Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện chưa kể về 7 anh em tại Mỹ

30/05/201407:35(Xem: 11157)
Câu chuyện chưa kể về 7 anh em tại Mỹ
Gd_Thay_Phap_Bao (4)

Câu chuyện chưa kể về 7 anh em tại Mỹ
KÝ ỨC CỦA MỘT GIA ĐÌNH







Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.

Năm 1971, ba mẹ của thầy quyết định về sống chung với nhau bằng một đám cưới nhỏ với sự chung vui của họ hàng nội ngoại hai bên tại một vùng quê ven biển An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Suốt 18 năm chung sống vui vẻ và hạnh phúc, họ đã sinh được 7 người con: 5 trai, 2 gái.

Lúc đó, nghề mưu sinh chủ yếu của ba là ra khơi đánh bắt cá, còn mẹ ở nhà buôn bán chăm lo cho các con. Cuộc sống lúc đó thật vất vả thiếu thốn nhưng trong mái nhà tranh đơn sơ, rách nát ấy lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Hồi đó, gia đình thầy nghèo lắm con cái lại đông, mặc dù ba mẹ đã làm lụng cật lực, vất vả nhưng vẫn không đủ cái ăn cái mặc,hằng ngày phải ăn cơm độn khoai, độn sắn. Mỗi khi trong nhà đứa con nào bị ốm, nhà không có nhiều gạo, mẹ chỉ bốc một nắm nhỏ để nấu một tô cháo trắng loãng hay khi cơm vừa chín, mẹ xới ra một chén nhỏ không có độn cho đứa con ốm đó ăn. Lúc đó vì đói quá lại chưa hiểu biết gì nhiều nên anh em thầy ai cũng mong mình được ốm để có cơm trắng ăn mà có biết đâu lòng mẹ đang quặn đau, giấu đi những giọt nước mắt xót xa nhìn con mình bị ốm mà không có gì để bồi bổ. Đúng là một thuở ngây ngô một dại khờ của anh chị em thầy.

Vào năm 1989, đứa em trai út chào đời trong niềm hân hoan, vui sướng của cả đại gia đình. Nhưng niềm vui sướng ấy chỉ vỏn vẹn ngắn ngủi trong vòng mười lăm ngày thì được tin dữ người cha – người trụ cột trong gia đình mất trong một chuyến đi biển. Mất đi người cha thân yêu, anh em thầy như mất đi một chỗ dựa tinh thần. Gia đình đã nghèo bây giờ lại càng nghèo hơn. Dù cuộc sống vất vả nhưng mẹ rất hãnh diện và hạnh phúc khi nhìn thấy các anh em thầy thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Mỗi tối, mấy anh em thầy cùng nhau quây quần bên nồi khoai mẹ nấu (hồi đó, khoai vừa là món ăn chính vừa là món phần quà mẹ thưởng mỗi khi anh em thầy đạt điểm cao trong học tập), vừa ăn khoai vừa thay phiên nhau kể cho mẹ nghe chuyện ở trường, ở lớp, đứa em trai út thấy mấy anh chị tíu tít cười đùa kể chuyện cho mẹ nghe, nó cũng xen vào bằng những câu nói bi bô chưa rõ chữ và những bài hát bập bẹ mà mấy anh chị em thầy vẫn tập cho nó hằng ngày. Bên ánh đèn dầu le lói, tiếng cười nói của mấy anh chị em hòa lẫn tiếng cười hạnh phúc của mẹ cứ vang mãi trong ngôi nhà tranh cũ kỹ. Đôi khi, hạnh phúc đơn giản chỉ như thế này thôi.

Từ khi cha mất, anh trai cả Hồ Thanh bị bắt do theo nhóm bạn đi vượt biên qua đường ngoài nhưng bất thành, mẹ thì bận đi buôn bán nên mọi việc trong nhà đều do một tay chị thứ hai, Hồ Gái, lo toan. Mỗi buổi đi học về chị thường phụ giúp mẹ gánh hàng ra chợ hay đến bến đò vào ban đêm. Vì là con gái lớn trong gia đình, thương mẹ, thương các em còn nhỏ dại, một tay chị chăm lo cuộc sống, học hành cho các em hằng ngày để mẹ đỡ thêm gánh nặng. Chị đã hy sinh rất nhiều vì các em, từ cái ăn , cái mặc cho đến chuyện học hành. Cho đến bây giờ, trong lòng của anh em thầy, chị là người mẹ thứ hai của mình.

