Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đến để thiền và xông hơi để giải nghiệp...

15/05/201418:58(Xem: 10289)
Đến để thiền và xông hơi để giải nghiệp...

Phattu_thaibinh (4)Đến để thiền và xông hơi để giải nghiệp và khỏi bệnh miễn phí

Tôi về quê Thái Bình nghỉ ngày cuối tuần. Tự nhiên nhớ đến anh bạn Nguyễn Văn Tứ, người đã và đang mang phương pháp thiền xông hơi ra ứng dụng giúp bà con tu tập và chữa bệnh. Được biết rằng sau tết âm lịch anh đã rời thành phố Biên Hòa ra Thái Bình để bà con quê lúa được hưởng công dụng của phương pháp này. Thế là tôi quyết định lái xe đến tận nơi, một mặt thăm hỏi và động viên anh, mặt khác để mục sở thị và tiếp xúc với bà con nơi đây.

Ngôi chùa Kim Tôn nằm ở xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, ngay sát ranh giới giữa Thái Bình và Hải Phòng. Ngôi chùa nhỏ và rất ấm áp. Nhìn là thấy ngay phong cách của một ngôi chùa đồng bằng bắc bộ. Tôi đứng ngắm mái ngói đỏ đã đổi màu theo thời gian khá lâu trước khi vào lễ Phật. Thì ra đây là nơi bà con đang đến để thiền xông hơi mỗi ngày!

Khi tôi đến thì anh Tứ không có ở nhà, chỉ có em Thư, người hướng dẫn và trợ giúp cho bà con đang ở chùa. Thực ra tôi muốn gặp anh để cảm nhận thêm cái tâm bao la, cái tinh thần bồ tát của anh. Bởi những người như anh thời nay người ta hay cho là “hâm”. Mà người đời nghĩ anh hâm là đúng bởi. Ai đời, trong thế kỷ 21 của tiền tài, danh vọng, của vật chất và giàu sang anh Tứ lại đứng ra mở trung tâm thiền xông hơi hoàn toàn miễn phí ở thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Bản thân tôi cách đây vài năm thấy người mệt mỏi đã được một em học trò đưa xuống và tự thân trải nghiệm 5 ngày thú vị và tuyệt vời ở đó. Khi ấy tôi đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đến để thiền, để lễ Phật, để tụng kinh và để thiền xông hơi.

Thực ra, thiền thì nhiều người đã thực tập bao năm nay - cả các vị xuất gia lẫn cư sỹ. Xông hơi thì tôi đã biết đến và có những trải nghiệm hữu ích cách đây có đến cả gần 20 năm nhưng để ngồi trong chiếc lều do anh Nguyễn Văn Tứ chế tạo ra để thiền và xông hơi bằng thuốc của người dao đỏ thì quả là đặc biệt thật, thật sự đặc biệt. Tôi nhớ rằng mình đã tâm sự với nhiều bệnh nhân tại Biên Hòa và thấy đây là cách chữa bệnh rất đặc biệt. Những người tôi gặp từ ngày đó là những nhân chứng sống cho phương pháp mới và rất khoa học này.

Thế rồi Nguyễn Văn Tứ mở cả thiền xông hơi ở Thủ đô Hà Nội. Tôi không thể quên rằng Trung tâm Nhân đạo Hòa Bình ở ngay gần Big C, đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã cho mượn địa điểm để anh và nhóm tình nguyện viên tổ chức thiền xông hơi miễn phí cho bà con. Mẹ tôi cũng đến đây “bám trụ” cả trọn tuần. Có cả Thượng tọa Thích Thiện Trang đến làm lễ trong ngày khai trương và thầy luôn đến động viên, khen ngợi và cổ vũ cho việc làm tuyệt vời của anh Nguyễn Văn Tứ.

Thế rồi Trung tâm Hòa Bình có lãnh đạo mới và họ bắt dẹp đi. Tôi và mọi người tiếc vô cùng. Lều xông hơi, thuốc xông, công sức,… tất cả đề miễn phí, miễn sao giúp được người bệnh và những ai tín tâm. Vậy mà cũng không được làm. Tôi nghĩ bụng, chắc người ta muốn kiếm tiền và thật nhiều tiền. Cúng đúng thôi, thời đại của vàng và tiền bạc mà!

