Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dư âm mùa An Cư kỳ 15 tại Tu Viện Quảng Đức

19/07/201410:36(Xem: 9776)
Dư âm mùa An Cư kỳ 15 tại Tu Viện Quảng Đức



Chu_Ton_Duc_Phat_Tu_Khoa_An_Cu_2014a







Niềm an lạc của mùa An cư tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, vẫn theo mãi mỗi hành giả sau khi mãn hạ, trên đường đi về, ngay cả hôm nay tại từng trú xứ và đã lan tỏa về đến Việt Nam, qua 5 Trường Hạ ( gần 500 vị) đang còn cấm túc, mà người viết đã chia sẻ cúng dường với số tiền nhận được tại Trường Hạ Quảng Đức. Người viết, đoan chắc niềm an lạc ấy sẽ còn lan tỏa và lợi ích nhiều hơn như vậy. Vì nếu là người con Phật chân chính sẽ TÙY HỶ trước tấm lòng rộng mở, với sự thỉnh mời thân thiết. Khi đến đạo tràng Quảng Đức, nhận được sự niềm nở, hân hoan với tình pháp lữ mặn nồng của nhị vị Thượng Tọa Viện Chủ và Trụ Trì Tu Viện. Rồi phòng ốc, ăn ở thì thôi quá ư là chu đáo, đầy đủ tiện nghi, tươm tất…Trong cách hành xử chân tình, tận tụy, chu đáo cho từng việc nhỏ, thấu hiểu để biết vận dụng, khai thác và xử dụng người cho từng phần việc, một cách hiệu quả, đấy là một trí tuệ với thời gian dài nhiều định lực, đáp ứng được tâm nguyện Tạo Già Lam để Tiếp Tăng Độ Chúng, cho nên ngôi Phạm Vũ mỗi ngày một huy hoàng phát triển và mùa An cư được thành tựu mỹ mãn.

Trong quá trình 10 ngày An cư kiết đông, hình ảnh 2 vị Trưởng Lão, lãnh đạo tối cao của Giáo Hội, gần 90 tuổi, quỳ lạy đối thú để tác pháp an cư, xả chế và cầm tay nhau dạo quanh trai đường, đã gây ấn tượng rất đẹp, đầy xúc cảm cho toàn hội chúng và nhất là cho những Tăng Ni trẻ. Đây là hình ảnh diệt trừ “ngã chấp” thể hiện BẢN THỂ TĂNG GIÀ thanh tịnh và hòa hợp, đúng với tinh thần “vô ngã” mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Càng tu lâu chừng nào, càng thấy mình không là gì cả, đấy mới chính thật là tu” rất đáng cho hàng hậu học noi theo, làm hành trang cho quá trình tu tập và hành đạo.

Rồi các thời khóa công phu khuya, khai thị, hành thiền, tụng kinh, bái sám, quá đường, hội thảo…, mặc dầu thời tiết của Melbourne rất khắc nghiệt, cái lạnh với gió buốt, cũng không ngăn cản được sự tinh cần của các hành giả, nhất là chư Hòa Thượng Trưởng Lão vẫn hiện diện từng thời khóa, để sách tấn toàn đại chúng. Qua 10 buổi tụng Lương Hoàng Sám đã nhắc nhở cho toàn hội chúng, có cơ hội quán chiếu lại nội tâm để rồi tự sửa chữa những sai phạm, mà hoàn thiện tự thân. Từ đây mới thấy mình, còn lắm việc cần phải tu tập nhiều hơn nữa, “…tự thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi…” để lo hạ cái “bản ngã” xuống mà tôn trọng mọi người, lo tu tạo công đức qua việc tranh thủ làm những việc mà nhiều người cao bản ngã lẫn tránh như chùi toilet, lượm rác, rửa chén, hút bụi, hầu trà, quỳ lạy để được học hỏi hay hoan hỷ chịu trận khi bị la rầy, quở mắng để luyện đức nhẫn nhục… Qua hành trì những việc nầy các hành giả đã trôi luyện được sự vững chải cho tự thân, hanh thông đẹp đẽ cho đạo tràng, công đức cũng từ đây hiển lộ, được mọi người yêu kính, mến mộ, quan tâm giúp đỡ, có thể được thỏa mãn những khởi niệm lành.

