Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gương mặt của cơn giận

28/03/201407:06(Xem: 10930)
Gương mặt của cơn giận
anger-face

Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.


Tự căm ghét phải mất nhiều thời gian mới hình thành. Nó không phải nổi lên trong phút chốc. trước hết đó là sự không hài lòng. Thường thường no khởi đầu khi có ai đó gieo ý tưởng ấy vào trong đầu oc ta từ lúc tuổi còn nhò hoặc từ một ao ước không được thỏa nguyện – dù cho đó là loại ao ước nào, liên quan đến thú vui, tiền bạc hay một mục tiêu thiếu thực tế nào đó. Chúng ta cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu hoặc thực hiện ước mơ. Có người nhận làm hai việc, ba việc, làm tất cả mọi chuyện. Họ làm việc nhiều hơn ngủ ít hơn, không để cho thể xac hay tâm trí nghỉ ngơi, tất cả chỉ vì một ước muốn tụ áp đặt cho mình . Chúng ta thường không chắc là nó đến từ đâu hay tại sao chúng ta theo đuổi nó.


Khi chúng ta làm việc hết sức mà không đạt được ước mơ thì chúng ta bắt đầu tự ghét mình. Chúng ta không thấy gì ngoài khuyết điểm. Chúng ta xem việc không đạt được mong muốn là một thất bại. Rồi tự bảo, “Đó là tôi, sự thất bại”. Sự bất mãn ngày càng mạnh, rồi cảm giác thất bại cũng ngày càng mạnh, và chúng ta thấy mình là “bất tài vô tướng”, chúng ta không thích xem mình là một sự thất bại cho nên lòng căm ghét mình ngày càng mạnh cho đến khi trở thành một cơn giận dữ. Cơn giận mạnh lên thành sự căm hận. Chúng ta bắt đầu tự làm hại mình.

Nếu bạn tự giận mình thì cơn giận có thể nổi lên thành một sự bất mãn cuộc đời nói chung. Rồi có người vịn vào lĩnh vực tâm linh để biện hộ cho cảm giác thất bại. Bạn tự nhủ mình rằng bạn không quan tâm đến sự thành đạt vật chât. Nhưng từ sâu trong lòng, cơn giận và sự tự căm ghét làm cho bạn tưởng mình giàu có về tâm linh mặcdầu bạn không phải là như vậy. Bạn nói rằng vật chất không quan trọng trong khi thực tế là bạn thất bại trong đời sống vật chất mà không muốn thừa nhân.

Thế nên bạn hành xử như thử mình không cần gì cả, bạn giả vờ hạnh phúc về mọi sự, và giả vờ đóng vai là một vị thánh. Đó cũng là một bộ mặt của sự giận dữ mà người ta không nhận thức được. Nó chỉ đưa mình vào bẫy của sự tiêu cực. nó sẽ cho bạn một lời biện hộ để rút ra khỏi cuộc đời, cung cấp cho bạn một tổ kén để ẩn mình vào trong thay vì đối mặt với vấn đề.

“Không sao” cũng là một kiểu lừa dối tương tự. Khi bạn nói chuyện với người nào đó và đề cậpđến một đề tài nhạy cảm, họ cố lẩn tránh nếu bạn đi quá sâu đến tim đen của họ. Họ đâm ra bối rối, họ không muốn cho thấy họ đang giận, hay họ không nhận thức được rằng họ đang giận, thế nên họ nói “không sao”, nhưng cố tránh nói chuyện về đề tài đó là một triệu chứng của sự giận dữ.

Angry-woman-on-phone--009
Một số người cố tỏ ra không giận: Họ giữ bộ mặt tỉnh bơ, có thể còn tỏ ra ân cần, tử tế, giấu giếm cảm giác thật sự của họ chừng nào có thể để cho người kia nghĩ rằng họ không muốn gây tổn thương cho người kia. Nhưng thật ra đó cũng là một dạng bạo động. Chẳng hạn khi bạn tự nhủ, “Mình không nổi nóng, mình đã giữ bình tĩnh, còn anh ta thì nổi cáu. Mình càng giữ bình tỉnh, anh ta càng tức tối”. Rồi họ lấy làm khoái trá ở chỗ người kia càng lúc càng tức. Đó là một trường hợp giận dữ, có điều là mang một bộ mặt khác.