Cảm ơn cuộc đời này đã sinh ra chị
Cho anh em chúng em nương tựa hằng ngày
Cho đôi vai mẹ đỡ phải còng xuống
Cho người cha yên nghỉ chốn bình yên.
Chị đã hy sinh tất cả cho các em
Với tình thương bao la rộng lớn
Mong các em khôn lớn trưởng thành
Mặc dù phải xa quê hương yêu dấu
Xa mẹ, anh em thương nhớ từng ngày
Nhưng chị vẫn không bao giờ quên được
Tình cảm chị em quấn quýt bên nhau
Bên nồi khoai của mẹ vừa mới nấu
Dưới ánh đèn le lói suốt cả đêm
Trong lòng chị luôn luôn ao ước
Mong một ngày anh chị em được ở gần bên
Và ngày đoàn tụ cũng đã gần đến
Anh chị em ta sẽ được sống cùng nhau.
( Tặng chị Hồ Gái- người chị kính yêu)

Gia đình thầy ngưỡng mộ đạo phật từ lúc thiếu thời, luôn thấm nhuần đạo lý , nỗ lực trau dồi đạo đức hằng ngày và luôn gần gũi yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

“Trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng” .Theo đạo lý đó, mặc dù không muốn xa mẹ, xa các em nhưng chị Gái cũng gạt nước mắt theo chồng sang Mỹ định cư vào năm 1996. Chị nghĩ rằng mình đi lấy chồng để có thể tiếp tục giúp đỡ cho các em có cuộc sống ổn định hơn. Ngày chị đi, cả nhà vừa mừng vừa buồn. Mừng vì kể từ đây chị đã có gia đình hạnh phúc, buồn vì anh chị em phải xa nhau không bao giờ gặp lại.

Một năm sau ngày chị Gái đi lấy chồng, anh cả Hồ Thanh cũng lập gia đình. Cũng vào năm này, thầy bắt đầu đi xuất gia vào chùa Thuyền Lâm, đầu sư với Hòa Thượng Thích Chơn Trí. Trong suốt thời gian tu tập ở chùa, chị Gái thường xuyên gọi điện hỏi thăm, động viên thầy nhiều lắm. Đến năm 2005, khi nghe tin thầy được thọ Đại giới, mẹ cùng các anh chị em trong gia đình rất vui mừng. Sau khi tấn đàn, thầy đã du học theo pháp môn Làng Mai tại Lâm Đồng. Và sau đó, tiếp tục tu học tại thiền viện Vạn Hạnh Sài Gòn theo sự cho phép của Ban quản lý và y chỉ của sư thầy. Trên bước đường tu học của thầy luôn có hình bóng mẹ, chị Gái, và các anh em song hành giúp đỡ. Đó là động lực để thầy có được thành quả như ngày hôm nay.

Nhờ sự nâng đỡ của chị Gái, người em gái kế út Hồ Thị Hòa cũng được sang Mỹ vào năm 2002, sau đó kết hôn vào năm 2005. Vào năm này, ngôi nhà tranh rách nát đầy ắp kỷ niệm của cả gia đình được xây mới lại khang trang hơn để sau này anh em thầy cùng các con cháu có nơi rộng rãi sum họp vui vầy và đây cũng là nơi tiếp đón Tăng thân của quý chùa về thăm viếng, thọ trai.

Tiếp theo, người anh trai thứ Hồ Thành lập gia đình. Sau đó vợ chồng anh chị đã vào Cần Thơ làm ăn sinh sống. Mười ba năm sau ngày rời xa quê hương, chị Gái từ Mỹ đem hai cháu về quê thăm bà ngoại trong niềm hân hoan, vui sướng được đoàn tụ với gia đình. Lúc đó, khi nghe tin chị về, anh em thầy vui sướng lắm, cùng chung tay chuẩn bị mọi thứ để đón chị và các cháu về. Anh em thầy quấn quýt nhau không muốn rời xa chị.

Khi đứa em trai út Hồ Ty nhận được giấy được đi du học Canada, cả nhà vô cùng sung sướng. Em mình đã không thấy mặt cha từ khi mới sinh ra, đó là một tổn thất lớn cho em nên tất cả mọi tình thương của các anh chị em đều dành cả cho đứa em trai út này. Khi mới lọt lòng, chị Gái là người đã chăm sóc em từ miếng ăn đến giấc ngủ để mẹ yên tâm đi buôn bán nuôi các con. Hồi đó, đối với anh em thầy, chị như là cả một bầu trời xanh êm dịu, như là những con sóng vỗ về che chở cho các em.

Tháng 5/2011, một lần nữa, anh em thầy lại ngậm ngùi đau xót khi mẹ từ giã cõi trần. Lần này, tất cả anh em thầy lại được đoàn tụ một lần nữa nhưng không phải trong niềm hân hoan vui mừng mà trong niềm tiếc thương đau xót đám tang của mẹ. Anh chị em thầy không còn ôm nhau khóc lóc nức nở như lúc cha mất mà bây giờ chỉ biết nuốt nước mắt thương mẹ vào trong lòng.Với tình thương bao la, niềm hiếu kính đối với mẹ, các anh chị em đã chung tay tổ chức đám tang cho mẹ thật linh đình với sự tham dự của Chư tăng, Phật tử, thân quyến xa gần đến chia buồn tiễn đưa.

