Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gương mặt của cơn giận

28/03/201407:06(Xem: 10965)
Gương mặt của cơn giận
anger-face

Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.


Tự căm ghét phải mất nhiều thời gian mới hình thành. Nó không phải nổi lên trong phút chốc. trước hết đó là sự không hài lòng. Thường thường no khởi đầu khi có ai đó gieo ý tưởng ấy vào trong đầu oc ta từ lúc tuổi còn nhò hoặc từ một ao ước không được thỏa nguyện – dù cho đó là loại ao ước nào, liên quan đến thú vui, tiền bạc hay một mục tiêu thiếu thực tế nào đó. Chúng ta cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu hoặc thực hiện ước mơ. Có người nhận làm hai việc, ba việc, làm tất cả mọi chuyện. Họ làm việc nhiều hơn ngủ ít hơn, không để cho thể xac hay tâm trí nghỉ ngơi, tất cả chỉ vì một ước muốn tụ áp đặt cho mình . Chúng ta thường không chắc là nó đến từ đâu hay tại sao chúng ta theo đuổi nó.


Khi chúng ta làm việc hết sức mà không đạt được ước mơ thì chúng ta bắt đầu tự ghét mình. Chúng ta không thấy gì ngoài khuyết điểm. Chúng ta xem việc không đạt được mong muốn là một thất bại. Rồi tự bảo, “Đó là tôi, sự thất bại”. Sự bất mãn ngày càng mạnh, rồi cảm giác thất bại cũng ngày càng mạnh, và chúng ta thấy mình là “bất tài vô tướng”, chúng ta không thích xem mình là một sự thất bại cho nên lòng căm ghét mình ngày càng mạnh cho đến khi trở thành một cơn giận dữ. Cơn giận mạnh lên thành sự căm hận. Chúng ta bắt đầu tự làm hại mình.

Nếu bạn tự giận mình thì cơn giận có thể nổi lên thành một sự bất mãn cuộc đời nói chung. Rồi có người vịn vào lĩnh vực tâm linh để biện hộ cho cảm giác thất bại. Bạn tự nhủ mình rằng bạn không quan tâm đến sự thành đạt vật chât. Nhưng từ sâu trong lòng, cơn giận và sự tự căm ghét làm cho bạn tưởng mình giàu có về tâm linh mặcdầu bạn không phải là như vậy. Bạn nói rằng vật chất không quan trọng trong khi thực tế là bạn thất bại trong đời sống vật chất mà không muốn thừa nhân.

Thế nên bạn hành xử như thử mình không cần gì cả, bạn giả vờ hạnh phúc về mọi sự, và giả vờ đóng vai là một vị thánh. Đó cũng là một bộ mặt của sự giận dữ mà người ta không nhận thức được. Nó chỉ đưa mình vào bẫy của sự tiêu cực. nó sẽ cho bạn một lời biện hộ để rút ra khỏi cuộc đời, cung cấp cho bạn một tổ kén để ẩn mình vào trong thay vì đối mặt với vấn đề.

“Không sao” cũng là một kiểu lừa dối tương tự. Khi bạn nói chuyện với người nào đó và đề cậpđến một đề tài nhạy cảm, họ cố lẩn tránh nếu bạn đi quá sâu đến tim đen của họ. Họ đâm ra bối rối, họ không muốn cho thấy họ đang giận, hay họ không nhận thức được rằng họ đang giận, thế nên họ nói “không sao”, nhưng cố tránh nói chuyện về đề tài đó là một triệu chứng của sự giận dữ.

Angry-woman-on-phone--009
Một số người cố tỏ ra không giận: Họ giữ bộ mặt tỉnh bơ, có thể còn tỏ ra ân cần, tử tế, giấu giếm cảm giác thật sự của họ chừng nào có thể để cho người kia nghĩ rằng họ không muốn gây tổn thương cho người kia. Nhưng thật ra đó cũng là một dạng bạo động. Chẳng hạn khi bạn tự nhủ, “Mình không nổi nóng, mình đã giữ bình tĩnh, còn anh ta thì nổi cáu. Mình càng giữ bình tỉnh, anh ta càng tức tối”. Rồi họ lấy làm khoái trá ở chỗ người kia càng lúc càng tức. Đó là một trường hợp giận dữ, có điều là mang một bộ mặt khác.

Sự kìm nén có thể không giống gì với sự nổi giận, bởi vì bạn không thấy rõ ý muốn làm hại người khác, nhưng nó lại có hại cho người ta hơn vì họ đang dồn nén cơn giận. Khi bạn kìm chế cơn giận, bạn dồn nén và không bùng nổ, nhưng bạn đưa cơn giận vào trong. Bạn nuốt nó xuống hay là không. Bạn bắt đầu trút nổi bực bội lên người khác-một người bán hàng trong cửa hiệu, người thu ngân ở trạm xăng- thay vì người mà bạn giận dữ. Đôi khi sự dồn nén có thể mang hình thức một sự tự khẳng định mình. Bạn có thể nghĩ. “Được rồi, mình sẽ làm việc thật chăm chỉ, dạy anh ta một bài học, và trở thành người nổi tiếng nhất thế giới”. Đó cũng là giận . Nó là một dạng bề ngoài thì tích cực, nhưng từ góc độ nghiệp, thì không phải như thế.

