Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm sao đối phó với bệnh tật

29/07/201408:00(Xem: 8826)
Làm sao đối phó với bệnh tật

doi pho benh tat
LÀM SAO ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH TẬT?
Ni sư Thubten Chodron 
Minh Nguyên dịch



Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)

Vậy thì làm sao để chúng ta đối phó với bệnh tật khi nó đến? Chúng ta có thể cảm thấy thương cho bản thân mình. Chúng ta có thể đổ lỗi cho người khác. Chúng ta có thể tức giận. Chúng ta có thể làm cho bản thân và mọi người xung quanh phải khổ sở. Những cách làm như thế liệu có thể chữa được bệnh không? Không, tất nhiên là không.

Nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật chính là sự sinh ra. Nếu chúng ta không muốn bị bệnh thì chúng ta không nên để mình sinh ra trong luân hồi sinh tử. Vậy, làm thế nào để chúng ta thoát khỏi việc sinh ra trong luân hồi sinh tử? Chúng ta có thể thoát ra ngoài vòng luân hồi sinh tử bằng cách loại bỏ các nguyên nhân chính, đó là vô minh và tham ái.

Tất cả chúng ta đều nghĩ: “Vâng, tôi phải thoát khỏi sự vô minh”. Nhưng sau đó thì lại nghĩ: “Hiện tại tôi đang có một cuộc sống tốt. Tôi còn trẻ và toàn bộ cuộc sống đang chờ đợi tôi ở phía trước. Có rất nhiều thứ tôi có thể làm. Có quá nhiều người tôi muốn ở bên họ. Có nhiều người tôi phải quan tâm, chăm sóc. Tôi muốn có một sự nghiệp. Tôi muốn đi du lịch. Tôi muốn có tất cả những niềm vui. Tôi muốn làm việc này, việc kia”.

Vâng, đó là những gì chúng ta đã làm trong nhiều đời nhiều kiếp. Chúng tôi đã trì hoãn trong nhiều đời nhiều kiếp. Và những gì chúng ta làm đã dẫn chúng ta đi đâu? Chúng ta hết tái sinh lần này lại tái sinh lần khác trong cõi luân hồi sinh tử vì chúng ta tiếp tục trì hoãn. Tại sao chúng ta trì hoãn? Vì chúng ta còn tham ái.

Nguyên nhân đau khổ của chúng ta là do vô minh và tham ái. Vậy, tại sao chúng ta không loại bỏ sự vô minh và tham ái ấy đi? Tại vì chúng ta còn vô minh và tham ái. Chúng ta phải quán xét hoàn cảnh một cách rõ ràng. Chúng ta phải phát triển lòng can đảm để nhìn vào hoàn cảnh mà chúng ta đang sống, và sau đó nỗ lực để nhận thức rõ bản chất tối hậu của hiện thực, sự giả huyễn, trống không của tất cả mọi sự vật, hiện tượng. Thông qua đó chúng ta loại bỏ sự vô minh dẫn đến sanh, lão, bệnh, tử.

Trước khi chúng ta có thể nhận chân được bản chất giả huyễn, trống không của vạn hữu, có một số cách khá thú vị để chúng ta có thể tự giúp mình đối phó với bệnh tật. Trước hết, để đối phó với bệnh, chúng ta hãy quán xét tâm mình và nhìn lại cách chúng ta phản ứng đối với bệnh tật. Khi bị bệnh, chúng ta thường hãy tưởng tượng và phóng đại sự thực. Thật ra, điều chúng ta cảm nhận lúc đầu chỉ là cảm giác về sự khó chịu trong cơ thể - chỉ là cảm giác về thể chất. Sau đó, tùy thuộc vào cách chúng ta liên tưởng đến cảm giác về thể chất ấy mà chúng ta có thể tạo ra nhiều nỗi đau về tinh thần. Khi chúng ta phản ứng với cảm giác về thể chất bằng sự sợ hãi và vẽ ra những câu chuyện kinh dị thì chúng ta đã tạo ra hàng tấn đau khổ về tinh thần.