Mẹ mất đi, kể từ đây, anh em thầy trở thành những đứa con mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bởi vì thế, anh chị em lại càng yêu quý nhau hơn, luôn đùm bọc, nâng đỡ nhau trong cuộc sống.

SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN
Đầu năm 2014, gặp được duyên lành, thầy Thích Pháp Bảo đã có chuyến hoằng pháp sang Mỹ gặp gỡ các chị em của mình. Chị em gặp nhau mừng mừng tủi tủi.Bây giờ, trong 7 người con của ba mẹ thì 5 người con đã định cư trong cùng thành phố Grand Blanc,Michigan, Mỹ, 2 người còn lại là anh cả Hồ Thanh đang sống ở làng An Bằng, Huế và người anh thứ Hồ Thành ở Sài Gòn. Nhưng không bao lâu nữa, anh trai cả cũng sẽ cùng gia đình sang đoàn tụ với các anh em. Tại thành phố Grand Blanc này, anh chị em thầy đã đoàn tụ, sum vầy cùng nhau trong ngày giỗ thân mẫu. Mặc dù tại đất khách quê người nhưng ngày giỗ cũng được anh chị em tổ chức rất linh đình cùng bà con nội ngoại tại đây. Cũng trong chuyến đi lần này, thầy đã được mở rộng tầm mắt chứng kiến nền khoa học tiến bộ của một đất nước phát triển và được học hỏi thêm đạo pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh, đó là niềm hạnh phúc lớ

Luôn nhớ lời mẹ dạy, anh chị em thầy một lòng luôn hướng về Phật, mặc dù công việc ai cũng bận rộn nhưng lúc nào cũng sắp xếp thời gian đi chùa tụng kinh niệm Phật, luôn làm việc thiện giúp đỡ người nghèo.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Trong kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, Đức Phật đã đưa ra những bổn phận mà người làm cha làm mẹ cần phải thực hiện đối với con cái của mình: "Ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con". Đối với bổn phận của người làm con, Đức Phật dạy: "Phải nuôi dưỡng cha mẹ; thực hiện bổn phận đối với cha mẹ; gìn giữ gia đình và truyền thống gia phong; bảo vệ tài sản thừa tự; tổ chức tang lễ khi cha mẹ qua đời".
Những lời dạy đó của Đức Phật luôn được gia đình thầy Thích Pháp Bảo làm kim chỉ nam cho cuộc sống trong gia đình và là lời dạy vàng ngọc cho con cháu mình sau này.
Thật sự tôi rất ngưỡng mộ gia đình thầy – một gia đình với đầy đủ tình thương yêu, hiếu kính- là tấm gương sáng cho các gia đình khác noi theo.

