Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Tu P­­hật như ở Myanmar­

20/03/201418:58(Xem: 6808)
05. Tu P­­hật như ở Myanmar­


Phat_tu_Myanmar (1)
Tu P­­hật như ở Myanmar­

Ở Myanmar ai ai cũng tu. Nhìn những khuôn mặt luôn vui tươi của họ, tôi biết rằng họ đã an lạc lắm rồi, họ đã gần niết bàn hơn chúng ta rồi.

Tôi có anh bạn hay dẫn đi chơi ở Myanmar. Rồi tôi về thăm nhà bạn ấy. Tôi chơi rất lâu với gia đình, nhất là cậu em trai. Hỏi chuyện mới biết cậu ta đi làm mỗi ngày được 2 đô la. Tôi rút ví ra tặng cậu 10 đô la. Thế là cậu nói ngay rằng cậu sẽ xin nghỉ làm 1 tuần. Tôi hỏi tại sao. Cậu bảo, có 10 đô la của tôi tức không cần đi làm 1 tuần. Và cậu sẽ xin vào chùa tu 7 ngày.

Tôi giật mình. Trời Phật ơi, sao mà họ nghĩ đơn giản thế. Sao mà tâm họ tuyệt vời đến thế. Sao mà họ tu hay thế. Tôi giật mình nghĩ về mình: Hùng ơi, cậu tham quá, cậu muốn nhiều quá, cậu si mê thật rồi!

Ở Myanmar các bạn trẻ thường xuất gia gieo duyên. Tình cờ có 1 lần tôi được chứng kiến lễ xuất gia của mấy bạn trẻ. Gia đình thuê xe chạy khắp thành phố. Phía trước là cờ Phật, ảnh Phật và hoa tươi. Nhạc và những bài kinh tụng được phát vang xa, ấm cúng, rộn ràng. Các gia đình có con xuất gia vui tươi, ăn mặc đẹp. Họ đến lễ tại các đền chùa, nấu cơm chay chiêu đãi bà con linh đình. Để tất cả mừng cho họ có con xuất gia.

Tôi lại giật mình nghĩ về 1 đồng nghiệp của tôi tại công ty sách Thái Hà khi xuất gia chúng tôi cũng đã rất vui và liên hoan vui mừng. Ấy vậy mà mẹ của em đó đã ngất phải vào viện cấp cứu. Bố bạn ấy cũng chán nản. Họ còn dọa kiện tôi, Tổng giám đốc, vì đã để cho họ mất con. Họ bảo, nuôi học bao năm, tốn bao tiền của, công sức, nay con xuất gia là họ mất con. Họ muốn con đi làm, lấy chồng, đẻ con,… Mô Phật! Tôi thầm mong 2 bác có 1 dịp đi Myanmar và dự lễ xuất gia của những người cha người mẹ ở đây.

Phat_tu_Myanmar (6)Phat_tu_Myanmar (5)

Tác giả đặt bát cúng dường Chư Tăng Miến Điện

Phat_tu_Myanmar (4)Phat_tu_Myanmar (3)Phat_tu_Myanmar (2)

Tôi đã dành cả tiếng đồng hồ để đi theo 1 đoàn các tu nữ tý hon tại Mandalay. Các cô bé còn rất bé đã xuất gia và mặc những bộ áo tràng màu hồng thật đáng yêu, thật đẹp. Họ vui tươi ca hát và tụng kinh. Họ đi khất thực trong các khu dân cư. Tôi đi theo và ngẩn người ra. Ước gì mình được như họ. Đẹp và đáng yêu lắm. Tu từ nhỏ vậy thì lớn lên sẽ là những người rất tốt rồi.

Cũng vì đi theo để cảm nhận sự tuyệt vời của các vị tu nữ ít tuổi tôi đã chứng kiến nhiều em bé cúng dàng. Ở Việt Nam nếu có cúng dàng các nhà sư thì chủ yếu là người lớn tuổi. Hoăc các em nhỏ được người lớn hướng dẫn cúng dàng. Còn ở Myanmar, các bé nhỏ làm việc này rất tự nguyện. Tôi cứ đứng ngắm mãi cậu bé đứng xúc từng thìa gạo cúng cho rất nhiều tu nữ. Xúc động lắm.

