Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sám Nguyện Niệm Phật

09/06/201419:14(Xem: 19709)
Sám Nguyện Niệm Phật

Phat Di Da
Cu Ba Tam Thai Ngo Thi Dac

Cụ Bà Tâm Thái
(hình chụp năm  1993, năm cụ bà 60 tuổi)


Khuyen Nguoi Niem Phat



SÁM NGUYỆN NIỆM PHẬT


Một lòng giữ niệm Di Đà,
Phật danh sáu chữ thật là rất cao.
Năng trừ tám vạn trần lao,
Người đời nên sớm hồi đầu mới hay.
Khuyên ai xin chớ mê say,
Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an.
Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan,
Muôn tai ngàn họa khỏi mang vào mình.

Niệm Phật mở trí cao minh,
Bao nhiêu hôn chướng chẳng sinh vào lòng.

Niệm Phật cứu đặng tổ tông,
Khỏi nơi biển ái thoát vòng sông mê.

Niệm Phật thân tộc đề huề,
Một nhà sum hợp chẳng hề ghét nhau.

Niệm Phật khỏi khổ khỏi đau,
Bao nhiêu bịnh tật mau mau hết liền.

Niệm Phật có phước có duyên,
Tấn tài tấn lợi bình yên cửa nhà.

Niệm Phật trừ đặng tà ma,
Yêu tinh quỷ quái lánh xa ngàn trùng.

Niệm Phật năng khử độc trùng,
Các loài ác thú hóa hung ra hiền.

Niệm Phật hết khùng hết điên,
Có gương trí huệ, có đàng quang minh.

Niệm Phật khỏi sự bất bình,
Sự người chẳng nhớ, sự tình chẳng ưa.

Niệm Phật cứu số long đong,
No cơm ấm áo thung dung mãn đời.

Niệm Phật cảm động khắp nơi,
Ai ai cũng mến, người người đều thương.

Niệm Phật sanh dạ hiền lương,
Từ Bi thì có, bạo cường thì không.

Niệm Phật trời cũng thương lòng,
Thường thường ủng hộ cả ngày lẫn đêm.

Niệm Phật, Thần cũng kính vì,
Thường hay trợ niệm trong khi đứng ngồi.

Niệm Phật lòng chẳng bồi hồi,
Như cây không gió, nhánh chồi chẳng rung.

Niệm Phật khỏi sự hãi hùng,
Gian tà đạo tặc sẽ không đến nhà.

Niệm Phật giấc ngủ an hòa,
Chiêm bao không có, niệm tà đều không.

Niệm Phật oan trái trả xong,
Nợ trần kiếp trước hết mong khỏi đòi.

Niệm Phật trăm việc xong xuôi,
Dầu sanh dầu tử cũng vui tấm lòng.

Niệm Phật hết sự đèo bồng,
Chẳng ham tài lợi, bỏ vòng công danh.

Niệm Phật uế nhiễm chẳng sanh,
Cái gương tâm tánh như vành trăng thu.

Niệm Phật lòng có sở cầu,
Muốn tu thời đặng dễ đâu sai lầm.

Niệm Phật huờn được Chơn-tâm,
Bao nhiêu nghiệp cảm tiêu trầm biển khơi.

Niệm Phật chắc sống trọn đời,
Khỏi vòng nước lửa, khỏi nơi hung tàn.

Niệm Phật thân thể bình an,
Khỏi vương ách nạn, chết oan trên đời.

Niệm Phật bổ đức các nơi,
Phá tan địa ngục rã rời ma quân.

Niệm Phật, Phật phóng hào quang,
Các vị hóa Phật ngồi ngang trên đầu.

Niệm Phật, Phật chẳng bỏ đâu,
Niệm đâu Phật đó phải cầu chi xa.

Niệm Phật, Phật sẽ rước ta,
Tây phương đã sẵn một tòa bông sen.

Niệm Phật phải niệm cho chuyên,
Thì bông sen ấy liền liền tốt tươi.

Niệm Phật niệm niệm không rời,
Tinh thần đã sớm dạo chơi Liên Trì.

Niệm Phật lơ láo ích chi,
Sen kia khô héo khó mà tốt tươi.

Niệm Phật cần phải chí thành,
Giữ cho thanh tịnh trong mình lục căn.

Niệm Phật như nước với trăng,
Nước trong trăng tỏ, nước nhăn trăng lờ.

Niệm Phật có lắm huyền cơ,
Miễn đừng đem dạ nghi ngờ là xong.

Niệm Phật giữ một tấm lòng,
Di Đà oai đức mênh mông biển trời.

Đức Phật biến hóa khắp nơi,
Thương người cứu vớt những người trầm luân.

Chí tâm niệm Phật tinh cần,
Lâm chung hậu nhựt trọn phần vãng sanh. (84 câu)


 

(*) Bài Sám Nguyện Niệm Phật này do Đạo Hữu Tâm Thái (79 tuổi) đã đọc cúng dường Chư Tôn Đức & Quý Phật tử học viên trong Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 10 (30/12/2010- 02/01/2011) tại AdelaideNam Úc. Bài này Cụ bà đã học thuộc lòng từ một quyển Kinh Nhật Tụng xưa. Hôm nay Tu Viện Quảng Đức xin in lại để cùng nhau thọ trì đọc tụng và cũng để lưu truyền lại cho thế hệ mai sau.



Me-Tam_Thai_6Me-Tam_Thai_7Me-Tam_Thai_8Me-Tam_Thai_9

Mẹ Tâm Thái niệm Phật mỗi ngày tại Chánh Điện Tu Viện Quảng Đức

khi Mẹ viếng thăm Úc vào năm 2015  (xem thêm hình ảnh)














Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2020(Xem: 7855)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
05/03/2020(Xem: 9023)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 8859)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6577)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 6492)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
27/02/2020(Xem: 6444)
Xã hội hiện đại này là một loại hình xã hội cần đến sự cập nhật kiến thức liên tục vì tốc độ tăng trưởng thật nhanh . Do đó con đường tốt nhất là đọc sách và học tập suốt đời dù ở bất cứ tuổi nào . Tuy nhiên nếu không có được sự tu tập để tìm được sự bình thản tĩnh lặng trong tâm thì sẽ không nhận được điều gì xảy ra và để nhân thấy được Sự Huyền Diệu của cuộc đời . Khi chúng ta không có tĩnh lặng( những giờ phút riêng tư ) dù phải chịu cảnh cô đơn hay cô độc thì sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được sự huyên diệu ấy. Một tâm trí khỏe mạnh là đã loại trừ được những suy nghĩ tiêu cực nhờ vào những suy nghĩ bình tĩnh , biết tập trung để thanh lọc những nỗi sợ hãi, buồn đau khi gặp phải vấn đề rắc rối .
26/01/2020(Xem: 5410)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8246)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6441)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 7309)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]