Nguyễn Văn Tứ tặng nhiều lều xông hơi cho các quý thầy, quý sư cô. Anh cũng tổ chức những đoàn đi các chùa để giúp bà con, nhất là Phật tử tín tâm chữa bệnh. Lần nào anh cũng trực tiếp lái xe cùng các tình nguyện viên đến nơi để cứu đời, giúp người. Hầu như lần nào anh cũng ăn ngủ trực tiếp ở đó ít nhất cả tuần lễ.

Những ngày sau tết anh ở lỳ luôn tại Thái Bình. Tôi nghĩ mà thấy phục anh quá: dám bỏ thành phố Biên Hòa để về sống với dân nghèo nơi quê lúa. Mà làm sao anh có thể ở đó lâu đến vậy. Hay là mảnh đất bình an này đã mê hoặc anh. Lần nào tôi gọi điện cũng thấy anh cười rất tươi, rất vui. Anh hay khoe về những Phật tử lễ Phật nhiều, niệm Phật giỏi, ngồi thiền hay. Anh cũng kể về những bệnh nhân có kết quả tốt sau khi thiền xông hơi bằng lều ở chùa Kim Tôn.
Phattu_thaibinh (2)

Tôi đi vòng quanh chùa sau khi thăm khu thiền xông hơi phía sau. Ngôi chùa Kim Tôn đang được tu bổ và mở rộng. Tôi thấy nhiều cụ bà đã lớn tuổi đang làm công quả rất chăm chỉ. Nhìn họ vui lắm, vui như là được làm vậy. Họ cũng vui bởi bên họ có những Phật tử trẻ và hết mình, toàn tâm như anh Nguyễn Văn Tứ.

Bạn có biết không, những người đến chùa Kim Tôn thiền xông hơi không chỉ là bà con Thái Bình mà cả các tỉnh lân cận, thậm chí khá xa nữa. Tôi quyết định chép ra đây từ những gì đã ghi âm được những cảm nhận của một số bệnh nhân để những ai quan tâm có thể hiểu rõ hơn về phương pháp chữa bệnh này.

Bác Nguyễn Văn Quý, 72 tuổi ở 24 D khu Trung Sơn 2, phường Cẩm Sơn, thành phố Cẩm Phả cho biết “Nhịp tim của tôi trước kia là 46. Tôi đã điều trị 10 ngày tại bệnh viện Cẩm Phả nhưng chưa thấy chuyển biến gì nên xin về nhà. Bác sĩ khuyên ở nhà uống thuốc thường xuyên. Nhưng từ khi vào Thái Bình chữa theo phương pháp thiền xông hơi 1 tuần bây giờ nhịp tim đã lên 62. Từ ngày đó đến giờ tôi không uống thuốc trợ tim nữa. Huyết áp trước kia là 160/90 bây giờ còn 120/70. Vui quá! Tôi nghĩ rằng phải làm thế nào cho các Phật tử biết tới và yên tâm, quyết chí điều trị thì sẽ tốt và nhanh hơn”.

Phattu_thaibinh (1)

Chị Trần Thị Xuân, 42 tuổi ở 74 ngõ 34 Tản Viên, Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng thì nói: “Tôi đến chùa Kim Tôn, thôn Tô Hồ, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình để được nghe chú Tứ hướng dẫn phương pháp thiền xông hơi và xông trải nghiệm, sáng 1 lần chiều 1 lần. Sau đó tôi tiếp tục tự xông. Xông được 2 ngày thì cái chân lại đau thêm. Sợ người nhà biết nên tôi phải dấu không dám than thở. Ngày thứ 3 tôi thiền xông hơi và niệm thầm “Um Mani Padme Hum” liên tục. Sau đó thấy khai mở các huyệt đạo, khí lan truyền từ trên đầu xuống dần đến chân làm mát cả người trong khi nồi nước xông vẫn đang sôi. Khi rời khỏi lều xông tôi tập thể dục vặn người thì thấy vặn tới đâu các xương khớp kêu răng rắc tới đó mà nghe tiếng kêu thấy vui và cảm nhận như trút hết gánh nặng, cơ thể nhẹ như chim bay. Bắt đầu từ hôm đó tôi mới ngủ được và ngủ rất sâu. Cho đến hôm nay tôi ngủ cũng được mà không ngủ cũng được mà vẫn thấy rất khỏe. Ngày trước, tôi hay mơ thấy linh tinh và sợ hãi, nay thì mơ thấy những điều tốt lành. Ngày xưa của tôi như người chết trôi, nay nhìn gương thấy đỏ hồng. Công nhận phương pháp hay thật.

