Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một mục sư tương lai thành Phật tử gương mẫu

21/05/201418:43(Xem: 9013)
Một mục sư tương lai thành Phật tử gương mẫu

Muc_Su_tuonglai_tro_thanh_Phattu (1)

Tôi gặp anh trong lần đến thăm một người bạn ngày cuối tuần. Trông anh phúc hậu, nói chuyện có duyên với dọng nói ấm áp, dễ nghe. Mỗi người chúng tôi kể những câu chuyện của mình, trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm tu tập. Anh cũng vậy. Tôi giật mình khi anh nói về gia đình anh. Hóa ra trước mặt tôi là người đàn ông của một gia đình công giáo nòi.

Anh tên là Tốt, Nguyễn Văn Tốt, hiện đang định cư tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Gia đình anh ngày trước sống xã ở Nhị Bình, huyện Hóc Môn. Anh kể về vùng đất mà ngay gần đó là nhà thờ Lái Thiêu. Rằng cha mẹ anh là dân công giáo. Ông bà anh cũng là công giáo chính gốc.

Tôi bất ngờ khi nghe anh kể về thời gian khi anh học trong trường dòng. Rằng nếu mọi sự suôn sẻ anh sẽ thành mục sư. Ấy vậy mà có sự chuyển biến thời thế và anh không tiếp tục học trường dòng nữa.

Bước ngoặt trong tâm linh xảy ra năm 23 tuổi. Đêm nọ, anh mơ thấy Quán Thế Âm Bồ Tát. Chuyện rất lạ bởi anh nhìn thấy Ngài rất rõ, trong khi anh và gia đình không hề có ai theo đạo Phật. Cá nhân anh cũng không biết gì, không có khái niệm gì về Đạo Phật và các vị Phật và Bồ tát. Cũng trong khi mơ anh nhìn thấy trên sân khấu có dòng chữ “tu tâm, dưỡng tánh, cúng dường tam bảo”. Ấn tượng mạnh đến mức câu nói ấy anh nhớ mãi. Nhớ đến mãi sau này, đến tận ngày nay.

Muc_Su_tuonglai_tro_thanh_Phattu (4)Muc_Su_tuonglai_tro_thanh_Phattu (3)

 Mấy hôm sau anh tình cờ đi qua một cửa hàng tạp hóa. Tự nhiên anh nhìn thấy bức ảnh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát giống hệt hình ảnh mà anh từng năm mơ bữa trước. Anh giật mình và hỏi chủ cửa hàng. Người chủ cửa hàng cho biết không biết bức ảnh đó của ai và nếu như muốn anh có thể lấy. Anh cầm bức ảnh về và không thể tin nổi sự linh nghiệm của một giấc mơ. Thế là anh bắt đầu thờ Ngài.

Một thời gian sau có người tặng anh cuốn kinh A Di Đà. Thế là anh bắt đầu tụng. Gọi là tụng chứ anh nói rằng anh chỉ đọc thôi. Không chuông, không mõ. Cứ thế hàng ngày anh tụng đọc.

Lại nói về người vợ. Vợ anh vốn là người không theo đạo nào cả. Tuy nhiên khi lấy chồng, theo quy định của công giáo, bắt buộc phải học giáo lý và trở thành người có đạo. Điều lạ rằng, từ ngày anh “tình cờ” trở thành Phật tử, tụng kinh, thờ Phật vợ anh cũng theo luôn. Sau này sinh con, nuôi con, con anh cũng theo đạo Phật.

Tôi hỏi anh về lịch trình công phu hàng ngày anh nói rằng các buổi sáng anh tụng kinh Lăng nghiêm tối tụng kinh A Di Đà, hay phẩm Phổ môn hoặc 1 kinh khác. Riêng các ngày mồng một và rằm anh luôn lễ Phật sám hối. Anh cũng nói rằng khi tụng kinh anh chỉ đi chuông chứ không gõ mõ, tránh sự dị nghị của hàng xóm và người thân.

Anh cũng kể rằng vợ anh rất tín tâm. Chị là người đóng vai chính trong việc đi chợ mua đồ dâng và cúng Phật.

Tôi hỏi ý kiến của anh về căn nguyên tại sao lại chuyển từ công giáo sang đạo Phật, anh cười bảo rằng chắc chắn do chủng tử từ kiếp trước. Anh nghĩ rằng kiếp trước anh đã là Phật tử nên bây giờ khi gặp được đạo Phật liền quay về ngay và rất hài lòng về việc này. Anh rất thích đạo Phật ở chỗ cửa chùa luôn rộng mở, không có quy định bắt buộc ngày giờ tụng kinh, đi lễ. Tất cả là tùy duyên.

Câu nói của anh làm tôi giật mình và buồn cười đó là “theo đạo Phật tốn kém hơn”. Rằng nếu ở nhà thờ Phật thường có dâng bông, dâng hương và trái cây hay bánh trái, trong khi bên công giáo, không cần mua trái cây hay bất cứ thứ gì để dâng lên cúng lễ. Bên công giao đi nhà thờ cũng không dâng bông không dâng trái cây hay bánh kẹo trong khi vào chùa hầu như ai cũng dâng đò cúng, ít nhất là mồng một và ngày rằm. 

Muc_Su_tuonglai_tro_thanh_Phattu (2)

Tôi nghe qua các câu chuyện anh kể và biết rằng anh thích nhất luật nhân quả. Đây là vấn đề rốt ráo và đã ảnh hưởng nhiều nhất đến cách sống, sinh hoạt và làm việc của anh. Anh cho rằng nếu ai cũng biết đến điều này thì xã hội sẽ rất tốt đẹp. Và anh rất thích tuyên truyền và nói về vấn đề nhân quả với bất cứ ai và ở bất cứ đâu. Anh cũng có rất nhiều câu chuyện do chính anh biết hay trải nghiệm.