Nếu chúng ta có thể dừng lại sự tưởng tượng, phóng đại những bệnh tật của mình và chỉ đơn thuần là nhận diện cảm giác về thể chất thì chúng ta sẽ không tạo ra quá nhiều đau khổ về tinh thần. Cảm giác về thể chất ấy sẽ trở thành một cảm giác để trải nghiệm. Nó không phải là một cái gì đó khiến chúng ta phải lo sợ, một cái gì đó khiến chúng ta phải căng thẳng. Nó chỉ là một cảm giác, và chúng ta hãy để cho cảm giác ấy biểu hiện đơn thuần.

Trong khi chúng ta hành thiền, chúng ta trải nghiệm những cảm giác về thể chất khác nhau. Nếu chúng ta gán cho cảm giác ấy cái tên“đau ở đầu gối” thì sau đó chúng ta bắt đầu bị đau thực sự. Nhưng nếu chúng ta gọi đó là “cảm giác” và chúng ta không có khái niệm về đầu gối thì nó chỉ là một cảm giác. Đâu là cảm giác? Đâu là thân thể? Bạn có thể thử nghiệm điều này với nhiều cách khác nhau trong việc vui đùa với những trải nghiệm vật lý về cơn đau trong lúc hành thiền, thay vì để rơi trở lại vào các thói quen căng thẳng xung quanh nó và sợ hãi của nó.

Một cách khác để đối phó khi chúng ta bị bệnh là hãy nghĩ: “Tôi đang bị bệnh, thật là tuyệt vời!”. Đây là lối suy nghĩ trái ngược với những gì chúng ta thường nghĩ. Các phương pháp đối trị trong giáo pháp dành cho những phiền não của chúng ta hầu hết đều hoàn toàn trái ngược - nói chính xác, đấy là những điều mà chúng ta không muốn làm. Trong trường hợp này cũng vậy, khi bị bệnh, chúng ta hãy nghĩ rằng: “Thật là tuyệt! Thật là tuyệt vời vì tôi bị bệnh”.

Sở dĩ chúng ta bị bệnh là vì những nghiệp xấu mà chúng ta tạo ra trong quá khứ. Và bây giờ các nghiệp xấu ấy được chín muồi và thể hiện qua hình thức những bệnh tật, do vậy những nghiệp ấy không còn che lấp tâm trí của chúng ta nữa. Có thể là những nghiệp xấu sẽ tạo thành sức mạnh để dẫn dắt chúng ta tái sinh vào những cảnh khổ (như địa ngục, ngạ quỷ hay súc sinh) trong một thời gian khá dài, nhưng bây giờ nó chín muồi và biểu hiện qua một số căn bệnh nhẹ. Nếu chúng ta nhìn vào bệnh tật theo cách này thì những căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải sẽ trở nên dễ điều trị hơn. Nó không phải là một cái gì đó đáng phải kinh sợ. Nó không xấu.

Cho nên, bất cứ khi nào chúng ta bị đau nhức, bị bệnh, nếu chúng ta nhìn nhận về nó theo hướng tích cực và nhẹ nhàng, hoặc xem đấy là một cơ hội tuyệt vời để chúng ta trả nghiệp, để không còn bị chi phối bởi những nghiệp bất thiện nữa, thì chúng ta sẽ nhận ra được rằng, bị bệnh tật thực sự không phải là điều xấu. Chúng ta có thể chịu đựng được cơn bệnh khi chúng ta nghĩ rằng, nếu không may những nghiệp bất thiện của mình chín muồi và biểu hiện ra dưới những hình thức khác, khiến cho chúng ta vô cùng đau khổ thì lúc đó chúng ta sẽ thê thảm hơn nhiều. Và chúng ta có thể nghĩ rằng, mình thật may mắn khi nghiệp bất thiện đã chín muồi trong hiện tại, nhờ đấy mà nó sẽ không còn che khuất tâm trí của ta nữa, không làm khổ ta nữa. Đây là một phương thức mà chúng ta có thể vận dụng khi bị bệnh.