Người dân Myanmar chưa giàu có về vật chất. Ấy mà họ mở ra rất nhiều trường thiền, tu viện, học viện Phật giáo. Người tu và học ở đây đâu có chỉ dân bản xứ mà người từ nhiều nước trên thế giới. Trong chuyến đi Myanmar lần này, chúng tôi từ sân bay đi thẳng về Học viện Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế Yangon. Có đến đây mới biết, riêng Việt Nam ta đã có 52 học viên, trong đó có 51 quý tăng và ni và 1 cư sỹ. Tôi lặng người nghĩ về tấm lòng của những bạn tu Myanmar. Họ tu và tạo mọi điều kiện cho tất cả cùng tu. Bạn cứ đến đây 1 lần đi để biết họ đã có ngôi trường tuyệt vời thế nào. Cảnh trong trường rất đẹp, cơ sở vật chất rất tốt, các thầy cô giáo thì tuyệt vời.

Myanmar cũng có rất nhiều thiền viện. Đây là nơi tu tập của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và cúng dường: thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để thực tập thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp. Tôi có mấy anh bạn đến đây tu rồi. Họ ở đây 3 tháng. Sau 3 tháng về nước tôi thấy tâm họ thay đổi hẳn. Có người còn tu ở bên các thiền viện 6 tháng. Tôi hay đến thăm giao lưu với họ khi họ về nước. Thật là tuyệt vời. Tuyệt không thể tả được.

Người Myanmar không uống bia, rượu. Bạn rất khó tìm thấy các quán nhậu như ở Việt Nam ta. Phải công nhận là họ giữ giới rất tốt. Ở đây là giới thứ 5: không sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Còn ở Việt Nam ta thì sao: vừa trưa qua tôi trả lời phỏng vấn về nguyên nhân bia rượu nhiều ở Việt Nam, tác hại và giải pháp. 11h30 trưa thứ 7 này sẽ phát trên kênh VTV1 trong chương trình “Câu chuyện văn hóa”. Tôi mong sao con số 9 tỷ lít bia hoặc 100 chai bia mỗi người Việt uống 1 năm làm giật mình những ai chưa mắc bệnh nan y. Tôi mong họ 1 lần đến những đất nước Phật giáo, như Myanmar yêu quý chẳng hạn.

Người Myanmar coi việc tu tập như ta ăn và uống. Hàng ngày ta vẫn ăn, họ thì hàng ngày tu. Kiếp người ngắn lắm, đâu có thời gian để hoang phí. Ai đó quanh tôi còn dùng cụm từ “giết thời gian”. Than ôi, sy mê đến vậy là cùng.

Tự nhiên tôi muốn lập ra nhóm “khuyến tu” để khuyến khích tất cả những ai muốn tu. Tôi muốn học các bạn Myanmar. Muốn lắm.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

6, Bình an như Myanmar

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2011(Xem: 19507)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
25/12/2011(Xem: 11131)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian, thời gian chính là sinh tử.
17/12/2011(Xem: 7382)
Nhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internetnên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.
09/12/2011(Xem: 7153)
Phép"thiền định" bằng tư thế ngồi yên tương đối được nhiều người biết đến.Đấy là phương cách thích hợp nhất giúp người tu tập phát huy các phẩm tính củatâm thức: đấy là cách ngồi, giữ yên lặng, chọn một nơi kín đáo... Thế nhưng ngoàinhững lúc thiền định ra thì người tu tập lại phải hội nhập với cuộc sống bìnhthường, trở về với các sinh hoạt thường nhật, tất nhiên là không tránh khỏi phảihành động... Vậy phải làm thế nào bây giờ?
02/12/2011(Xem: 8481)
Tầmquan trọng và ý nghĩa của việc trợ niệm. 1- Trợ niệm là gì? Tại sao phải trợ niệm? Những ai cần phải trợ niệm?
02/12/2011(Xem: 9836)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đức và tài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
28/11/2011(Xem: 5902)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”.
26/11/2011(Xem: 7102)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
25/11/2011(Xem: 6931)
"Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
24/11/2011(Xem: 6981)
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Chúc các vị năm mới an lạc! Năm nay cũng là một năm rất hy hữu khó được. Tôi nhận lời mời đến Cang Sơn, Nhật Bản tham dự hội nghị của Liên Hiệp Quốc, một hội nghị mười năm giáo dục liên tục. Ngay đêm giao thừa tôi đã đến Nhật Bản, cho nên năm nay ăn tết truyền thống của chúng ta ở Nhật Bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]