Hơn nữa, bệnh táo bón và đau bụng không còn nữa. Trước kia đầu hay lú lẫn nay đã khá hơn. Cảm giác mát làm tôi nghĩ đến thời tiết có nóng đến 45 hay 47 độ cũng chẳng là gì. Những người chưa xông thì chưa hiểu hết giá trị, nhưng tôi xông rồi mới thấy hay thật không thể nghĩ thêm gì hơn nữa.”

Còn bác Phạm Văn Quyết, 62 tuổi ở thôn Tô Hồ, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thì cho biết: ”Tôi bị khòm lưng do lao động quá sức thời còn thanh niên. Cách đây 4 năm tôi bị thêm chứng bệnh Parkinson, suốt ngày và đêm tôi bị giật ngón tay liên tục không điều khiển được, vợ phải đút cơm cho tôi ăn. May quá, tôi nghe tin có đoàn làm từ thiện từ miền Nam ra giúp trị bệnh cho dân bằng phương pháp thiền xông hơi nên tôi cũng thử. 2 tuần điều trị, sáng xông 1 lần, tối 1 lần, cơ thể tôi thay đổi hẳn – Đứng thẳng được, ngón tay bớt bị giật, có thể dùng ý để ngưng không cho ngón tay giật 1 thời gian ngắn. Tối tôi ngủ ngon đến sáng và hoàn toàn ngón tay không bị giật. Sáng tôi đã chạy thể dục được khoảng 2 km, tự gắp cơm và thức ăn được, tinh thần phấn khởi. Tôi hy vọng có ngày sẽ hết bệnh. Cảm ơn chú Tứ, cháu Thư và sư cô Bảo Hòa trụ trì chùa Kim Tôn đã tạo điều kiện chữa bệnh giúp tôi bớt bệnh.”
Phattu_thaibinh (3)

Tôi rời chùa Kim Tôn mà lòng vui lắm. Tôi biết rằng có rất nhiều bệnh nhân đã bớt hay khỏi hẳn bệnh. Tôi vui vì được thêm một lần nữa đến tận nơi chứng kiến tấm lòng của những vị bồ tát hóa thân như anh Nguyễn Văn Tứ. Tôi quyết định viết ra những dòng chữ này để chia sẻ đến đông đảo bà con Phật tử gần xa. Biết đâu ai đó sẽ tìm thấy môt cơ hội chữa bệnh và tu tập cho chính mình. Tất cả là hoàn toàn miễn phí.

Được biết anh Tứ và nhóm từ thiện vẫn ở Thái Bình thêm 1 thời gian nữa mới về lại Biên Hòa. Nếu ai có đủ duyên hay liên lạc ngay với anh theo số điện thoại 01667829993 để được tư vấn và hiểu biết thêm về thiền xông hơi hoặc với em Thư 01649678010 để biết lịch và đăng ký đến thiền xông hơi chữa bệnh miễn phí.

Tôi về nhà và ngay lập tức dành 20 phút thiền xông hơi như một món quà mừng đại lễ VESAK 2014. Ngay ở nhà tôi cũng có một chiếc lều do anh Tứ tặng. Thật khoan khoái và dễ chịu.