Có một cô gái trẻ, khoảng chừng hơn 30 tuổi. Cô cảm thấy không được khỏe trong một thời gian dài và đã đi khám bác sĩ. Bác sĩ đã chẩn đoán bệnh tình của cô và nói với cô: “Tình trạng sức khỏe của cô không được khả quan lắm. Cô đã bị bệnh trong một thời gian dài và căn bệnh này có thể khiến cô phải tử vong”. Tất nhiên, phản ứng tức thời của cô gái là buồn bã, sợ hãi và tiếc cho bản thân mình. Một lần nọ, cô dừng sự lo nghĩ và tự hỏi: “Vâng, nếu Đức Dalai Lama rơi vào tình cảnh như mình thì ngài sẽ cảm thấy thế nào? Ngài đối phó với tình trạng này như thế nào?”. Cô nghĩ về điều đó và câu trả lời đã đến với cô, rằng ngài sẽ nói: “Hãy tử tế”.

Thế là cô đã lấy đó làm phương châm của mình, “hãy tử tế”. Và cô nghĩ rằng: “Được rồi, mình sẽ nhập viện một thời gian. Mình sẽ gặp rất nhiều hạng người - các y tá, kỹ thuật viên, chuyên gia trị liệu, bác sĩ, người lao công, các bệnh nhân khác, người thân trong gia đình và những người khác. Mình sẽ tiếp xúc với rất nhiều người và mình chỉ cần tử tế với họ”. Cô đã chuẩn bị sẵn tâm thế cho mình, rằng việc cô sẽ làm là đối xử tử tế với bất kỳ ai mà cô gặp phải. Cô kể lại rằng, cô đã từng nghĩ như thế và nhờ đó mà cô cảm thấy bình an hơn. 
 
Đó là vì cô đã chấp nhận sự thật là cô bị bệnh và cô đã có một phương thức hành động, đó là “hãy tử tế”. Cô nhận ra rằng, ngay cả khi cô bị bệnh, cô vẫn có thể làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa. Cô vẫn có thể đem đến một thứ gì đó cho người khác để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Sau đó, bác sĩ đã tiến hành thêm một số xét nghiệm và nói với cô là ông ta đã chẩn đoán sai, rằng cô không có bị căn bệnh nặng như vậy. Tất nhiên là cô ấy khá nhẹ nhõm khi nghe điều đó, nhưng cô nói, đấy là một bài học kinh nghiệm rất quý giá mà cô đã trải nghiệm.

Tôi cũng nhớ khi tôi sống ở Singapore vào năm 1987 và 1988, có một người đàn ông trẻ đã chết vì bệnh ung thư. Một hôm, tôi đến thăm anh và anh ta nói: “Tôi chỉ là một người vô dụng. Thậm chí tôi không thể rời khỏi căn hộ của mình”. Lúc ấy chúng tôi đứng gần cửa sổ, và tôi nói: “Anh hãy nhìn ra ngoài cửa sổ. Tất cả mọi người đang chạy ngược chạy xuôi, anh có nghĩ rằng cuộc sống của họ là đáng giá? Họ có thể bận rộn với rất nhiều thứ nhưng không có nghĩa là cuộc sống của họ là đáng giá”.

Tôi đã giải thích với anh ta rằng, sống một cuộc sống đáng giá không có nghĩa là người bận rộn nhất trong những người bận rộn. Sống một cuộc sống đáng giá phụ thuộc vào những gì chúng ta làm với tâm của chúng ta. Ngay cả khi cơ thể của chúng ta bất lực, nếu chúng ta sử dụng trái tim và tâm trí của mình để thực hành giáo pháp thì cuộc sống của chúng ta cũng trở nên rất có ích. Chúng ta không cần phải khỏe mạnh để thực hành giáo pháp.

