Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mất Mẹ, con gái biết nấu ăn từ lúc 5 tuổi

19/03/201416:51(Xem: 8311)
Mất Mẹ, con gái biết nấu ăn từ lúc 5 tuổi

Mẹ mất, con gái biết nấu ăn từ lúc lên 5

Yasutake Hana lần đầu làm món súp miso khi 5 tuổi, sau vài tuần mẹ cô bé mất vì ung thư vú. Hiện tại, nữ sinh 11 tuổi có thể tự nấu một bữa cơm nhiều món hoàn chỉnh, và làm mọi việc trong nhà.


Hiện tại, cô bé Yasutake Hana, 11 tuổi, sống ở Fukuoka (Nhật Bản) có thể làm mọi việc, từ giặt, phơi quần áo đến nấu ăn, dọn dẹp trong nhà.
Mẹ của Yasutake Hana, chị Yasutaka Chie, mắc bệnh ung thư vú và qua đời năm 2008 ở tuổi 33.

hana1-1808-1395200566.jpg

Hana bên mẹ khi còn nhỏ.

Trong thời gian chiến đấu chống lại ung thư, chị Chie đã cố gắng chuẩn bị đểcon có thể tự lập và sống tốt khi không có mình ở bên. Chị tặng cho con gái một chiếc tạp dề vào dịp sinh nhật 1 tuổi của Hana, và bắt đầu dạy con kỹ năng sống, bí quyết nấu nướng từ khi con còn bé xíu.

"Tôi muốn con gái có thể tự lập càng nhiều càng tốt. Tôi chỉ muốn một ngày nào đó, con có thể tự chăm sóc chính mình", người mẹ quá cố từng viết trên blog.

hana-8007-1395200567.jpg

Cô bé Hana tự nấu nướng khi 5 tuổi.

Sau khi vợ chết, anh Singo - bố của Hana, thẫn thờ suốt nhiều ngày. Một buổi sáng, Hana đứng trong nhà bếp với con dao trong tay và bắt đầu làm món súp miso. Cách làm của cô bé y hệt của mẹ và món súp có hương vị thân quen.Không chỉ vậy cách Hana gấp quần áo, cọ bồn tắm và chuẩn bị đến trường đều giống hệt mẹ cô.

Tâm trạng của anh Singo tốt dần lên với sự động viên tinh thần của con gái. Khi nhìn Hana phát triển và tiếp tục làm món súp miso, anh tin rằng con có thể cảm thấy sự hiện diện của mẹ trong chính mùi vị của món ăn.

hana3-8293-1395200567.jpg

Bé Hana và bố bên cuốn sách về mẹ.

Sau khi vợ mất 2 năm, anh đã biên soạn một cuốn sách bao gồm những bài viết trên blog của chị Chie về cuộc chiến chống lại ung thư cũng như các lời nhắn của chị gửi con gái.

"Mẹ rất tốt và vui tính. Con muốn kể với mẹ nhiều điều. Con có thể nấu một bữa cơm hoàn chỉnh rồi. Mẹ có ngạc nhiên không? Con cũng không khóc nữa đâu. Con có thể tự làm mọi thứ rồi", Hana viết trong một lá thư gửi mẹ.

Nghe nói đến sự giáo dục ở NHẬT (điển hình qua chuyện SÓNG THẦN ) mọị người trên thế giới hình như đều thán phục .Để chứng thực thêm chuyện đời thường "đứa bé lên năm mồ côi mẹ mà...Tôi thầm nghĩ: các bạn cũng như tôi sẽ nghẹn ngào ngấn lệ trên mi !"

Mời đọc và nhìn hình để chúng ta nếu có thể học hỏi, trao lại thế hệ tiếp nối làm gương ?!...

Một đứa trẻ 5 tuổi có thể làm được những gì? Đối với Jen, cô bé 5 tuổi sống ở Fukuoka, Nhật Bản, đó là phơi quần áo, gấp quần áo mỗi ngày, tự lấy bàn chải tắm người, cho cún ăn và làm cả bữa tối.
Từ khi lên 4, mẹ của Jen đã dạy cô bé cách nấu ăn. Một năm sau đó, mẹ Jen qua đời, một mình cô bé tự tìm hiểu để làm tất cả các món ăn trong ngày. Đối với Jen, “súp Miso sáng nào cũng phải nấu” – như một lời hứa với người mẹ đã khuất.
Mẹ ung thư qua đời, bé 5 tuổi nấu ăn thành thạo
Mới 5 tuổi nhưng cô bé làm mọi việc thành thạo không kém người lớn.