TS Nguyễn Mạnh Hùng (pd:Thiện Đức) - Xem bài cùng tác giả

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2016(Xem: 29429)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 8815)
Ngày cô gái chuẩn bị về nhà chồng, cô đến đảnh lễ Phật và xin đôi lời dạy bảo. Phật nói cô giữ gìn 2 điều: Một là, đừng mang lửa từ nhà ra ngoài và cũng đừng mang lửa từ ngoài vào nhà. Hai là phải luôn soi gương. Cô gái không hiểu, xin Phật dạy rõ.
18/12/2016(Xem: 6724)
Như thông lệ hằng năm, giữa tháng 12 là lúc thời điểm Pháp hội Puja of Merit Accumulation khai hội tu tập & cầu nguyện cho'' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này, chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 1 tuẫn lễ pháp hội diễn ra. (Dec 15 to Dec 22-2016)
14/12/2016(Xem: 13975)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
12/12/2016(Xem: 7643)
Thưa bà, lâu nay ít thấy bà “xuất hiện” trên mặt báo, phải chăng bà đang có dự án mới? Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Đúng, hơn nửa năm nay tôi ít “xuất hiện” trên mặt báo là vì những đề tài tôi quan tâm, nghiên cứu và viết ra đã gởi thẳng đến “địa chỉ” nơi nhận. Và tôi cũng nhận được phản hồi tích cực, vì nơi gởi và nơi nhận cùng trăn trở một mối lo “sau khi du lịch biển và đánh bắt không còn là thế mạnh thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề cho bà con các tỉnh miền Trung”? Rồi hai bên cùng bàn cách “làm như thế nào!”. Chúng ta đều biết, có những việc nhờ báo chí đưa duyên, nhưng có những việc làm trước nói sau; cho chắc (cười).
09/12/2016(Xem: 7676)
Các thiền sư Phật giáo luôn nhắc nhở các đệ tử không được phát khởi vọng niệm ham muốn (tham), cho dù đó là “ham muốn được thành Phật”; không được phát khởi vọng niệm sân hận, cho dù đó là “sân hận người đã giết cha của mình”; không được phát khởi vọng niệm si mê (si), tin tưởng một cách mù quáng, cho dù đó là “tin tưởng vị thầy của mình”. Thamsân-si là ba chất độc gây đau khổ cho bản thân của chính mình và cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử cũng còn phải thực tập để làm ngược trở lại những tiến trình của “tham-sân-si”. Thí dụ: Muốn tránh tánh tham lam (lấy vào), thì phải thực tập bố thí (cho ra); Muốn tránh “thù hận”, thì phải thực tập “hiểu và thương” bằng việc làm từ thiện; muốn tránh “si mê”, thì phải thực tập hơi thở chánh niệm, ý thức về lời nó
09/12/2016(Xem: 7309)
"Hoằng pháp thị gia vụ" đó là câu nằm lòng cho những trưởng tử Như Lai, khi bước chân vào đời. Mọi việc qua bốn oai nghi đều mang trọng trách: "Tác Như Lai sứ". Và khi hành động bất cứ việc gì cũng đều là việc Phật: "Hành Như Lai sự". Qua 35 năm thành hình một tổ chức Phật giáo thống nhất ba miền với các hệ phái, Phật sự từ đó cũng được đáp ứng tùy từng giai đoạn. Mỗi hệ phái, tông phong cũng được duy trì và phát triển chung với sự phát triển của Giáo Hội.
03/12/2016(Xem: 6021)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêmtại đảo quốc xinh đẹp này. Và cũng kỳ lạ, Omar Perez, một nhà thơ và là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Cuba – con trai của lãnh tụ du kích Che Guevara – đã trở thành một tu sĩ Thiền Tông.
03/12/2016(Xem: 6642)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?
09/11/2016(Xem: 11396)
Bài viết này [“Biểu nhất lảm Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo” (An Overview of the Buddhist Tripataka)] nhằm cung cấp một cái nhìn duyệt qua kho tàng Kinh điển Phật giáo từ ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni [khoảng 560 – 480 trước Công Nguyên (tr. CN)] còn tại thế cho đến ngày nay. Đạo Phật đã có một lịch sử trên 2.500 năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]