Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Ngọn Lửa Thù

19/03/201408:14(Xem: 24421)
35. Ngọn Lửa Thù
blank

Ngọn Lửa Thù


Đăng quang tức vị chưa được bao lâu, vua Viḍūḍabha, con bà Vāsabhakkhattiyā chợt nghĩ đến mối hận xưa nên khí huyết như sôi trào trong huyết quản. Ông ức hận dòng tộc Sākya đã khinh khi, sỉ nhục mình hồi còn nhỏ.

Thuở ấy, lúc bảy tám tuổi, nô đùa vui chơi với lũ trẻ hoàng gia trong nội cung, có lần Viḍūḍabha trông thấy chúng đứa nào cũng có những đồ chơi xinh xinh như con voi đi, con ngựa nhảy, con vụ quay, con rối múa... Khi Viḍūḍabha hỏi những thứ đó ở đâu vậy thì chúng đáp:

- Cái này, bà ngoại tao mừng ngày sinh của tao.

- Cái này thì quà của ông ngoại tao gởi cho...

Về đến nội cung, Viḍūḍabha buồn bã chẳng thiết ăn uống. Thương con, bà Vāsabhakkhattiyā vặn hỏi lý do mới biết là vì không có quà như chúng bạn.

Nó hỏi:

- Mẹ! Ông ngoại, bà ngoại của con ở đâu?

- Ông ngoại của con là vua nước Sākya, dòng dõi Sākya kinh thành Kapilavatthu đó con!

- Hãy cho con đi thăm ông vua ngoại nghe mẹ!

- Xa lắm con à! Con đi không nổi đâu!

Dầu Viḍūḍabha năn nỉ thế nào, bà cũng không thể cho trẻ đi được. Dẫu là công chúa, hơn ai hết, bà biết thân phận có dòng máu nô lệ của mình. Bà nghĩ: “Nếu Viḍūḍabha sang bên đó, một sơ suất nhỏ, những viên tùy tướng đi theo mà biết rõ gốc gác nô lệ ấy thì nguy hại như thế nào! Dòng dõi Sākya vốn kiêu ngạo với tập cấp sát-đế-lỵ cao sang, nên thuở xưa, họ cũng đã chẳng từng khinh miệt mẹ ta đó sao! Họ không coi ta ra gì thì con ta họ cũng chỉ xem như là miếng giẻ chùi chân! Bao nhiêu năm ta giấu biệt tung tích gốc gác, mà cha ta, đức vua Mahānāma cũng vậy. Đại vương Kosala mà biết chuyện ấy thì ông sẽ phẫn nộ lôi đình, giáng đại họa cho Kapilavatthu không sai!”

Tuy nhiên, thấy con khóc ngày, khóc đêm, đòi hoài, đòi hủy, chẳng biết sao hơn, bà Vāsabhakkhattiyā biên một lá thư mật, cho vị quan thân tín, cấp tốc phi mã mang sang trình lên đức vua Mahānāma, với nội dung: “Thưa phụ hoàng! Con vẫn khỏe, an bình và vô sự. Chúc cha mẹ sống lâu muôn tuổi. Bé Viḍūḍabha cứ đòi thăm quê ngoại, ngăn cản mãi không được. Mong phụ hoàng quan tâm thu xếp yên ổn việc này. Bé Viḍūḍabha hoặc tùy tướng theo hầu mà biết gốc gác của con và mẹ con – thì đại họa cho cả đất nước Sākya. Lạy cha mẹ trăm lạy với nước mắt tuôn rơi”.

Đọc thư xong, đức vua Mahānāma rưng lệ, ông thương con, thương cả thân phận nô lệ của con. “Ôi! Nó rất thầm lặng, và nó rất hiền thục. Đức Thế Tôn từng dạy rằng, người tốt, kẻ xấu là do hành nghiệp của họ, không liên hệ gì đến dòng máu và giai cấp”. Ông thở dài, lắc đầu ngao ngán cho cái cổ lệ truyền thống cay nghiệt. Và bây giờ, ông chờ đợi chuyện gì sẽ xẩy ra. Cái gốc của vấn đề là sự cao ngạo quá đáng của dòng dõi hoàng gia Sākya này, nhưng ông là kẻ gánh chịu.

Sự việc nó nhỏ mà không phải nhỏ nên ông phải họp kín với một số vị trưởng lão trong thân tộc, xin mọi người phải giấu kín chuyện xưa, chuyện đã rồi! Họ hiểu. Tuy nhiên, “chuyện kín” kia cả hoàng tộc đều biết, và họ đã âm thầm cho tất cả những người có vai vế nhỏ hơn đều vắng mặt trong ngày đón tiếp trẻ Viḍūḍabha cùng tùy tướng và thuộc hạ theo hầu.