Qua các buổi hội thảo Tăng Ni, mặc dầu vẫn còn vài vị muốn thể hiện “bản ngã” qua việc thao túng diễn đàn, muốn chứng tỏ sở học, áp đảo hội chúng, nhưng nhờ oai lực của đại chúng, nhờ sự mạnh dạn, thể hiện tinh thần lục hòa, ảnh hưởng sự thoải mái của nền văn hóa bản xứ, tự do, nhân quyền được tôn trọng, nên cũng có rất nhiều vị tranh thủ nói lên được nỗi lòng, tâm tư, ý kiến của mình để chia sẻ cùng đại chúng. Những phát biểu cũng có được sự tác dụng tức thời, nhưng hy vọng ở sự lắng nghe, ghi nhận của chư Tôn Thiền Đức lãnh đạo, để SỰ THẬT được tôn trọng, để cảnh “phân biệt, đối xử, phũ phàng, bạc đãi, vùi dập, cô lập…” không còn gây xốn mắt, gây mất niềm tin, gây cơ hội cho các thế lực xấu khai thác. Mà quý Ngài phải thể hiện Từ Bi, Hỷ Xả với lòng bao dung, độ lượng, theo đúng tinh thần giới luật “Ẩn ác, dương thiện”, loại bỏ tánh tầm thường của thế gian: “Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo” hãy chịu khó đến với nhau LẮNG NGHE để HIỂU và THƯƠNG hầu Bản Thể Tăng Già vẫn luôn được gìn giữ và lợi ích cho muôn loài, được truyền lưu mãi mãi. Dư âm của các buổi hội thảo nầy sẽ là hành trang cho Tăng Ni trẻ và là những hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai có trách nhiệm với tiền đồ đạo Pháp.

Khi nỗi niềm tâm sự khai thông, được nhiều người thông cảm sẻ chia và có sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của chư Tôn Túc, đấy là niềm hạnh phúc vô biên của những “Chàng Cùng Tử” lúc nào cũng rất mong những “Ông Trưởng Giả” mở rộng tấm lòng để những đứa con lưu lạc có cơ hội quay về với gia tài Chánh Pháp. Xin đừng vùi dập như lối hành xử của HG: “ Khi có một người nào phạm tội, thì xô người ấy xuống hố và kêu mọi người xúm lại ném đá cho đến khi nào người tội chết mới thôi”. Một hành động thật tàn nhẫn và thiếu mất tình người. Với Đạo Phật là Đạo Từ Bi và Trí Tuệ, và Đức Phật ra đời cũng không ngoài mục đích: “Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”. Là đệ tử Phật chúng ta phải tiếp theo hạnh nguyện của Ngài. Hãy ôm bình bát đến tận với từng chúng sanh để hóa duyên, chứ đừng ngồi ấm êm nơi văn phòng, với đầy đủ tiện nghi mà tự hãnh diện, cho là người có nhiều phước báu, để mọi người khi cần, phải đến để đảnh lễ cúng dường. Hãy là Bần Tăng, ‘ít muốn, biết đủ’ với ‘tam thường bất túc’, như vậy mới dễ gần gũi và có thể nhảy xuống bùn lầy để cứu vớt chúng sanh, nuôi dưỡng tánh Phật trong từng chúng sanh, mặc cho mình có bị mất mát gì đi nữa, cũng không chùn bước, đó là hạnh Bồ Tát mà Phật Giáo Đại Thừa đã thọ lãnh, hy hiến và thể hiện. Đấy mới xứng đáng là Trưởng Tử của Như Lai, xứng đáng là người lãnh đạo.

Hôm nay ngồi tại trụ xứ mà niềm an lạc của khóa An cư vẫn còn tuôn chảy, niềm Pháp hỷ vẫn mãi truyền lưu, đấy là nhờ tha lực của chư Phật, Bồ Tát, Liệt Tổ gia hộ, nhờ ở “Đức chúng như hải” nhờ ở sự nỗ lực tu tập của từng chư Tôn Đức và đặc biệt là nhờ ở tấm lòng bao dung của nhị vị TT Viện Chủ và Trụ Trì TVQĐ, Melbourne, không vọng tưởng, phân biệt đối đãi, đã dùng Bình Đẳng Tánh Trí mà cư xử với nhau, nên đã hâm nóng và làm sống lại được Bản Thể Tăng Già, thân thiết thỉnh mời được gần 100 chư Tôn Thiền Đức, không những ở toàn liên bang Úc Châu, Tân Tây Lan, mà còn thỉnh mời chư Tôn ở nước ngoài như Mỹ quốc và Việt Nam vẫn hân hoan vân tập. Lại thêm hơn 100 Phật Tử cũng được nhị vị TT sẵn lòng dung chứa và cung cấp đầy đủ tiện nghi để an tâm trong 10 ngày tòng hạ, tập tu cùng đại chúng.