Giảng viên Anh Thy


Gd_Thay_Phap_Bao (11)Gd_Thay_Phap_Bao (10)Gd_Thay_Phap_Bao (9)Gd_Thay_Phap_Bao (8)Gd_Thay_Phap_Bao (7)Gd_Thay_Phap_Bao (6)Gd_Thay_Phap_Bao (5)Gd_Thay_Phap_Bao (4)Gd_Thay_Phap_Bao (3)Gd_Thay_Phap_Bao (2)Gd_Thay_Phap_Bao (1)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2018(Xem: 6356)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
06/07/2018(Xem: 8521)
MC Lâm Ánh Ngọc về Phật Quang "Tung cánh yêu thương" PV: Trần Nga (PD Tâm Trụ) Hàng năm, khóa sinh tại khóa hè Thiền tôn Phật Quang thường được gặp gỡ những khách mời là nghệ sĩ nổi tiếng có đời sống lành mạnh, nhiều cống hiến cho xã hội. Năm nay, các em vừa có buổi giao lưu vui tươi cùng MC Lâm Ánh Ngọc, ca sĩ Đào Ngọc Sang, ca sĩ Thanh Long với chủ đề “Tung cánh yêu thương”. MC Lâm Ánh Ngọc chia sẻ, mong muốn của mình là giúp trẻ sống có trách nhiệm, từ bỏ thói quen xấu, dần hoàn thiện mình, trước là đền đáp công ơn cha mẹ, sau là góp sức dựng xây cuộc đời. Bản thân cô trước đây đã từng chông chênh trắc trở, nhưng rồi có duyên lành tham dự những khóa tu thế này, cô như chợt gặp được lẽ sống cho cuộc đời mình một hướng đi cao thượng hơn. Vì thế, cô mong muốn chia sẻ với các bạn trẻ để các em vững vàng niềm tin mà sống thiện, dù đời nhiều cay đắng, thử thách thế nào cũng phải kiên định không thay đổi. Như thế, rồi các em sẽ cảm nhận được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn.
05/07/2018(Xem: 10418)
Đối diện & quan sát cơn nóng giận Này bạn! Khi bạn tức giận, hãy nhìn thẳng cái tâm đó. Cái tâm đó như một đứa trẻ con, đừng đánh nó! “Kể cho tôi xem tại sao bạn tức giận thế?”.
04/07/2018(Xem: 11760)
Đừng hiểu lầm câu: ''Phật Tại Tâm'' Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý. Thật sự thì đây chỉ là lí do cho sự lười tu chứ chả phải Phật tại tâm nào ở đây cả ! - Câu "Phật tại tâm" không sai, bản thân câu này đã nói lên toàn bộ giáo lý kinh điển của nhà Phật. Tâm chúng ta vốn dĩ đã có Phật rồi hay còn gọi là Phật tánh. Đức Bổn Sư Thích Ca từng nói "ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" để chỉ cho việc mỗi người trong chúng ta đã là một vị Phật, chỉ cần tinh tấn tu hành rồi sẽ có ngày đạt đượ c Phật quả. Chính vì vậy nên thay vì đi tìm cầu một ông Phật bên ngoài thì hãy quay trở lại cái tâm của mình.
20/06/2018(Xem: 7401)
Chân lý không phải là điều cao xa mà nằm ngay trong đời thường, trong những điều giản đơn. Và chân lý giải thoát cũng vậy, cũng nằm ngay những hành động việc làm đời thường giản dị.
19/06/2018(Xem: 6425)
WESTMINSTER, Calif. (VB) – Một buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau đã thực hiện hôm Thứ Bảy ngày 2 tháng 6/2018 tại Viet Bao Gallery ở thành phố Westminster đã hoàn mãn với nhiều kết quả tốt đẹp. Buổi sinh hoạt với nhiều chủ đề -- “để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung” -- đã gợi ra nhiều suy nghĩ cho có thể là những hướng đi hoạt động tương lai của những người quan tâm về hoạt động Phật pháp.
17/06/2018(Xem: 6018)
Thế giới đang sôi nổi với các trận bóng đá World Cup 2018. Những người say mê bóng đá đang nhìn về các đội tuyển đang thi tài ở nước Nga, dán mắt vào các màn hình TV hay máy điện toán, đọc các lời bình luận và quan sát xem bóng đang vào chân ai và sẽ đá về hướng nào. Người Phật tử nghĩ gì về bóng đá? Các ngôi chùa tại Việt Nam có nên tụ tập các em lại để dạy đá banh và để lập các đội bóng đá khi các em nghỉ hè, hay vào những giờ nghỉ sau lớp, hay những ngày nghỉ cuối tuần hay không? Có phải giúp các em tập luyện bóng đá cũng còn tốt hơn để các em chơi game điện tử, vừa hại sức khỏe, vừa mất thì giờ và tiền bạc?
17/06/2018(Xem: 7463)
Thông thường phải có việc gì vui thì người ta mới cười, nhưng có những lúc vì nể nhau mà cười, vì lấy lòng người khác mà gượng cười, có khi vì khinh người mà cười cho là người dở, có lúc thấy mình tài giỏi mà cười cứ cho mình hay...Cái cười có muôn màu muôn vẻ, nhưng ngẫm lại cũng chỉ có hai dạng là tự vui với chính mình và vui với niềm vui cùng người khác mà thôi.
15/06/2018(Xem: 5707)
Người ta thường nghĩ – muốn có hạnh phúc cần có tiền; nhưng đôi khi có nhiều tiền đưa đến tan vỡ hạnh phúc với nhiều lý do – ông bà thường nói –“giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Người lãng mạn họ nghĩ chỉ cần “một túp lều tranh 2 quả tim vàng”, thực ra túp lều tranh của thời đại cày sâu cuốc bẩm không còn thích hợp với thời đại @ ngày nay. Cái nghèo đôi khi cũng tạo sự đổ vỡ nhiều cho gia đình.
15/06/2018(Xem: 8169)
Đó là danh hiệu đồng đội tặng cho Anh mỗi khi tập trung cùng Đội Tuyển Quốc Gia Ý thi đấu quốc tế ,đặc biệt ở những kỳ World Cup ,và Anh thường được tín nhiệm giao đeo băng đội trưởng . Người có “tóc đuôi ngựa thần thánh”,vào những thời kỳ đỉnh cao phong độ ,Anh được người hâm mộ và báo giới ca ngợi và so sánh bằng một công thức :Pele+Maradona=Baggio . Vâng ! Người đó chính là ROBERTO BAGGIO . 56 lần khoát áo đội tuyển quốc gia Ý, với 27 bàn thắng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]