Có thể khi ta khỏe mạnh thì việc thực hành giáo pháp sẽ dễ dàng hơn, nhưng nếu đang bị bệnh, chúng ta có thể sử dụng thời gian và năng lượng mà chúng ta có để thực hành. Thậm chí, nếu chúng ta không thể ngồi thẳng, hoặc đang nằm trên giường, hoặc bị ngủ nhiều, hoặc bất cứ điều gì, chúng ta vẫn có thể nghĩ đến những ý niệm lành. Chúng ta vẫn có thể quán xét bản chất của thực tại. Chúng ta vẫn có thể suy nghiệm về nghiệp. Chúng ta vẫn có thể quy y Phật, Pháp và Tăng. Vẫn có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm ngay cả khi đang bị bệnh. Và điều đó khiến cho cuộc sống của chúng ta rất có ý nghĩa.

Đừng nghĩ rằng cuộc sống của ta có ý nghĩa chỉ vì ta đang chạy lăng xăng để làm việc này việc kia. Đừng lấy đó làm tiêu chuẩn để đánh giá một cuộc sống hữu ích. Đôi khi, chúng ta có thể có rất nhiều thứ để chứng minh cho những nỗ lực của mình, nhưng trong quá trình thực hiện những điều ấy, chúng ta lại tạo ra cả tấn nghiệp xấu. Và nghiệp xấu ấy không phải là một sản phẩm hữu ích trong cuộc sống của chúng ta.

Ngược lại, chúng ta có thể bị bệnh và nằm trên giường, nhưng nếu chúng ta sử dụng tâm trí của mình để tạo ra rất nhiều nghiệp thiện, thiện nghiệp ấy sẽ trở thành nghiệp nhân cho sự tái sinh tốt lành và đưa chúng ta đến gần sự giải thoát và giác ngộ hơn. Đừng đánh giá thấp sức mạnh tâm thức của chúng ta. Tâm của ta thực sự rất mạnh mẽ. Ngay cả khi ta đang bị bệnh, chỉ cần sức mạnh của những ý tưởng tích cực mà chúng ta tạo ra cũng có thể ảnh hưởng phần nào đến những người xung quanh. 