Sự kìm nén có thể không giống gì với sự nổi giận, bởi vì bạn không thấy rõ ý muốn làm hại người khác, nhưng nó lại có hại cho người ta hơn vì họ đang dồn nén cơn giận. Khi bạn kìm chế cơn giận, bạn dồn nén và không bùng nổ, nhưng bạn đưa cơn giận vào trong. Bạn nuốt nó xuống hay là không. Bạn bắt đầu trút nổi bực bội lên người khác-một người bán hàng trong cửa hiệu, người thu ngân ở trạm xăng- thay vì người mà bạn giận dữ. Đôi khi sự dồn nén có thể mang hình thức một sự tự khẳng định mình. Bạn có thể nghĩ. “Được rồi, mình sẽ làm việc thật chăm chỉ, dạy anh ta một bài học, và trở thành người nổi tiếng nhất thế giới”. Đó cũng là giận . Nó là một dạng bề ngoài thì tích cực, nhưng từ góc độ nghiệp, thì không phải như thế.

Rất nhiều truyền thống khuyến khích sự kiềm chế, nhưng nó có thể tạo ra rắc rối. Nó chỉ có thể kéo dài thời gian, hoãn lại hành động xấu. Nhưng thật ra nó làm tăng thêm sự sân hận và hậu quả tạo ra lại còn xấu hơn. Nổi loạn thường là kết quả của sự dồn nén. Một phần của lý do chúng ta bị mắc kẹt vào việc tự ghét mình là do chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã làm một việc sai lầm, rằng chúng ta đã làm hỏng mọi chuyện vĩnh viễn. Nhưng không có gì là vĩnh viễn và không ai tệ đến nỗi không sửa chữa được. Không có người nào như vậy.

Người ta luôn miệng nói , “Ừ, mình dở quá, mình quá tệ, mình không ra làm sao, mình trẻ quá, mình quá già, mình cao quá, mình thấp quá, mình đen quá, mình trắng quá, mình như thế này quá, mình như thế nọ quá”. Chúng ta có nhiều lý do để tự hạ mình hay để cảm thấy mình là nạn nhân. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi thường bị người giám hộ đánh đòn, rồi người phục vụ,rồi thầy giáo của tôi bởi vì đó là cách mà trẻ con, đặc biệt là các chú tiểu phải chịu để khép mình vào kỷ luật.

Điều đó không đúng đắn, nhưng là điều người ta vẫn làm. Tôi thường bị nhiều loại vết thâm tím, bầm dập. Thỉnh thoảng khi cỡi ngựa tôi phải đứng trên bàn đạp. Nếu tôi về nhà cha mẹ mà than vãn thì bạn có biết họ nói sao không? “thương cho roi cho vọt”. Lần cuối tôi bị đánh đòn là lúc tôi đã mười bảy tuổi. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng những người ấy đối xử tệ đôi với tôi, và bây gjờ tôi cũng không mang vết sẹo nào của thời ấy. Tôi cũng không nghĩ rằng tôi là một người xấu hay kém cỏi sau khi bị đánh đòn.


Đừng tự hạ thấp mình vì điều tệ hại đã xảy đến cho mình. Điều cần nhớ là cuộc đời Đức Phật cũng giống như cuộc đời mà tôi và bạn có hôm nay. Không có gì khác biệt về khả năng về cơ thể hay trí óc. Chỉ có nỗ lực mới làm nên sự khác biệt…Không ai không có lỗi lầm. mọi người đều có phần lỗi, và điều đó cũng bình thường thôi. Nếu như chúng ta không có sai lầm thì tất cả đều đã giác ngộ rồi. Nhưng thật ra thì chưa. Thế thì vấn đề giận dữ cũng là tự nhiên thôi. Chẳng có gì đáng xấu hổ.

Nếu như tôi nhấn mạnh việc cần phải thì không phải tôi muốn làm nhục các bạn. Không phải tôi nói rằng các bạn có giận chỉ để các bạn ý thức một chút, để buộc các bạn phải nhận lỗi về mình một chút. Cũng đâu có sao nếu thỉnh thoảng hãy chỉ ngón tay khiển trách về phía mình. Thay vì nhìn thấy lỗi người khác ở khắp mọi nơi, cũng nên hướng mắt nhìn vào trong và nhìn mình một chút.