Tiểu hoàng tử Viḍūḍabha được ông bà ngoại đón tiếp rất nồng ấm, sự thương yêu và trìu mến ấy làm ấm áp trái tim của trẻ không biết bao nhiêu. Khi tiểu hoàng tử được người dẫn đi thăm chư vị trưởng thượng và bà con thân quyến trong hoàng tộc thì mọi người ai cũng rất trân trọng, niềm nở; ở đâu cũng được đãi đằng trân tu, mỹ vị và rất nhiều quà tặng. Tuy nhiên, bên ngoài thì vui mà trong lòng trẻ rất hậm hực. Vì gặp ai, già cả, trung niên, thanh niên, thiếu niên, thậm chí dù bé lên ba, lên bốn – “vai vế” họ cũng đều lớn hơn tiểu hoàng tử cả, nên Viḍūḍabha phải cúi đầu thưa chào, mỏi cả miệng, mỏi cả tay, mỏi cả cổ!

Chuyện ấy, tiểu hoàng tử giấu kín trong lòng, về trở lại cố cung, Viḍūḍabha mới thắc mắc hỏi mẹ. Bà Vāsabhakkhattiyā hiểu cái gì xẩy ra, hiểu cái cao ngạo, trịch thượng đã thâm căn cố đế trong dòng máu của họ nhưng chỉ cười xòa và đáp cho qua chuyện: “Vì con còn nhỏ thật mà!”

Nhỏ vốn chóng quên nên cũng yên.

Khi hoàng tử Viḍūḍabha được mười sáu tuổi, do trẻ thông minh, trí tài, và cũng do sự đòi hỏi của tập tục vương triều, nên Viḍūḍabha được vua cha tấn phong thái tử. Và bà Vāsabhakkhattiyā nghiễm nhiên được lên ngôi hoàng hậu.

Một năm sau, thái tử lại xin phép về thăm quê ngoại. Lần này, do vai vế là một thái tử của một đại cường nên vua chư hầu phải cung đón trọng thị hơn. Cả triều đình Sākya nghinh rước với nghi vệ rất phải phép. Nhưng khi về cung với ông bà ngoại, thái tử mới thật sự thấy được sự thân thuộc và yên bình. Hôm sau, khi ghé thăm bà con quyến thuộc hoàng gia, dĩ nhiên là khác với cung cách xã giao tại vương triều, thái tử lại phải thưa chào tất cả mọi người y như hồi còn trẻ.

Lần này, do đã hiểu biết, có nhận thức nên thái tử đọc được trong tiếng cười của họ, ánh mắt của họ, thái độ của họ có cái gì đó gượng gạo không thật. Thái tử biết nhưng chỉ để bụng mà thôi, tạo sự bất hòa trong lúc này không tốt.