Tôi thích nhất câu nói của anh rằng, chúng ta cùng là con một nhà tức là đang ăn cùng nồi cháo. Nếu nồi cháu ngon, bổ thì ai cũng được hưởng. Nếu nồi cháo có thuốc độc thì ai cũng chết, kể cả người liếm thìa hay vét nồi. Anh nói rằng chỉ có một con đường duy nhất là sống tốt, sống thiện, phải tu tâm dưỡng tánh như đúng câu nói đã hiện lên sân khấu nơi anh đi diễn trong giấc mơ năm xưa.

Khi tôi hỏi về 2 tôn giáo: công giáo và Phật giáo anh nói rằng, mặc dù bây giờ anh là Phật tử và không còn là người của công giáo nhưng 2 tôn giáo này như bên nội và bên ngoại của 1 gia đình, rằng gia đình cần phải đoàn kết, rằng tuyệt đối không được nói xấu nhau. Chỉ có như vậy mới có được một gia đình hạnh phúc.

Người đàn ông mà tôi may mắn được gặp tên là Tốt thực sự là tốt bụng. Tôi cảm nhận rất rxo qua các câu chuyện của đời anh và những việc anh đang làm. Tôi giật mình khi biết anh sinh năm 1962, tức đã hơn 50 tuổi. Ngắm lại tôi mới thấy, quả thật anh trẻ hơn hẳn so với tuổi. Trước đây anh Tốt là là diễn viên cải lương còn bây giờ là 1 đạo diễn. À ra là vậy.

Rời buổi gặp gỡ, trong đầu tôi vẫn nhớ mãi về anh. Tôi mong gặp lại anh trong thời gian tới. Nhất định có ngày tôi sẽ mời anh làm khách mời trong các chương trình Phật giáo mà tôi đang tâm huyết.

Tôi vui lắm, anh có biết không, anh Tốt ơi.


TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2020(Xem: 6917)
Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.
16/05/2020(Xem: 5878)
Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 3 ký khoai tây, đường, dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho cảnh bảo hộ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
15/05/2020(Xem: 5776)
Từng mây hạt nắng quê nhà, Ngân vang hùng trí, áo cà sa bay. Quảng Ngãi, dáng hạ sinh Thầy, Thấm nhuần tánh Phật, chủng này tự nhiên.
14/05/2020(Xem: 5492)
Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ?
13/05/2020(Xem: 7259)
Sự kiện lịch sử Phật giáo giữa hai quốc gia Việt - Hàn, trải bao thăng trầm cùng vận nước và đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Văn hóa đạo đức tâm linh Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc.
12/05/2020(Xem: 6190)
Thời kỳ xã hội hiện đại bị rung chuyển bởi những biến động, cho dù là do đại dịch hiểm ác, chiến tranh, bất ổn chính trị, hay những thách thức và tác động mạnh mẽ đến kinh tế và môi trường. Khi những biến động xảy ra, chúng ta có thể tự nhiên cảm thấy bực bội, tức giận hoặc sợ hãi. Chúng ta lo lắng cho tương lai của chúng ta, hoặc cho số phận của những người dễ bị tổn thương xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, hủy hoại môi trường, đồng tính, phân biệt giới tính hoặc vô số những bất công khác.
12/05/2020(Xem: 8064)
Tín ngưỡng của người Hàn Quốc đối với các vị Thần linh và Tổ tiên Hiện tại chúng ta đang sống trong một thế giới với đa tín ngưỡng tôn giáo, tin rằng trên đời này duy nhất chỉ có Đấng Chúa, hay một vị Thần (Độc thần
11/05/2020(Xem: 7872)
Thông điệp về sự Hợp nhất của Đức Phật Vô ngã Vị tha vì Nhân loại phải chịu Covid-19: UN chief (Buddha's message of unity, service to others important as humanity suffers from COVID-19: UN chief) Yoshita Singh Thông điệp về sự hòa hợp đoàn kết của Đức Phật, nêu cao tinh thần vô ngã vị tha, ngày nay tận tâm phục vụ tha nhân quan trọng hơn, khi nhân loại phải hứng chịu tai họa hiểm ác bởi đại dịch Covid-19, và chỉ khi cùng nhau làm việc, các quốc gia mới có thể ngăn chặn sự lây lan, phục hồi từ ác quỷ Virus corona gây chết người, người đứng đầu Liên Hợp Quốc phát ngôn trong thông điệp của mình để chào mừng kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak PL. 2564 (2020). Vesak đánh dấu ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Đó là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới.
09/05/2020(Xem: 8844)
CHÙM THƠ THIỀN Nhìn vô tác Thấy tỏ tường Vọng tưởng hoá Chân Như Cực lạc quyện từ bi
09/05/2020(Xem: 5498)
Hãy hình dung rằng sẽ tới một thời thế giới không còn bom đạn, và thay cho những trận mưa bom sẽ là những trận mưa thơ. Hãy hình dung rằng những góc phố Sài Gòn, Hà Nội và khắp thế giới sẽ dựng lên các bia đá khắc lên những dòng thơ ca ngợi hòa bình và tình thương. Như thế, thơ sẽ chữa lành thế giới, sẽ đẩy nhân loại bước rời xa các u tối chiến tranh, khi những ánh mắt căm thù hốt nhiên chỉ nhìn thấy những trận mưa hoa đầy chất thơ. Thậm chí, hát thơ còn chữa bệnh được: lịch sử ghi rằng trong thời Vua Hùng Vương, hát thơ chữa được sản nạn, hóa giải chứng đau bụng đẻ để bà bầu êm ái cho ra em bé an lành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]