Trích :Good life – Good death,Trần Ngọc Bảo dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2018(Xem: 6532)
Trong tất cả vũ trụ pháp giới thì cái gì là sáng nhất? Chỉ có thể là trí huệ là ngọn đèn sáng nhất soi sáng sự tối tăm mê mờ của vô minh, phá tan xiềng xích của sự buộc ràng thân tâm. Trí huệ mang tới cho hành giả một sự minh triết sáng suốt, là gươm báu chém đứt tham, sân, si nơi cõi lòng của tam độc gây bởi tạo nghiệp vô minh. Chỉ có trí huệ rõ biết hết thảy những vô thường sinh tử luân hồi, để từ đó xa lìa sự đắm nhiễm tâm trần nơi cõi thế. Và giúp cho hành giả tu tập tìm về sự giải thoát khỏi mọi sự phiền não, khổ đau của kiếp sống vô thường.
17/07/2018(Xem: 5514)
Ông Thắng và bà Loan cưới nhau đã được bốn mươi năm. Năm nay ông được bảy mươi hai tuổi và bà Loan được bảy mươi. Thời thanh xuân ông bà đã trải qua với nhau một mối tình thơ mộng, đã tranh đấu chết sống với gia đình hai bên để vượt qua vấn đề môn đăng hộ đối. Cuối cùng được sự nhượng bộ của gia đình, một đám cưới tươm tất đã được diễn ra trong niềm hân hoan tột cùng của cô dâu, chú rể.
17/07/2018(Xem: 6176)
PERRIS, California (VB) – Chùa Hương Sen hôm cuối tuần Thứ Bảy ngày 14/07/2018 đã nhận một món quà tặng quý giá: 120 thùng sách Phật học. Đó là toàn bộ thư viện Phật học của Cư sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả lưu giữ trong nhiều thập niên tu học, hoạt động.
16/07/2018(Xem: 6347)
Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ đều biết có bốn pháp niệm Phật tiêu biểu là: Thực Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật và Trì Danh Niệm Phật. Trong bốn pháp quán này, Trì Danh Niệm Phật thường được số đông hành giả chọn để hành trì vì phương thức tương đối đơn giản hơn. Đây cũng chỉ là quan điểm của đại chúng. Phật thuyết nhất âm, chúng sanh tùy loài giải. Pháp như thế, Phật chỉ dạy như thế, chúng sanh tùy căn cơ mà hành, mà giải.
14/07/2018(Xem: 9015)
Sau 2 năm hoạt động độc lập, LAN vẫn tiếp tục thực hiện nhiều chương trình Phật pháp, cùng với đó là quỹ cộng đồng ý nghĩa mang tên Phụng Sự - Đóng góp xây dựng Chùa, tạc tượng và giúp người nghèo khó. Được lời mời từ Mỹ vào tháng 7/2017 vừa qua LAN đã đi qua các tiểu bang CA, Virginia, Marry Land, Philadelphia, Indianapolis..vv để thực hiện phim tư liệu cho các Chùa cùng phóng sự về khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 7 ở San Diego
13/07/2018(Xem: 7696)
Sống ở đời người ta hay xem trọng sắc diện, dáng vẻ bề ngoài. Thói thường người phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc sang trọng, hay một nam tử tốt tướng "đẹp trai" diện đúng mốt thời trang... vẫn thu hút được sự chú ý của người xung quanh; ngược lại người có nét mặt buồn rầu u tối, ăn mặc xốc xếch... đi đến đâu cũng thường hay chịu thiệt thòi, dù không bị dè bỉu khinh thường ra mặt nhưng họ không được mọi người thực tâm ưu ái dành cho một chỗ đứng trang trọng, ngay trong giây phút gặp gỡ đầu tiên.
12/07/2018(Xem: 4814)
Vách tường được kết hợp từ hồ vữa, gạch, sơn... có vô tri vô giác, vô hồn vô cảm hay không thì không dám khẳng định, phán bừa nói ẩu. Chỉ dám nói chắc nịch một điều là nó cũng có... Duyên.
12/07/2018(Xem: 7564)
Điềm đạm chính là đức hạnh của người có tấm lòng thiện lương và cũng là chìa khóa của chân hạnh phúc. Người điềm đạm là người làm chủ được mọi cảm xúc, tâm lý tiêu cực cũng như tích cực.
11/07/2018(Xem: 6714)
Thầy, một vị tăng không chỉ tài mà là đa tài, đã không ngại đường xa trên mười cây số, từ bi hoan hỷ hạ cố đến nhà của Phật tử để thiết trí gian phòng thờ, bắt hào quang sau tượng đức Phật Thích Ca "niêm hoa vi tiếu", và bắt thêm cả dàn đèn led sắc màu lung linh huyền diệu thật tỉ mỉ công phu.
10/07/2018(Xem: 6094)
Đản sinh, là nói chuyện Đức Phật đản sinh. Đặc khu, là nói chuyện thị trấn Lumbini, nơi Đức Phật ra đời, và cũng là nơi một giáo sư Bắc Kinh bỗng nhiên “khám phá” rằng Lumbini thời xa xưa là một đặc khu của triều đình Thục Vương của Trung Hoa cổ thời. Nghĩa là, lịch sử Phật giáo sẽ bị một vài giáo sư TQ viết lại... Lo ngại là gần đây, báo Global Times của nhà nước TQ đã nói về một “nghiên cứu mới” rằng chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang dòng máu người Hán, chớ không phải người Ấn Độ. Trong khi đó, cũng có thêm một nỗi lo khác cho Phật tử thế giới, là sức khỏe của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]