Rất nhiều truyền thống khuyến khích sự kiềm chế, nhưng nó có thể tạo ra rắc rối. Nó chỉ có thể kéo dài thời gian, hoãn lại hành động xấu. Nhưng thật ra nó làm tăng thêm sự sân hận và hậu quả tạo ra lại còn xấu hơn. Nổi loạn thường là kết quả của sự dồn nén. Một phần của lý do chúng ta bị mắc kẹt vào việc tự ghét mình là do chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã làm một việc sai lầm, rằng chúng ta đã làm hỏng mọi chuyện vĩnh viễn. Nhưng không có gì là vĩnh viễn và không ai tệ đến nỗi không sửa chữa được. Không có người nào như vậy.

Người ta luôn miệng nói , “Ừ, mình dở quá, mình quá tệ, mình không ra làm sao, mình trẻ quá, mình quá già, mình cao quá, mình thấp quá, mình đen quá, mình trắng quá, mình như thế này quá, mình như thế nọ quá”. Chúng ta có nhiều lý do để tự hạ mình hay để cảm thấy mình là nạn nhân. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi thường bị người giám hộ đánh đòn, rồi người phục vụ,rồi thầy giáo của tôi bởi vì đó là cách mà trẻ con, đặc biệt là các chú tiểu phải chịu để khép mình vào kỷ luật.

Điều đó không đúng đắn, nhưng là điều người ta vẫn làm. Tôi thường bị nhiều loại vết thâm tím, bầm dập. Thỉnh thoảng khi cỡi ngựa tôi phải đứng trên bàn đạp. Nếu tôi về nhà cha mẹ mà than vãn thì bạn có biết họ nói sao không? “thương cho roi cho vọt”. Lần cuối tôi bị đánh đòn là lúc tôi đã mười bảy tuổi. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng những người ấy đối xử tệ đôi với tôi, và bây gjờ tôi cũng không mang vết sẹo nào của thời ấy. Tôi cũng không nghĩ rằng tôi là một người xấu hay kém cỏi sau khi bị đánh đòn.


Đừng tự hạ thấp mình vì điều tệ hại đã xảy đến cho mình. Điều cần nhớ là cuộc đời Đức Phật cũng giống như cuộc đời mà tôi và bạn có hôm nay. Không có gì khác biệt về khả năng về cơ thể hay trí óc. Chỉ có nỗ lực mới làm nên sự khác biệt…Không ai không có lỗi lầm. mọi người đều có phần lỗi, và điều đó cũng bình thường thôi. Nếu như chúng ta không có sai lầm thì tất cả đều đã giác ngộ rồi. Nhưng thật ra thì chưa. Thế thì vấn đề giận dữ cũng là tự nhiên thôi. Chẳng có gì đáng xấu hổ.

Nếu như tôi nhấn mạnh việc cần phải thì không phải tôi muốn làm nhục các bạn. Không phải tôi nói rằng các bạn có giận chỉ để các bạn ý thức một chút, để buộc các bạn phải nhận lỗi về mình một chút. Cũng đâu có sao nếu thỉnh thoảng hãy chỉ ngón tay khiển trách về phía mình. Thay vì nhìn thấy lỗi người khác ở khắp mọi nơi, cũng nên hướng mắt nhìn vào trong và nhìn mình một chút.