Ni sư Thubten Chodron 
Minh Nguyên dịch

____________

(Dịch từ bài How to deal with sickness, Ven. Thubten Chodron)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2020(Xem: 5486)
Viện Đại học Phật giáo Viên (원불교대학원대학교, Won Buddhism Graduate School), một cơ sở giáo dục dựa trên tinh thần sáng lập của tông phái Phật giáo Viên (원불교), Hàn Quốc, nhằm mục đích đào tạo các cán bộ giảng dạy Phật giáo Viên. Viện Đại học Phật giáo Viên đủ điều kiện để nhận những sinh viên có bằng Cử nhân tại các Đại học Wonkwang, Đại học Younsan Sunhak. . . Đây là một trường Đại học được thành lập như một nơi để đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Viện Đại học Phật giáo Viên.
02/11/2020(Xem: 6474)
Dù Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không tránh khỏi nạn sanh lão bệnh tử trong đời này. Là một vị Sa-môn khiêm tốn, Đức Phật đã chọn nơi nhập diệt của mình ở một làng mạc xa xôi hẻo lánh, đó là làng Kushinagar, nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời tu hành của Ngài trong một kiếp xa xưa. Tuy đã chuẩn bị như thế, nhưng những ngày tháng cuối cùng của Ngài vẫn là những ngày tháng làm việc không ngừng nghỉ. Mặc dù tuổi già sức yếu, nhưng Đức Phật không ngần ngại đi bộ trên những con đường chập chùng xa tắp, lên đèo xuống dốc, băng rừng vượt suối...
02/11/2020(Xem: 6329)
Hằng năm những người con Phật khắp nơi trên thế giới đều làm lễ cúng vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày âm lịch: - Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm đản sinh. - Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm thành đạo. - Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm xuất gia. Vào Triều Lý tôn Phật giáo Quốc đạo, dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực:
02/11/2020(Xem: 5243)
Trong các đề tài trước, chúng ta đã thảo luận về bản đồ của các Phật tử ở Jepara, tỉnh Java, Indonesia. Tuy nhiên, những Phật tử “tồn tại” (ada) ở jepar, tỉnh Java ngày nay, theo các vị bô lão, chỉ sinh sôi và phát triển vào năm 1965. Vậy thì Phật giáo ở Jepara trước năm 1965 có còn dấu tích gì không? Từ quá khứ rất xa xưa trước khi Indonesia “tồn tại” các Vương quốc lớn đã chiến thắng ở quần đảo Nusantara. Jepara là một trong những trung tâm của Vương quốc đã từng chiến thắng. Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi vua cai trị đất nước.
01/11/2020(Xem: 5732)
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) ở huyện Thạch Thất thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chốn già lam thánh chúng còn lưu giữ đến 60 bức tượng cổ, đã trở thành bảo vật của chùa, và cũng là bảo vật quốc gia. Những pho tượng cổ này đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, có tượng được tạc to hơn hình thể dáng vóc của người thường, và tất cả đều toát vẻ uy nghi thanh thoát...
01/11/2020(Xem: 4891)
Đại sư Tây Sơn (서산대사, 西山大師, 1520-1604), có đạo hiệu Thanh Hư Đường Tập (휴정휴정, 淸虛堂集) hay còn gọi là Đại sư Thanh Hư đường Hưu Tĩnh (청허당 휴정, 淸虛堂 休靜). Vị cao tăng thạc đức danh tiếng nhất Triều Tiên vào giữa cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Cuộc đời của Ngài nổi bật qua công cuộc phát huy ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, truyền bá tư tưởng tự do bình đẳng của đạo Phật, triết lý và biên soạn các tác phẩm Thiền tông.
31/10/2020(Xem: 4646)
Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, vị tăng sĩ Phật giáo Sri Lanka, người kiến tạo Tu viện Phật giáo Mahamevnawa và Mạng lưới Truyền thông Shraddha. Ngài sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo, khi lên 6 tuổi cả gia đình Ngài đều quay về với đạo Tổ tiên Phật giáo. Năm 1979, vào ngày 26 tháng 3, 17 tuổi xuân, Ngài đến ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara, miền đông Sri Lanka, đảnh lễ cầu xin xuất gia với Đại lão Hòa thượng Dambagasare Sumedhankara Mahā Thero, Trưởng của Sri Kalyaniwansa Nikāya và là Trụ trì ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara vào thời điểm đó. Và thụ giáo học Phật pháp với Trưởng lão Hòa thượng Dikwelle Pannananda Thero tại ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara.
31/10/2020(Xem: 17647)
Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa Sư Bị (835-908) Vị Thiền Sư đặt nền móng cho Thiền Phái Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/10/2020 (15/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phật pháp trụ trì Huyền lão gia Tây thiên Đông độ diễn ma-ha Thường ngồi hành đạo Hiếp tôn giả Ít muốn khiêm cung lão thượng tòa Nghìn dặm mang thư toàn giấy trắng Vạn thiên hùng biện vẫn không ngoa Tài ba xuất chúng hàng long tượng Pháp hội nương nhờ đạo mật-la (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
31/10/2020(Xem: 4422)
Hội thảo Học thuật sẽ được tổ chức để Kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Đại sư Tây Sơn (서산대사-西山大師, 1520-1604), người sẵn sàng quên mình vì nước, khi tổ quốc lâm nguy san hà nguy biến, khi triều đình liên tục bị đánh bại trong Chiến tranh Nhật-Hàn năm Nhâm Thìn (1592). Sự thiệt hại khủng khiếp trong cuộc chiến tranh này:
31/10/2020(Xem: 5573)
Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật. Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]