Còn hạnh phúc nào hơn, khi nhìn thấy hình ảnh Tăng Già Hòa Hợp và Tứ Chúng Đồng Tu, đấy là những dư âm vang vọng mãi, từ hôm nay cho đến những kỳ an cư kế tiếp, hoặc là hơn thế nữa với một Tu Viện chung của Giáo Hội được hình thành, được sự điều hành thoải mái đúng với Tinh Thần Lục Hòa Của Tăng Đoàn thời Đức Phật, không bị áp đặt bởi biên kiến của một ai, để những vị muốn chuyên tu có nơi mà quy tụ về Tu Tập trong hằng ngày, hầu niềm tin vẫn còn mãi mãi và hạnh nguyện vị tha tu tập của từng vị, vẫn còn được thể hiện để cho tự thân được ý nghĩa. Có như vậy mới hy vọng bảo toàn và phát triển được Tăng đoàn, hoằng dương chánh Pháp, cũng như xây dựng được một cộng đồng Việt Nam vững mạnh với nhiều Đạo Đức Tốt Đẹp, tạo nơi chốn cho Đồng Bào mình về nương tựa, không còn phải chạy lung tung để cầu pháp học đạo khắp nơi nữa, hầu góp phần tô đẹp thêm hình ảnh của Úc Châu đã Nhân Đạo, Hạnh Phúc nhất thế giới càng thêm Văn Minh, Ổn Định và An Lạc hơn. Đấy là những đóng góp nhỏ nhoi so với sự bao dung, cưu mang của Chính phủ và người dân Úc, đã dành cho đồng bào ta trong quá trình gần 40 năm tỵ nạn và an cư lập nghiệp.

Rất mong từng vị trong mỗi chúng ta hãy luôn nhớ ơn và tìm cách đền ơn đáp nghĩa, mà trong tầm tay của chúng ta có thể làm được, đó là hãy lo hoàn thiện bản thân, bằng cách tu tập, nghĩ, nói và có những hành xử tốt về nhau, tương thân, tương kính, tương trợ lẫn nhau, giữ Tâm cho được Thanh Tịnh thì quốc độ sẽ Tịnh theo. Có được Chánh báo tốt, sẽ sống được trong Y báo tốt đẹp và “chiêu cảm” được nhiều điều như ý. Hãy lo tu tập miên mật, chư Phật, Long Thiên Hộ Pháp sẽ hộ trì “Thâm tín chư Phật giai sung mãn” chúng ta phải hoàn toàn tin tưởng nơi Phật Pháp nhiệm mầu, để khỏi phải lo hướng ngoại tìm cầu, sẽ khổ và không biết bao giờ mới đạt được, vì Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đã dạy: “ Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”. Mỗi người một tay cùng nhau bảo vệ môi sinh, tiết kiệm năng lượng, tôn trọng pháp luật, và biết chia sẻ cùng nhau những điều hay lẽ phải, những tâm tư vướng mắc…để mọi người cùng sống chung với nhau trong niềm an lạc, giải thoát.


Viết từ Adelaide, miền nam nước Úc, 17/07/2014

TK.Thích Viên Thành



Bia_Ky_Yeu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2012(Xem: 9287)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
14/04/2012(Xem: 8623)
Phật giáo dùng một thí dụ dễ hình dung và đầy thi vị để tượng trưng cho sự tu tập : « vượt sang bờ bên kia của đại dương khổ đau». « Vượt sang bờ bên kia» là nghĩa từ chương của chữ Ba-la-mật,tiếng Phạn là Paramita, kinh sách gốc Hán gọi là « đáo bỉ ngạn» (đến được bờ bên kia). Nhưng thật ra ý nghĩa của chữ Ba-la-mật thường được hiểu theo nghĩa bóng là « Hoàn hảo», « Hoàn thiện», « Siêu nhiên», « Đạo hạnh siêu phàm», « Đạt đuợc trí tuệ siêu việt»…
14/04/2012(Xem: 8253)
Cólẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưanhư trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sáchvở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiêndù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có baogiờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lầntrong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vaitrò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tântiến ngày nay ?
13/04/2012(Xem: 14892)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 11433)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
12/04/2012(Xem: 12949)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
11/04/2012(Xem: 8917)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
11/04/2012(Xem: 10396)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
10/04/2012(Xem: 7946)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
10/04/2012(Xem: 7978)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]