Một tình yêu phi thường
Mỗi buổi sáng, người ta lại thấy hình ảnh một cô bé 5 tuổi với đôi mắt nhỏ và khuôn mặt tròn đang thoăn thoắt trong nhà bếp, tay chân vô cùng thành thạo và “lành nghề”. Công việc trong ngày của Jen bao gồm: tắm, cho cún đi dạo, dọn dẹp, làm súp miso, ăn sáng, đánh răng, học đàn piano, tự đi làm vệ sinh rồi đi đến trường mẫu giáo. Một loạt những hoạt động khiến người lớn của phải nể phục vì cô bé chỉ làm trọn vẹn trong một buổi sáng. Sau khi trở về nhà từ trường học, Jen thậm chí còn gấp quần áo, sấy quần áo, tự tắm rửa, cho cún ăn, dọn dẹp sạch sẽ, xếp tủ đồ và nấu cho cha bữa tối. Tại sao một đứa trẻ nhỏ lại phải làm nhiều việc đến như vậy? 
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2001, khi cha mẹ của cô bé bắt đầu kết hôn. Mẹ của Jen, cô Chieko bị mắc bệnh ung thư vú. Vậy nhưng đối với Chieko, Jen vẫn là báu vật cuộc đời và cô dành cho con gái tất cả tình yêu thương vô bờ bến. Đến khi Jen được 9 tháng tuổi, bệnh ung thư vú của Chieko tái phát mạnh mẽ. Để con gái có thể sống tốt trong tương lai mà không có mẹ bên cạnh, sinh nhật 1 tuổi của Jen, Chieko đã tặng cho con gái yêu một chiếc tạp dề. Từ đó, cô đã dạy cho Jen tất cả những bí quyết nấu nướng của mình. Chieko hi vọng, món súp miso mang tên Jen sẽ là tình yêu của cô gửi gắm theo con gái đến cuối cuộc đời.
Mẹ ung thư qua đời, bé 5 tuổi nấu ăn thành thạo
Sau khi mẹ mất, cô bé hiện 
đang ở với bố.
Mẹ ung thư qua đời, bé 5 tuổi nấu ăn thành thạo
Về tới nhà, cô bé tất bật làm việc như nấu cơm, phơi quần áo.

Mẹ ung thư qua đời, bé 5 tuổi nấu ăn thành thạo
Bữa cơm bé một mình chuẩn bị.
Cô bé dũng cảm
Mẹ qua đời vì ung thư khi Jen mới tròn 4 tuổi, vậy nhưng cô bé dũng cảm vẫn luôn kiên cường, ngoan ngoãn và nhớ như in từng lời mẹ dặn. Bức thư cô bé viết cho người mẹ đã khuất khiến dân mạng nghẹn ngào trong lòng. Không ai nghĩ một cô bé lên 5 lại viết được những dòng tình cảm đến thế. "Mẹ ơi, có chuyện con muốn kể với mẹ. Con biết nấu thạo cơm rồi đấy. Không nói xấu người khác, luôn luôn mỉm cười là những điều mẹ dạy con. Dù con thấy mọi việc khó khăn quá nhưng vẫn phải đi đúng không ạ. Con sẽ không khóc nữa đâu." Phương pháp nuôi dạy con của mẹ Jen, một phụ nữ Nhật điển hình đã khiến cư dân mạng vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ.
Mẹ ung thư qua đời, bé 5 tuổi nấu ăn thành thạo
Hình ảnh Jen ngày hồi mới sinh.
Mẹ ung thư qua  đời, bé 5 tuổi nấu ăn thành thạo
Những tháng ngày hạnh phúc 
vô lo vô nghĩ bên mẹ.
Mẹ ung thư qua đời, bé 5 tuổi nấu ăn thành thạo

Mẹ ung thư qua đời, bé 5 tuổi nấu ăn thành thạo


Vương Linh
(theo Ajw.asahi.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2020(Xem: 8031)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 7010)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6534)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5501)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
12/04/2020(Xem: 7063)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
11/04/2020(Xem: 7436)
'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ? Đó là khi một người nào đó cảm thấy cái chết của một số người khác hay của chính họ thật quá dễ dàng và đơn giản, và con người dường như nhỏ bé trước tiếng gọi của tử thần.
10/04/2020(Xem: 7041)
Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương. Nhưng dòng sống là con nước Vô Thường biến tướng chẳng bao giờ ngừng nghỉ: Đang phẳng lặng; chợt gợn sóng, ba đào, cuồng lưu, rồi rỗng lặng… sự thay đổi ốn ào hay lặng lẽ cứ triền miên nối đuôi xuất hiện cách nhau cả nghìn năm hay bất ngờ trong từng nháy mắt.
10/04/2020(Xem: 6506)
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã ban hành Quyết định dừng tổ chức Quốc lễ Vesak PL.2564 - DL. 2020, do tình hình nguy hiểm có khả năng lây nhiễm bởi đại dịch Covid-19.
10/04/2020(Xem: 6913)
Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-Vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc Cư, Thiền Định, Kham Nhẫn, Tri Túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc. Thực ra không chỉ với bọn mình mà cả những người bạn trẻ cũng nên học để có một cuốc sống an vui, mạnh khỏe, không mắc phải những thứ bệnh “thời đại” là những bệnh như S.A.D (Stress: căng thẳng; Anxiety: Lo âu, sợ hãi; Depression: Trầm cảm), hay “3 cao 1 thấp” (3 cao là Cao đường, Cao mỡ, Cao máu và 1 thấp là… Thấp khớp) cùng rất nhiều các thứ bệnh khác do hành vi lối sống gây ra…
09/04/2020(Xem: 6652)
“Xây chùa, tạo tượng, đúc chuông, ba công đức ấy thập phương nên làm”, xây dựng ngôi Tam bảo, bao gồm hình thức và nội dung của cơ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường. Qua đó, Trụ trì mới có cơ sở hành đạo, thi hành Phật sự, hóa độ chúng sanh, báo Phật ân đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]