Trích :Good life – Good death,Trần Ngọc Bảo dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2020(Xem: 12601)
Trưởng lão Cư sĩ David Robert Loy (sinh năm 1947), vị học giả người Mỹ, Giáo sư, tác gia, Giáo thọ Thiền Phật giáo thuộc Tam Bảo giáo (Sanbō Kyōdan, 三寶教), truyền thống Phật giáo Nhật Bản. Trưởng lão Cư sĩ David Robert chào đời tại Panama, khu vực kênh đào, (Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh Phương Nam của quân đội Mỹ). Thân phụ của ông trong đơn vị Hải Quân Hoa Kỳ nên gia đình được đi du lịch rất nhiều. Thuở nhỏ, ông học trường Carleton College, Minnesota, một tiểu bang vùng Trung Tây của Hoa Kỳ, và sau đó du học khoa triết học tại trường King's College London (informally King's or KCL), Vương quốc Anh.
23/05/2020(Xem: 7190)
Con người ta, kể cả Đức Phật, Bồ Tát, La Hán hay thánh tăng khi còn sống thì vẫn phải đi đây đi đó, tiếp xúc, gặp gỡ, giao tiếp với người này người kia trừ khi sống ẩn tu trong hang động, núi rừng. Trong khi tiếp xúc, gặp gỡ như thế có thể “đối cảnh sanh tâm”. Thí dụ, khi bước vào một nhà giàu, có thể thể nảy sinh lòng ham muốn. Khi thấy người ta đeo nữ trang quý giá có thể sanh tâm thèm muốn hay đua đòi. Khi gặp cô gái, anh chàng đẹp trai có thể sanh tâm yêu mến. Từ yêu mến có thể sanh tâm chiếm đoạt.
22/05/2020(Xem: 9194)
Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra. Bản Dự Thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách giải quyết của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại. So với ý tưởng ban đầu của Thủ Tướng Scott Morrision, Bản Dự Thảo có đôi chỗ thay đổi. Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), còn Liên Minh Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách giải quyết đại dịch của chính cơ quan WHO. Mặc dù Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với
21/05/2020(Xem: 8796)
Sáng thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2020 một phi hành đoàn gồm các phi hành gia của Hoa Kỳ và Nga từ trạm không gian quốc tế ISS đã hạ cánh xuống bãi đáp ở Kazakhstan, sau 200 ngày thi hành phi vụ. Thông thường, nhiệm vụ của họ là thám hiểm những hành tinh xa xôi, tìm hiểu những gì mà người dưới trái đất chưa được biết, chưa được thấy. Nhưng trở lại trái đất lần này, họ sửng sốt, ngạc nhiên vì dường như trái đất không còn giống như khi họ ra đi, 200 ngày trước.
21/05/2020(Xem: 6263)
Tổng Hiệp hội Tông phái Phật giáo Hàn Quốc đã tổ chức buổi họp báo hôm thứ Ba, ngày 19/5 vừa qua, nhằm công bố hủy một số sự kiện Kỷ niệm Quốc lễ Phật đản PL. 2564 và nhiễu hành xe hoa, Lantern Festival 2020, dự kiến diễn ra vào tháng 5 dương lịch này tại trung tâm thủ đô Seoul.
21/05/2020(Xem: 6163)
Những người theo đạo Phật ở Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya), Ấn Độ, đã lên tiếng việc lo ngại về việc cung cấp chỗ ở tạm thời cho người Ấn Độ đang đáp bay, đến từ các khu vực trên thế giới bị đại dịch Virus corona tấn công. Hội đồng Phật giáo Quốc tế (The International Buddhist Council), cơ quan đại diện cho hơn 50 cơ sở tự viện Phật giáo tại Bồ đề Đạo tràng và khu vực lân cận, đã đưa ra một tuyên bố yêu cầu đề xuất các địa điểm kiểm dịch, trong đó bao gồm các cơ sở tự viện Phật giáo, không được sử dụng và người Ấn Độ trở về từ nước ngoài.
17/05/2020(Xem: 6500)
Trong đời sống tâm linh, có hai bước ngoặt nổi bật và cực kỳ quan trọng đã làm thay đổi cả một cuộc đời của tôi, và tôi chắc sẽ còn ảnh hưởng sâu đậm đến tận những hơi thở cuối cùng của kiếp người mà tôi đã và đang khiêng mang vác gánh.
16/05/2020(Xem: 6152)
Một CEO 9x rất nổi tiếng trong thương trường mới đây tuyên bố rằng “ 1- Xã hội hiện nay là của kẻ Thắng . Chỉ có Thắng bại mới luận anh hùng ! 2- Người thành công là kẻ Dũng cảm và quyết đoán . Cầm lên được thì cũng bỏ xuống được ! 3- Xã hội cạnh tranh rất khốc liệt nếu bạn không học , bạn sẽ bị đào thải ... Học, họa gì và học mãi đủ mọi vấn đề ! “ Đây là một trí tuệ của thế hệ trẻ hiện nay ?
16/05/2020(Xem: 6198)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa. Tình cảm sâu đậm mấy mươi năm do thói quen sống gần gũi, do những yêu thương chăm sóc lẫn nhau, do những thành công hay thất bại đều có người đó bên cạnh chung vai chia xẻ
16/05/2020(Xem: 8466)
Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí, không bao giờ còn đọa vào ác đạo, được sanh thiên, vãng sanh Tịnh Độ, rốt ráo sẽ thành Phật đạo Từ thời Tiểu thừa (thời A Hàm) cho đến đại thừa thời Phương Đẳng, Niết Bàn, kinh văn đều cho thấy từ tâm chăm sóc bệnh là hạnh rất lành, là tối thượng thí như trong những đoạn kinh sau: Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Nếu có người săn sóc người bệnh là đã săn sóc Ta. Người trông nom người bệnh tức là đã trông nom Ta.Sở dĩ như thế là vì nay Ta đích thân coi sóc người tật bệnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]