Buổi tiệc tiễn đưa rất trọng hậu, không có gì đáng phàn nàn, chê trách, thái tử chào mọi người từ biệt. Xe ngựa đi một đỗi đường, có viên tùy tướng quên thanh kiếm báu, trở lại phòng khánh tiết. Các thị nữ của hoàng gia đang quét dọn đó đây. Vừa đứng nơi ngưỡng cửa, viên tùy tướng thấy một thị nữ đang lấy sữa tươi để rửa cẩm đôn, chỗ thái tử Viḍūḍabha ngồi; cô ta vừa rửa vừa mắng to lên rằng: “Đây là chỗ ngồi của con trai bà nô lệ đây! Quả thật là gớm ghiếc!” Viên tùy tướng bình tĩnh, bước vào lấy thanh kiếm của mình xong, ôn tồn cất tiếng hỏi: “Cô nương lầm chăng? Đây là chỗ ngồi của thái tử Viḍūḍabha cao quý của chúng tôi mà!” Cô thị nữ tên là Kapilā - bèn nhỏ giọng, nói như thầm thì: “Tướng quân không biết cũng phải, bà Vāsabhakkhattiyā quả thật là công chúa ở đây, được hầu khăn áo cho đại vương Kosala, nhưng bà ta vốn là con một nữ nô lệ, vợ lẽ của đức vua Mahānāma của chúng tôi đấy!” Viên tùy tướng nghe chuyện động trời, y lại không kín miệng, nên câu chuyện sau đó lan tràn, sinh ra bàn tán xầm xì trong giới cấp tướng sĩ cũng như binh lính. Thái tử nghe được, máu sôi trào trong cổ họng, đôi mắt long lên như lửa cháy, ông nghiến răng ken két: “Được rồi! Được rồi! Chúng nó dám lấy sữa tươi để rửa chỗ ngồi của ta – thì sau này, ta sẽ lấy máu của chúng để rửa chân vậy!”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2021(Xem: 5179)
Phần này bàn về cách dùng nghỉ (dấu hỏi)/nghỉ làm vào thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Sau đó khoảng 2 TK, chữ nghỉ lại xuất hiện trong Truyện Kiều qua các dạng chữ Nôm và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay. Chủ đề này còn cho thấy một khuyết điểm của chữ Nôm là cách đọc không chính xác vì thiếu quy ước (chuẩn hóa): dấu hỏi (nghỉ) hay dấu ngã (nghĩ) khi đọc chữ 擬, 平 đọc là bình hay bằng (td. Cao Bằng, Quảng Bình), 化 đọc là hoa, hóa hay huế chẳng hạn...
26/09/2021(Xem: 4356)
Tết Trung Thu thường rơi vào rằm tháng 8 âm lịch trăng tròn. Ngày đặc biệt trong năm chưa bao giờ trăng sáng, đẹp và tròn như thế.
25/09/2021(Xem: 7038)
Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 343 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Goswami Vikram and Shambhu Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 26 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, muối, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiền mặt (Mỗi phần quà trị giá: 14usd.55cents x 343 hộ = ... Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn). Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
23/09/2021(Xem: 8882)
Kính mời quý Phật tử xem thông báo này của Moreland City Council (nhân viên council vừa đến chùa nhờ thông báo), nếu quý vị chưa chích Covid-19 vaccine xin liên lạc booking số: 1800 675 398 và đến Fawkner Community Hall, 79 Jukes Rd, Fawkner (cách Tu Viện Quảng Đức một con đường, 5 phút đi bộ) vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 9 năm 2021 để được chích vaccine. Từ 12 tuổi đến 60 tuổi sẽ được chích Pfizer; từ 60 tuổi trở lên sẽ được chích AstraZeneca. Cầu nguyện đại dịch sớm tận trừ và mọi người vui khỏe và bình an. Nay xin thông báo, Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
23/09/2021(Xem: 4811)
Có một câu chuyện tu thân mà tôi học từ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng (Tiểu Học) khi tôi còn mười, mười một tuổi tức cách đây 70 năm tại Hải Phòng mà tôi vẫn còn nhớ. Đó là bài Cách Sửa Mình như sau:
20/09/2021(Xem: 6230)
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của khôn ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát.
19/09/2021(Xem: 6912)
Hai năm trước, khoảng tháng 11 năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập” Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến mình không khỏi giật mình.
17/09/2021(Xem: 4767)
Tăng đoàn Phổ Môn và Suối Từ (Texas) dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Thông Hội và Thiền Sư Thích Diệu Thiện đến viếng thăm, tụng kinh, ban pháp thoại và thiền hành với Ni chúng Hương Sen (Riverside, California) vào thứ hai ngày 13 tháng 09 năm 2021. Chương trình bắt đầu bằng bài kinh Bát Nhã do tăng đoàn Suối Từ và Phổ Môn tụng. Chùa Hương Sen tụng bài Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân và Lục Hòa. Sau đó, Thiền sư Thích Thông Hội ban bài pháp thoại nói về tên của Chùa Hương Sen với ý nghĩa giác ngộ như sau:
16/09/2021(Xem: 4386)
Qua Covid-19, đến biến thể Delta, hoành hành khốc liệt, đã “minh bạch” nhiều vấn đề, khiến cho toàn thế giới suốt hai năm (2020-2021) phải chịu nhiều khủng hoảng về nhiều mặt và đầy hoang mang lo sợ. Các nhà khoa học cũng phải cuốn cuồng nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà lảnh đạo hàng đầu thế giới với binh hùng tướng mạnh, tiện nghi vật chất hiện đại, thực hiện nhiều biện pháp, nhưng cũng chưa có gì khả quan, hữu hiệu, để ngăn ngừa dịch bệnh, mà phải thực hiện với một “thông điệp” được lặp đi lặp lại: “Bịt miệng, thường rửa tay và ở yên một chỗ” thì mới mong được an ổn. Cách đây hơn 26 thế kỷ, sau khi chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề tại Bodh Gaya, Đức Phật đã biết, nhìn thấy và hiểu tận tường sự vận hành của vũ trụ, nên bài Pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển là Tứ Diệu Đế (TDĐ) (Khổ - Tập - Diệt – Đạo) đã nói rõ lên được thực tế của “trần gian” chúng ta. TDĐ chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp t
12/09/2021(Xem: 5460)
LUẬN ĐIỂN CỦA ATISHA súc tích nhưng bao hàm rộng rãi đem những vấn đề cốt yếu đến với nhau của những giáo huấn của ba lần Chuyển Pháp Luân, như đưa ra một cách tóm tắt trong chương hai. Nó được sáng tác ở Tây Tạng bởi một đạo sư Ấn Độ là Atisha Dipamkara theo lời thỉnh cầu của Jhangchup Wö, sau đó là người cai trị miền tây Tây Tạng. Jhangchup Wö đặc biệt thỉnh cầu một giáo huấn thật sự nổi tiếng vì sự thậm thâm của nó cũng như trong sáng của nó, vì thế nó có thể làm lợi lạc cho dân tộc Tây Tạng nói chung. Atisha súc động sâu xa và hoan hỉ vì sự chân thành thỉnh cầu của Jhangchup Wö, và đáp ứng lời thỉnh cầu ấy ngài đã sáng tác ra luận điển súc tích này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]