sự thì cũng chỉ là ma sự ẩn danh, vì không có chất Phật.

Ngày nay, phong trào làm từ thiện khá phổ biến, có những đoàn một năm đi cứu trợ hàng tỷ bạc, làm theo thói quen, mỗi phần quà trị giá vài trăm nghìn đồng, đến các vùng sâu vùng xa, thậm chí những vùng đã có sự lót ổ sẵn của tôn giáo khác, vẫn đến tặng quà để giúp họ sống hơn mươi bữa, rồi đâu lại vào đấy, tập cho họ có thói quen đợi chờ sự bố thí. Mỗi chuyến đi, xa phí gần bằng số tiền ủy lạo, trong khi đó, tại Thành phố còn rất nhiều mãnh đời đói khổ, bệnh tật không ai quan tâm, một số Phật tử chật vật không có tiền cho con ăn học, điều trị bệnh tình thì bỏ mặc. Có những gia cảnh chỉ cần số vốn nhỏ để bán vé số hoặc gầy dựng công việc thì chẳng có điều kiện;thế thì việc từ thiện lấy muối bỏ biển như thế được ích gì, rồi năm nầy tháng nọ buông làng đó nghèo vẫn nghèo, đói vẫn đói vì họ chỉ được cá mà không được cần câu để giải quyết cơ bản cho cuộc sống hầu dứt điểm cái đói nghèo. Làm vậy có thể hiểu Từ mà không Thiện ( thiện đây không có nghĩa là ác mà là thiếu hoàn hảo thiếu khôn khéo).

Việc hành thiện của thế gian đã được hiểu là chưa thiện thì đối với hành giả nhà Phật lại càng bất cập. Hành thiện nhà Phật không chỉ thể hiện lòng Từ mà còn hướng đến việc xây đắp nền tảng giải thoát trong tương lai. Từ theo nghĩa rộng hơn, không chỉ thể hiện tình thương đối với mọi đối tượng mà còn từ bỏ mọi chấp trước tham dục nội thân khi hành thiện, hướng đến chân trời rộng mở giải thoát.Một hành giả xuất gia, cạo bỏ râu tóc là từ bỏ mọi phiền não chướng duyên để bản thân nhẹ nhàng, Tổ Quy Sơn dạy: “phù xuất gia giả,phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân”, thì tục tử tại gia cũng phải :”ly dục, ly ác pháp” trên con đường du phương hành thiện, hành thiện đối với tha nhân cũng như đối với tự thân.

Muốn được như thế phải khởi phát Bồ Đề tâm như một định hướng ắc có và đủ cho mọi hành động, trong đó là từ thiện không bị lạc vào ma đạo. Và từ thiện đó mới có tố chất Phật sự.



MINH MẪN

28/7/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2017(Xem: 6949)
Cứ tưởng Sài Gòn ngày tết vắng như Hà Nội, bởi dân các tỉnh về quê hết, nhưng không vậy. Ngày tết Sài Gòn vẫn rất đông người. Bằng chứng là chiều 30 tết đường phố vẫn khá đông. Ngày mồng 1 vẫn tấp nập. Tôi vui lắm.
29/01/2017(Xem: 9020)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 14005)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
28/01/2017(Xem: 7062)
Đang là ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại. Tưởng ai, hóa ra chị Vũ Thụy Đăng Lan. Tưởng có chuyện gì, hóa ra chị “đòi nợ”. Chị bảo rằng tôi hứa qua thăm chị mà chưa qua. Thế mà đã 1 năm tôi mất rồi. Tết Năm ngoái tôi đến với chị tại chùa Phổ Quang và có thỉnh được khá nhiều pháp khí quý. Năm nay xuýt quên. M
26/01/2017(Xem: 7770)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9630)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5485)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 9142)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
19/01/2017(Xem: 8451)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
17/01/2017(Xem: 7838)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]